Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao nhiều ứng viên GS, PGS bị nghi 'thiếu liêm chính'...

Vì sao nhiều ứng viên GS, PGS bị nghi ‘thiếu liêm chính’ vẫn được thông qua?


21 ỨNG VIÊN “TRƯỢT” Ở VÒNG XÉT CUỐI CÙNG

Ngày 6.11, Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước (HĐ GSNN) công bố danh sách ứng viên giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) đã được HĐ GSNN nhiệm kỳ 2018 – 2023 thông qua tại phiên họp lần thứ 12 (từ ngày 4 – 5.11).

Vì sao nhiều ứng viên GS, PGS bị nghi “thiếu liêm chính” vẫn được thông qua ? - Ảnh 1.

Phiên họp lần thứ 12 của HĐ GSNN nhiệm kỳ 2018 – 2023 đã thông qua danh sách 630 ứng viên GS, PGS

Trao đổi với Báo Thanh Niên, một đại diện Văn phòng HĐ GSNN cho biết danh sách ứng viên GS, PGS được HĐ GSNN thông qua gồm 630 người, kể cả 2 HĐ ngành khoa học an ninh và khoa học quốc phòng. Trong đó, có 58 ứng viên GS, 572 ứng viên PGS. Số ứng viên được các HĐ ngành thông qua là 651, trong đó 60 ứng viên GS, 591 ứng viên PGS. Như vậy, có 2 ứng viên GS và 19 ứng viên PGS tuy đã được các HĐ ngành thông qua nhưng không được HĐ GSNN thông qua, tỷ lệ ứng viên đạt kết quả xét ở cấp nhà nước là 97% so với số lượng ứng viên các HĐ ngành đưa lên.

Theo thống kê của Thanh Niên, ngành có nhiều ứng viên GS, PGS qua được vòng xét cuối cùng là kinh tế, với 92 ứng viên (6 GS, 86 PGS); tiếp đến có liên ngành hóa học – công nghệ thực phẩm, 54 ứng viên (6 GS, 48 PGS); liên ngành cơ khí – động lực, 43 ứng viên (6 GS, 37 PGS); y học, 63 ứng viên (6 GS, 57 PGS).

“NHỜ” ĐƠN THƯ NẶC DANH, NHIỀU TRƯỜNG HỢP TỰ RÚT

Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng HĐ GSNN, cho biết năm nay có nhiều ứng viên dù đã được các HĐ ngành thông qua nhưng đến vòng xét cấp HĐ nhà nước thì xin rút. Thậm chí, ngay trong khi HĐ GSNN họp phiên 12 trong các ngày từ 4 – 5.11 vẫn có đơn xin rút. Phần lớn các trường hợp xin rút không hoàn toàn tự nguyện, mà là do có liên quan tới các phản ánh về liêm chính khoa học (LCKH) thông qua các đơn thư nặc danh hoặc trên mạng xã hội, đặc biệt trên trang Facebook LCKH.

Ông Tuấn cho biết trong suốt mùa xét GS, PGS 2023, cho đến nay, Văn phòng HĐ GSNN chỉ nhận được 2 đơn chính danh. Trong 2 đơn này, một đơn tố cáo một ứng viên ngành sinh học vi phạm LCKH, một đơn tố cáo một ứng viên liên ngành triết – xã hội – chính trị được xét sai chuyên ngành. Sau khi xác minh, Văn phòng HĐ GSNN xét thấy các tố cáo này không có căn cứ. Vì vậy, cả hai ứng viên đều được đưa vào xét vòng cuối và đều được HĐ GSNN thông qua.

Nhưng đơn thư nặc danh thì Văn phòng HĐ GSNN nhận được khá nhiều. Ngoài ra, văn phòng cũng theo dõi thông tin phản ánh về các ứng viên trên trang LCKH. Sau đó, văn phòng tổng hợp thông tin và gửi cho các HĐ ngành, đề nghị các HĐ ngành xem xét. “Với những đơn thư nặc danh hoặc các phản ánh ẩn danh trên LCKH, nếu nội dung tố cáo, phản ánh chung chung kiểu như đạo đức kém, hay đạo văn… mà không chỉ ra sản phẩm cụ thể hoặc không nêu nội dung tố cáo cụ thể thì Văn phòng HĐ GSNN báo cáo xin phép bộ trưởng để không chuyển tới các HĐ ngành. Những đơn nặc danh hoặc phản ánh mà có nội dung cụ thể thì Văn phòng HĐ GSNN chuyển cho các HĐ ngành, để các HĐ xem xét, sau đó có văn bản giải trình. Văn phòng HĐ GSNN tổng hợp và báo cáo HĐ GSNN. Hầu hết các nội dung đều được HĐ GSNN xem xét thông qua giải trình của các HĐ ngành, cái gì cần làm rõ thì đưa ra chất vấn. Một số trường hợp ứng viên tự rút là do kết quả của quy trình xử lý này. Còn lại thì HĐ GSNN đánh giá và bỏ phiếu”, ông Tuấn cho biết.

