Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngVì sao Quảng Ngãi vẫn chưa cho phép chuyển đổi quyền sử...

Vì sao Quảng Ngãi vẫn chưa cho phép chuyển đổi quyền sử dụng đất?


“Bí quá hóa liều”

Cuối tháng 7/2024, UBND huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cùng các cơ quan, ngành chức năng của huyện, phối hợp chính quyền xã Bình Chánh tổ chức cưỡng chế nhà xây dựng trên đất nông nghiệp ở thôn Đông Bình.

Ngôi nhà bị tổ chức cưỡng chế nói trên là của hai vợ chồng ông L.V.M và bà Đ.T.K.C. Tháng 6/2023, ông M và vợ xây dựng nhà trên đất nông nghiệp với diện tích vi phạm là 146,52 m2.

UBND xã Bình Chánh phát hiện nên đã lập biên bản vi phạm hành chính. Sau đó, UBND huyện Bình Sơn xử phạt 4 triệu đồng đối với hộ ông M về hành vi tự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây nhà ở. Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.

Công trình nhà ở của một hộ dân xây trên đất nông nghiệp bị đình chỉ thi công.
Công trình nhà ở của một hộ dân xây trên đất nông nghiệp bị đình chỉ thi công.

Cũng tại huyện Bình Sơn, gia đình bà V.T.L (xã Bình Châu) đã xây nhà trên đất nông nghiệp và bị chính quyền địa phương đình chỉ thi công, xử phạt vi phạm hành chính.

Bà L cho rằng, trước khi xây nhà bà từng nộp hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất không thành. Trong khi đó, diện tích đất này nằm trong vùng quy hoạch đất ở, đủ điều kiện để chuyển đổi nhưng lại không chuyển được đã gây khổ cho những hộ dân thiếu đất ở như bà.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn Ung Đình Hiền, hiện chưa thống kê được bao nhiêu trường hợp người dân xây dựng nhà trên đất nông nghiệp.

Một trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp buộc phải tháo dỡ.
Một trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp buộc phải tháo dỡ.



Tuy nhiên, qua tin báo của các xã thì có rất nhiều hộ gia đình xây dựng nhà trên đất nông nghiệp. 2 năm nay, địa phương đã tiến hành cưỡng chế khoảng 20 trường hợp xây dựng nhà trên đất nông nghiệp và vi phạm khác.

Đáng nói, dù nhiều gia đình nhận thức được việc xây dựng nhà trên đất nông nghiệp là không đúng nhưng vẫn thực hiện lại có phần nguyên nhân đến từ việc họ không thể chuyển đổi quyền sử dụng đất, trong khi nhu cầu đất ở ngày càng trở nên bức bách.

Ông P.V.N (xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa) đã “dài cổ” chờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất để chia cho các con trong suốt hơn 5 năm qua.

Khu vườn có diện tích đất vườn hơn 1.000m2 của ông hiện vẫn chưa chuyển đổi được thành đất ở. Lý do là tỉnh Quảng Ngãi đã tạm dừng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ năm 2019.

“Khó khăn nhất là chuyện làm nhà cho con. Có 3 đứa con mà giờ có vợ có chồng rồi nên muốn cho con gái một ít, con trai một ít để làm nhà ở, chứ nhà hiện tại có 200m2, làm sao đủ”- ông N bày tỏ.

Vẫn phải tiếp tục chờ

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, việc dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất kéo dài trong nhiều năm là do chờ Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thế nhưng, Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt từ tháng 11/2023 mà đến nay người dân vẫn chưa chuyển đổi được mục đích sử dụng đất.

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt ngày 22/11/2023.
Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt ngày 22/11/2023.

Lý giải vấn đề trên, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Ngãi cho biết vì còn phải chờ Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) thì mới điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cấp huyện.

UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo về việc lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 cấp tỉnh và lập, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cấp huyện.

Đến nay, UBND các huyện, thị xã, thành phố đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và gửi về Sở TN&MT để trình Hội đồng thẩm định. Đây là cơ sở để UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện thông qua nghị quyết trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.

