Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao sinh viên e ngại nghiên cứu khoa học?

Vì sao sinh viên e ngại nghiên cứu khoa học?


Nghiên cứu khoa học (NCKH) ở trường ĐH được triển khai dưới hình thức môn học, điều kiện xét tốt nghiệp hoặc hoạt động. Dù ở hình thức nào, không ít sinh viên cho rằng bản thân không có đủ thời gian, tài liệu và phương pháp thực hiện nên thường mang tâm lý e ngại khi bắt tay vào nghiên cứu.

Nhiều rào cản về thời gian, cơ sở dữ liệu…

Với thời khóa biểu dày đặc cùng nhiều hoạt động ngoài giờ học, T.H (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho biết, thời gian là “chi phí” lớn nhất cần bỏ ra khi NCKH để xét tốt nghiệp. Mỗi phần việc của quá trình nghiên cứu đều chiếm nhiều thời gian. Chẳng hạn, các thành viên trong nhóm H. dành vài giờ để đọc và tóm tắt nội dung một bài báo khoa học bằng tiếng Anh (20 trang A4), chưa kể phải tổng hợp thông tin từ lượng lớn bài báo khoa học.

Quá trình nghiên cứu theo nhóm cũng phát sinh những vấn đề không mong muốn. Theo chia sẻ của T.H, mỗi thành viên có năng lực đọc hiểu và trình bày khác nhau dẫn đến từng phần riêng lẻ trong một nghiên cứu có chất lượng không đồng đều. Vì vậy, thành viên nhận nhiệm vụ biên tập sẽ tốn thời gian rà soát và chỉnh sửa toàn bộ nội dung.

Bên cạnh đó, giảng viên chỉ cung cấp kiến thức khái quát và cơ sở dữ liệu của trường còn hạn chế nên các sinh viên làm NCKH như T.H phải tự tìm tài liệu trên mạng. Một số nguồn tài liệu tốn phí cao là “rào cản” để sinh viên tiếp cận.

Nhiều băn khoăn khi sinh viên nghiên cứu khoa học - Ảnh 1.

Sinh viên thiếu thời gian, tài liệu và phương pháp thực hiện dẫn đến tâm lý e ngại khi nghiên cứu khoa học

Ngoài ra, không ít sinh viên có ý tưởng nghiên cứu nhưng vẫn loay hoay trong cách thực hiện. Chẳng hạn, Bùi Thị Phương Anh (sinh viên khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) hứng thú với một số đề tài NCKH từ lâu nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu nên đành gác lại đến bây giờ. Hay Phan Ngọc Linh (sinh viên chuyên ngành quản trị, ĐH Kinh tế TP.HCM) nhận thấy kiến thức NCKH ở trường lan man; giảng viên hướng dẫn cách triển khai phức tạp nên khó áp dụng vào thực tế.

Trong quá trình thực hiện, một số bước dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan cũng là nguyên nhân khiến sinh viên e ngại NCKH. “Ở giai đoạn ‘rải’ bảng khảo sát ý kiến, nhiều người trả lời ‘cho xong’ nên mô hình nghiên cứu cho ra kết quả… ‘ngộ’ lắm!”, Trịnh Thị Thu Thảo (sinh viên ngành quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế TP.HCM) chia sẻ.

NCKH có là gánh nặng với sinh viên?

Khi được hỏi về lợi ích của NCKH, Bùi Thị Phương Anh cho rằng hiện chưa nhận thấy lợi ích gì, thậm chí còn thêm gánh nặng. Còn T.H (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho rằng nhiều sinh viên tham gia như nghĩa vụ, không hứng thú với hoạt động NCKH “khô khan”.

Tuy nhiên, hoạt động này vẫn mang lại một số lợi ích không thể phủ nhận. Chẳng hạn, NCKH giúp Nguyễn Hoàng Huy (sinh viên ngành hóa học và sư phạm hóa học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cải thiện kỹ năng xử lý thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, đồng thời cho Huy hiểu thêm về tính ứng dụng của ngành học. Hay Trịnh Thị Thu Thảo (sinh viên ngành quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế TP.HCM) có thể mở rộng mạng lưới mối quan hệ cũng như học cách bảo vệ lập trường nhờ tham gia NCKH.

Hai yếu tố giúp sinh viên NCKH

Từ đó, thạc sĩ Nguyễn Hữu Bình, giảng viên quản lý NCKH sinh viên, khoa Xã hội học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, đúc kết, NCKH cần có 2 yếu tố: cảm hứng nghiên cứu và nguồn lực cần thiết (kiến thức, con người, thời gian).

Nhiều băn khoăn khi sinh viên nghiên cứu khoa học - Ảnh 2.

Sinh viên cần được khơi gợi cảm hứng nghiên cứu khoa học và bổ sung các nguồn lực để triển khai

Thạc sĩ Bình gợi ý sinh viên nên trải nghiệm nhiều hoạt động liên quan đến NCKH do khoa/trường tổ chức, tham gia khâu vận hành một sự kiện để khơi gợi sự hứng thú, tò mò về NCKH trước khi tự làm nghiên cứu. Sau đó, thạc sĩ khuyến khích sinh viên triển khai đề tài mang tính thực tiễn cao, thay vì chọn những gì “đao to búa lớn” dẫn đến quá sức và dễ nản chí.