Vì sao nhiều ứng viên GS, PGS bị nghi 'thiếu liêm chính' vẫn được thông qua? - Ảnh 2.

HĐ GSNN nhiệm kỳ 2018 – 2023

NHIỀU HỒ SƠ BỊ NGHI “THIẾU LIÊM CHÍNH” VẪN ĐƯỢC THÔNG QUA

Mùa xét GS, PGS năm nay diễn ra trong bối cảnh nền khoa học VN còn nhiều điểm mờ, khó phân định nhà khoa học liêm chính hay không liêm chính. Nhiều ứng viên bị tố trên mạng xã hội là có dấu hiệu “thiếu liêm chính”, tuy nhiên, trong danh sách ứng viên đã được HĐ GSNN thông qua có tên các ứng viên này.

Điển hình có một ứng viên GS ngành y bị tố cáo là kê khai số lượng công trình khoa học đã công bố quốc tế (bài báo quốc tế) không trung thực. Ứng viên này có quá nhiều bài, trong khi hồ sơ chỉ kê khai một phần rất nhỏ. Bên cạnh đó, ứng viên cũng bị cáo buộc đã đăng bài trên các tạp chí “săn mồi”, một hành vi mà các nhà khoa học nghiêm túc đang chống lại…

Ngành toán là một ngành có tiếng tiếp cận được gần nhất với chuẩn mực nghiên cứu khoa học quốc tế năm nay cũng bị phản ánh là có dấu hiệu bao che cho một số ứng viên bị nghi ngờ vi phạm LCKH. Theo phản ánh trên trang LCKH, nhiều nhà toán học (trong đó có 2 ứng viên GS) đã đăng nhiều bài báo quốc tế mà trong đó phần ghi địa chỉ gồm 2 nơi, một nơi là cơ quan làm việc của ứng viên, một nơi là Trường ĐH Thăng Long, với danh nghĩa có hợp tác với Trường ĐH Thăng Long nhưng thực chất của sự hợp tác này chưa được làm rõ.

Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên, đại diện các HĐ ngành liên quan cho biết họ đều không có căn cứ để xác định những ứng viên đó vi phạm LCHK, trong khi các yêu cầu về chuyên môn các ứng viên đều đạt.

GIẢI THÍCH CỦA HĐ GSNN

Về các trường hợp ứng viên của 2 HĐ y, toán mà chúng tôi đã nêu trên, ông Tuấn cho biết riêng trường hợp ứng viên ngành y, HĐ ngành y đã làm rất kỹ, thậm chí họ đã yêu cầu ứng viên phải giải trình. HĐ GSNN cũng đã yêu cầu HĐ ngành giải trình riêng cho trường hợp này. Theo lý giải của ứng viên, sở dĩ ứng viên có số lượng bài báo quốc tế lớn là vì hợp tác nghiên cứu nhiều, tham gia nhiều nhóm nghiên cứu của nhiều đơn vị. HĐ ngành chấp nhận giải trình của ứng viên và cam kết là chịu trách nhiệm trước phần giải trình của HĐ ngành. Theo thông lệ, HĐ GSNN bỏ phiếu thông qua tất cả trường hợp phải giải trình. Theo quy định, ở cấp HĐ nhà nước thì ứng viên chỉ cần đạt 50% số phiếu thuận là được thông qua. “Chính chúng tôi cũng đã thống kê trên Google Scholar thì ra con số bài báo của ứng viên thấp hơn so với con số được nêu trên trang LCKH. Từ sau năm 2021, ứng viên cũng đã giảm nhiều số lượng công bố hằng năm (cao điểm về số lượng công bố của ứng viên là năm 2019)”, ông Tuấn nói.

Về trường hợp ghi 2 địa chỉ của ngành toán, ông Tuấn cho biết theo giải thích của HĐ ngành toán thì trong thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, các ứng viên có mối quan hệ hợp tác với Trường ĐH Thăng Long, nên họ có quyền ghi tên đơn vị này là địa chỉ thứ hai. Về minh chứng cho sự hợp tác đó (chẳng hạn như có hay không sự đồng ý của Viện Toán học VN, cơ quan mà các ứng viên làm việc), ông Tuấn trả lời: “GS Lê Tuấn Hoa là chủ tịch HĐ ngành toán, trước đây từng là Viện trưởng Viện Toán học VN, các ứng viên là cán bộ Viện Toán, Viện Toán có đồng ý cho các ứng viên hợp tác với Trường ĐH Thăng Long hay không thì GS Lê Tuấn Hoa biết rõ”.

Từ sự việc ‘bán’ bài báo nghiên cứu khoa học Cơ chế tự chủ cũng là một nguyên nhân



Source link

Cùng chủ đề

615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024

Có 45 ứng viên Giáo sư (GS), 570 ứng viên Phó Giáo sư (PGS) đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà nước năm 2024.

Thêm 15 ứng viên trượt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024

Hội đồng Giáo sÆ° Nhà nước vừa công bố danh sách 615 ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sÆ°, phó giáo sÆ° năm 2024. Theo danh sách của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, 615 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 (gồm các ứng viên từ hội đồng giáo sư ngành khoa học an ninh và hội đồng giáo sư ngành khoa học quân sự). Trong đó, 45...