Sau khi UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện rà soát nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất để đăng ký chỉ tiêu vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đối với các trường hợp đảm bảo điều kiện theo đúng quy định trước khi xem xét quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

“Về nguyên tắc, khi Quy hoạch tỉnh được duyệt thì Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải điều chỉnh theo, nhưng hiện hàng loạt các thủ tục vẫn chưa hoàn thành. Mặc dù Quy hoạch tỉnh được duyệt nhưng Kế hoạch chưa có, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm cũng chưa được Chính phủ phê duyệt. Nếu các bước này xong, Sở TN&MT sẽ thẩm định ngay việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trong thời gian không quá 60 ngày để làm cơ sở triển khai”- Quyền Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Đức Trung cho hay.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/vi-sao-quang-ngai-van-chua-cho-phep-chuyen-doi-quyen-su-dung-dat.html

Cùng chủ đề

Quảng Ngãi “chạy nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

Nhiều khó khăn cản trở giải ngân vốn đầu tư công Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Quảng Ngãi là hơn 6.900 tỷ đồng. Số vốn này bố trí đầu tư 49 dự án chuyển tiếp, 2 dự án chuẩn bị đầu tư, 29 dự án khởi công mới. Đến nay, tỉnh đã phân khai cho các dự án gần 5.700 tỷ đồng, còn lại 1.200 tỷ đồng chưa phân khai do chưa có nguồn thu. Thế...

Tiêu chí nước sạch “làm khó” xã nông thôn mới nâng cao

Rào cản về đích nông thôn mới nâng cao Xã Hành Thuận (huyện Nghĩa Hành) là một trong số các địa phương đăng ký về đích xã nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025. Căn cứ theo Bộ tiêu chí mới về xây dựng xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025, đến nay xã Hành Thuận đã đạt 11/19 tiêu chí. Hiện còn những tiêu chí chưa đạt như: tổ chức sản xuất và chất lượng môi trường...

Du lịch Quảng Ngãi chưa tạo được đột phá

Kinhtedothi- Trong điều kiện hạ tầng còn yếu kém, du lịch mang tính mùa vụ, các điểm thắng cảnh thô sơ… việc tập trung lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp được xem là giải pháp khả thi để tăng lượng khách đến với Quảng Ngãi. Nhiều vấn đề tồn tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX xác định đẩy mạnh phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng...

Quảng Ngãi còn 3.700 tỷ đồng chưa giải ngân

Giải ngân thấp hơn nhiều bình quân chung cả nước Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi giao là 6.902 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách địa phương 5.045 tỷ đồng, nguồn ngân sách Trung ương là 1.857 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án đủ điều kiện giao vốn năm 2024 là 5.698 tỷ đồng; chưa phân khai là 1.205 tỷ đồng từ...

Quảng Ngãi hỗ trợ cho cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính

Kinhtedothi- Cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính sẽ được hỗ trợ căn cứ theo số năm làm việc, số năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Sáng 8/11, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thảo luận, quyết định một số...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nam triển khai công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2025

Kinhtedothi - Ngày 21/12, Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ...

Xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Mục đích của Kế hoạch là triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc theo định hướng tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã...

Năm 2024, đã xử lý kỷ luật hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức

Kinhtedothi-Thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), năm 2024 trên cả nước tăng cường thanh tra công vụ, công chức tại các bộ, ngành, địa phương và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, khuyết điểm trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý CBCC, nhất là quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBCC. Tinh giản 16.149 biên chế công chức, viên chức Ngày 21/12, đánh giá kết quả công tác năm 2024 và phương...

Chào đón Tết Dương lịch, siêu thị tăng tốc giảm giá

Chuẩn bị đón Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và hưởng ứng Tháng Khuyến mại Hà Nội 2024, hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đồng loạt tổ chức chương trình khuyến mại, giảm giá sâu. Tại hệ thống siêu thị Co.opmart từ nay đến 1/1/2025 tổ chức chương trình khuyến mại "Tân niên phú quý - Mua sắm như ý", áp dụng mức giảm giá từ 30% đến 40% cho các sản...

Xiaomi 15 Ultra sẽ hỗ trợ sạc nhanh 90W

Sau khi tung ra bộ đôi Xiaomi 15 và Xiaomi 15 Pro, Xiaomi tiếp tục phát triển Xiaomi 15 Ultra dự kiến ra mắt đầu năm 2025. Được biết, thông tin về điện thoại kế nhiệm Xiaomi 14 Ultra đã được chia sẻ khá nhiều trong thời gian qua. Hôm nay, Xiaomi 15 Ultra vừa được phát hiện đạt chứng nhận tại Trung Quốc với số model 25019PNF3C. Mới đây, Xiaomi 15 Ultra vừa được phát hiện đạt chứng nhận tại Trung...

Bài đọc nhiều

Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam: Tiềm năng kinh doanh quanh trục đại lộ

(Dân trí) - Những trục đại lộ lớn trên thế giới không chỉ là biểu tượng kiến trúc, văn hóa mà còn mang đến sức sống kinh doanh thương mại sầm uất cho vùng đất. Đây cũng là tương lai hứa hẹn của Phủ Lý khi sắp xuất hiện trục đại lộ quy mô hàng đầu Việt Nam. Sức hút của những trục đại lộHơn 300.000 người đã đổ về quảng trường biển, trục đại lộ lễ hội TP Sầm...