Trong quá trình thực hiện, sinh viên phải liên kết kiến thức được học với vấn đề nghiên cứu, tìm sự kết nối trong những vùng kiến thức sẵn có để triển khai đề tài. Bên cạnh vai trò của giảng viên, sinh viên nên đọc nhiều tài liệu và trao đổi thường xuyên với giảng viên nếu phát sinh vấn đề. Thạc sĩ Bình cũng nhấn mạnh, sinh viên cần giữ vững ý chí nội tại để theo đuổi đề tài nghiên cứu đến cùng và làm thực chất nếu muốn gặt hái “trái ngọt”.



Source link

Cùng chủ đề

Nghiên cứu khoa học giảng viên trẻ và sinh viên: Trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu tốt hơn trước

Năm nay có những nghiên cứu mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, và số lượng bài báo công bố quốc tế tăng. Đặc biệt, trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu khoa học tốt hơn những năm trước. ...

Bộ GD-ĐT bỏ cộng điểm nghề khi xét tốt nghiệp THPT

Từ năm 2025, học sinh có giấy chứng nhận nghề được cấp trong thời gian học THPT sẽ không được cộng 1 - 2 điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp THPT như những năm trước. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy...

Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đảm bảo công bằng giữa các tổ hợp xét tuyển

  Thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sáng ngày 31/10 tại TP.HCM. Ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, số lượng thí sinh ngày càng tăng, dự báo tiếp tục mỗi năm sẽ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp THPT toàn quốc thay cho kỳ thi

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang gửi tới kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.Quy định trong Luật Giáo dục Theo đó, cử tri đề nghị tổ chức xét tốt nghiệp cho học sinh THPT trên toàn quốc thay cho hình thức tổ chức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump đã chọn người làm Giám đốc CIA

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 12.11 thông báo đã chọn cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe cho vị trí Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) trong chính quyền kế tiếp. ...

Ngại cho con đi học mầm non vì sợ… dễ bệnh ?

Nhiều phụ huynh nghĩ nên để trẻ ở nhà với ông bà, người giúp việc rồi 4 - 5 tuổi cho cứng cáp mới cho trẻ đi học mẫu giáo để đỡ bị bệnh hơn. Các bác sĩ, người làm giáo dục khuyên...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Cùng chuyên mục

Ngại cho con đi học mầm non vì sợ… dễ bệnh ?

Nhiều phụ huynh nghĩ nên để trẻ ở nhà với ông bà, người giúp việc rồi 4 - 5 tuổi cho cứng cáp mới cho trẻ đi học mẫu giáo để đỡ bị bệnh hơn. Các bác sĩ, người làm giáo dục khuyên...

Tỉnh nào rộng nhất miền Nam?

Miền Nam gồm 2 thành phố trực thuộc trung ương và 17 tỉnh, mỗi tỉnh/thành có diện tích khác nhau? ...

Những bài thơ hay dành tặng thầy cô nhân ngày 20/11 năm 2024

Những vần thơ chứa chan cảm xúc cũng là lời tri ân chân thành gửi tới thầy cô – những người lái đò thầm lặng. VietNamNet xin chia sẻ một số bài thơ nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cô thầy tôi Trong trường vất vả dạy đàn con Chẳng ngại gian lao quãng thân mòn Ló sáng bình minh cơm mãi vội Về đêm lịm tắt bữa chưa ngon. Âm thầm chỉ dẫn ơn luôn nhớ Lặng lẽ khuyên răng nghĩa...

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO - Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu thuẫn. TPO - Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn...

Hai nam sinh đâm hai nữ sinh trọng thương vì mâu thuẫn

Ngày 12/11, Cơ quan điều tra Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành lấy lời khai các bên liên quan để điều tra, làm rõ việc 2 nam học sinh dùng vật sắc nhọn (nghi dao) đâm 2 nữ sinh bị trọng...

Mới nhất

Điều trị viêm tủy xương bằng những phương pháp nào?

Viêm tủy xương khiến cấu trúc và hoạt động chức năng của xương bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu người bệnh không được điều trị sớm rất dễ gây nhiễm trùng lan rộng hoặc...

Ông Trump chọn nhân vật ‘diều hâu’ với Trung Quốc làm cố vấn an ninh quốc gia

Nhiều vị trí trong chính quyền sắp tới của ông Trump đang dần được lấp đầy, từ cố vấn an ninh quốc gia cho tới đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Dân biểu Mike Waltz phát biểu tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa (RNC) ở Milwaukee, bang Wisconsin, Mỹ vào ngày 15-7 năm nay - Ảnh: REUTERS Tối...

Ngắm nhan sắc Thanh Thủy, người đẹp Việt Nam đầu tiên đăng quang Hoa hậu Quốc tế

Huỳnh Thị Thanh Thủy là người đẹp Việt Nam đầu tiên giành chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Cô cũng là Hoa hậu Việt Nam đầu tiên tham gia cuộc thi này. Khoảnh khắc đại diện nhan sắc Việt Nam Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024 Khoảnh khắc đăng quang của hoa hậu Huỳnh Thị...

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực,...

Mới nhất