Thành tích nổi bật của 20 nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2024

TPO - 20 "bóng hồng" nhận giải thưởng Nữ sinh KHCN Việt Nam năm 2024 đều có thành tích học tập xuất sắc, có các bài báo đăng trên tạp chí, hội nghị, hội thảo uy tín trong nước và quốc tế, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường có tính thực tiễn cao. Nhiều nữ sinh đạt giải cao các cuộc thi đổi mới sáng tạo, cuộc thi lập trình trong nước và...

Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

Với nỗ lực trong nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Cơ khí đã tích cực tham gia vào chuỗi hoạt động chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh. Làm chủ công nghệ, thay thế nhà thầu lớn ở nước ngoài Tiến sĩ Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) cho biết, thời gian qua, NARIME luôn gắn liền hoạt động nghiên cứu khoa...

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu-19 lên trạm Thiên Cung

TPO - Sáng sớm ngày 30/10, Trung Quốc đã phóng tàu Thần Châu-19 mang theo 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên cung. Dự kiến, 86 thí nghiệm nghiên cứu khoa học và công nghệ vũ trụ sẽ được thực hiện trong sứ mệnh lần này. TPO - Sáng sớm ngày 30/10, Trung Quốc đã phóng tàu Thần Châu-19 mang theo 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên cung. Dự kiến, 86 thí...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẹp, sang nhờ diện cặp đôi quần jeans và áo khoác mùa lạnh

Áo khoác tweed, áo khoác da lộn dáng blazer, áo khoác dáng dài trench coat hay áo khoác...

Học sinh cải biên vở cải lương ‘Khách sạn Hào Hoa’ thành kịch để học lịch sử

Đây là một trong những hoạt động do các em tự lên ý tưởng và thực hiện để học lịch sử theo dự án, bên cạnh các cách tiếp cận khác như thiết kế ấn phẩm, dựng sa bàn. ...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc sẽ cấm điện thoại trong trường học?

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự hiện diện của điện thoại thông minh trong môi trường học tập đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. ...

BHXH Hà Nội cảnh báo chiêu lừa tinh vi nhắm đến học sinh, sinh viên

BHXH TP Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh-sinh viên, người dân cập nhật thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID. Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội cho biết, gần đây, đơn vị nhận được thông tin phản ánh từ một số cơ sở giáo dục về việc có đối tượng mạo danh cơ quan BHXH Hà Nội gửi giấy mời đến học sinh và phụ huynh yêu cầu cung cấp thông tin...

615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024

Có 45 ứng viên Giáo sư (GS), 570 ứng viên Phó Giáo sư (PGS) đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà nước năm 2024.

Nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực đội ngũ giáo viên

(ĐCSVN) – Nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực đội ngũ giáo viên là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm khi thảo luận tại Hội trường của Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025, chiều 4/11. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Nguyễn...

Ra mắt FSEL – nền tảng học ngoại ngữ cùng AI

Ngày 3/11, nền tảng học ngoại ngữ trực tuyến tương tác cùng AI - FSEL ra mắt, hứa hẹn mang lại bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ, góp phần thu hẹp khoảng cách học tiếng Anh ở mọi vùng miền trên cả nước. Buổi lễ ra mắt FSEL gây ấn tượng mạnh mẽ với màn trình diễn kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại cùng hệ thống âm thanh và ánh sáng độc...

Mới nhất

Loại củ được ví như ‘vàng trắng’ mùa đông, tốt cho người tiểu đường, nấu ngay món này ăn thơm phức, ấm ngày lạnh

GĐXH – Củ sắn được ví như ‘nhân sâm trắng’ mùa đông. Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có chỉ số đường huyết thấp nên tốt cho người tiểu đường. ...

Huyện Thanh Trì tăng diện tích thu hồi đất tại 4 dự án

Theo Quyết định, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Thanh Trì đã được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 29/1/2024 (điều chỉnh, bổ sung tại các Quyết định số 1993/QĐ-UBND ngày 15/4/2024 và số 3876/QĐ-UBND ngày 26/7/2024 của UBND TP). Điều chỉnh nội dung các dự án đã được...

Hàn Quốc sẽ cấm điện thoại trong trường học?

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự hiện diện của điện thoại thông minh trong môi trường học tập đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. ...

The King: Thiên nhiên giao hòa, tối đa trải nghiệm

(Dân trí) - The King (Vinhomes Ocean Park 1) mang đến cho cộng đồng cư dân trải nghiệm sống giữa thiên nhiên xanh mát, kiến trúc hoàng gia cùng tiện ích nội ngoại khu. Không gian xanh nâng tầm trải nghiệmKiến trúc sư nổi tiếng Daniel Libeskind từng cho rằng, kiến trúc không dựa trên bê tông, thép hay các...

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn hóa chất, nhiều ý kiến kỳ vọng Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ tạo ra những thay đổi mới trong nền kinh tế Việt Nam. Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ giảm 5 nhóm thủ tục hành chính Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi)...

Mới nhất