Vì sao “treo” dự án hơn 20 năm? (Bài 2)

“Treo” hơn 20 năm qua Năm 1997, Kiến trúc sư Trưởng Thành phố ban hành văn bản về thỏa thuận về phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng khu nhà ở tại phường Bình An, quận 2 (nay là phường An Khánh, Tp.Thủ Đức) có tổng diện tích khu đất là gần 33.000m2, trong đó đất ở là gần 16.000m2, đất công trình công cộng là hơn 800m2, đất giao thông là hơn 11.000m2, đất cây xanh là...

BESI muốn đầu tư 42 triệu USD mở rộng nhà máy tại TP.HCM

Không lâu sau khi được cấp phép đầu tư giai đoạn I, Công ty BESI (BE Semiconductor Industries) của Hà Lan đã làm hồ sơ xin cấp phép mở rộng giai đoạn II tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), với vốn đầu tư 42 triệu USD. Theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, Ban Quản lý SHTP đang làm việc với Công ty...

Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51

Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng Dự án BOT đầu tư mở rộng Quốc lộ 51. Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51 Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến...

Thúc tiến độ hạng mục kết nối với đường cao tốc Bến Lức

Khối lượng của hạng mục kết nối (250 m) với cao tốc Bến Lức - Long Thành thuộc Gói thầu XL3 của Dự án thành phần 7 vành đai 3 TP.HCM qua Long An còn lại không nhiều nhưng hiện vẫn chưa hoàn thành như kế hoạch đề ra. Thúc tiến độ hạng mục kết nối với đường cao tốc Bến Lức - Long ThànhKhối lượng của hạng mục kết nối (250 m) với cao tốc Bến Lức - Long...

Cùng chuyên mục

Xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Mục đích của Kế hoạch là triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc theo định hướng tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã...

Hà Nội có bảng giá đất mới, giá nhà, giá bất động sản sẽ tăng mạnh?

(CLO) Một số ý kiến cho rằng, việc Hà Nội áp dụng bảng giá đất mới có thể khiến giá nhà ở tiếp tục tăng trong thời gian tới. ...

Hà Nội nói gì về bảng giá đất mới, có nơi hơn 695 triệu đồng/m2?

(Dân trí) - Trong 2 năm thực hiện khảo sát giá đất, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội ghi nhận giá đất giao dịch thực tế cao hơn 250% so với bảng giá cũ. UBND TP Hà Nội vừa ban hành bảng giá đất mới có hiệu lực từ ngày 20/12 đến hết năm 2025. So với bảng giá đất cũ, bảng giá đất ở điều chỉnh cao gấp 2-6 lần. Trong đó, giá đất ở tại nhiều tuyến phố...

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) tổ chức tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp và Viễn thông Quân đội Viettel, trực thuộc Bộ Quốc phòng, đã giới thiệu một sản phẩm quân sự đột phá – hệ thống "người lính tương lai". Đây là một bước tiến đáng chú ý trong việc nâng cao khả năng chiến đấu của binh lính, với...

Cát bỏ hoang sau nạo vét, Quảng Nam phải đấu giá lần thứ 3

Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò được tỉnh Quảng Nam phê duyệt năm 2018, khởi công vào tháng 7/2020. Song song với việc thi công dự án, tỉnh giao Ban Giao thông phối hợp với các sở lập phương án quản lý, tận thu nguồn vật liệu sau nạo vét (cát) để trình tỉnh quyết định. Tháng 7/2021, Ban Giao thông được UBND tỉnh Quảng Nam giao tổ chức...

Mới nhất

Thông báo dự thảo kết quả kiểm tra của Ban Bí thư đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

(ĐCSVN) - Chiều 21/12, Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về thông báo Dự...

Người đàn ông ở Bình Dương chạy ô tô ngược chiều còn đe doạ đánh tài xế xe tải

(NLĐO) - Người đàn ông ở Bình Dương chạy ô tô ngược chiều, còn có thái độ dọa nạt chửi bới, tay còn cầm một sợi dây...

Đội trưởng đá xấu nhận thẻ đỏ, Indonesia bị loại khỏi AFF Cup 2024

Việc đội tuyển Việt Nam thắng đậm Myanmar ở trận đấu cùng giờ là tin vui cho 2 đối thủ còn lại, đặc biệt là Indonesia khi họ chỉ cần trận hòa. Tuy nhiên, trên sân nhà Manahan (Surakarta, Indonesia) tối 21/12, đội bóng xứ vạn đảo lại không thể hoàn thành nhiệm vụ có điểm trước Philippines.Indonesia...

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 21/12 đã lên án báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, cho rằng chính Washington đang phát triển chiến lược quân sự ngày càng mang tính đối đầu và là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn cầu.

Mới nhất