Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcVì sao 'mạch máu' của thế giới số thường bị tấn công?

Vì sao ‘mạch máu’ của thế giới số thường bị tấn công?

Giá trị chiến lược to lớn của cáp ngầm đã khiến chúng trở thành mục tiêu tiềm năng cho các cuộc tấn công.

Hạ tầng cáp ngầm dưới biển, 'Mạch máu' của thế giới số và những nguy cơ tiềm ẩn - Ảnh 1.

Một tuyến cáp ngầm dưới biển được lắp đặt ở La Seyne-sur-Mer, miền nam nước Pháp, năm 2016 – Ảnh: AFP

Mới đây, Thụy Điển và Phần Lan đã mở cuộc điều tra về những nghi vấn “phá hoại”, sau khi các đường cáp ngầm dưới Biển Baltic bị hư hại hồi cuối tuần trước.

Hệ thống dữ liệu và thông tin liên lạc toàn cầu phụ thuộc vào những bó cáp quang khổng lồ nằm sâu dưới đáy đại dương.

Vai trò thiết yếu của cáp ngầm

Các tuyến cáp ngầm trung chuyển đủ loại dữ liệu giữa các lục địa, từ video trực tuyến, giao dịch tài chính, thông tin ngoại giao, cho đến các dữ liệu tình báo quan trọng. Theo báo cáo gần đây từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, hệ thống cáp ngầm viễn thông đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì kết nối toàn cầu.

“Khối lượng dữ liệu truyền tải qua cáp ngầm vượt xa năng lực của các vệ tinh, kể cả mạng lưới của SpaceX do tỉ phú Elon Musk sở hữu”, ông Eric Lavault, một sĩ quan hải quân Pháp từng phụ trách kiểm soát đáy biển, nhận định.

Hiện nay, khoảng 450 tuyến cáp ngầm đang hoạt động trên toàn thế giới, trải dài tổng cộng khoảng 1,2 triệu km. CSIS ước tính các tuyến cáp này đảm nhiệm tới 98% dữ liệu số toàn cầu.

Hầu hết các quốc gia có đường bờ biển đều sở hữu ít nhất một tuyến cáp ngầm. Tuy nhiên, vẫn có những khu vực hiếm hoi như Eritrea, Triều Tiên và Nam Cực hoàn toàn không có liên kết cáp ngầm.

Mặc dù mang giá trị chiến lược khổng lồ, nhưng các tuyến cáp ngầm chủ yếu được các công ty tư nhân xây dựng, sở hữu, vận hành và bảo trì.

Theo CSIS, 3 công ty lớn gồm SubCom (Mỹ), ASN (Pháp) và NEC (Nhật Bản) đã chiếm tới 87% thị trường năm 2021, trong khi Trung Quốc đóng góp 11% thông qua Công ty HMN.

Bên cạnh đó, các ông lớn công nghệ như Google, Amazon và Microsoft cũng bắt đầu tự phát triển hệ thống cáp ngầm riêng, coi đây là “nguồn lợi kinh tế khổng lồ”.

“Nhu cầu băng thông của các tuyến cáp này sẽ tiếp tục tăng lên, đặc biệt với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), thứ chỉ có thể tồn tại nhờ lượng dữ liệu khổng lồ mà con người cung cấp”, ông Lavault nhận định.

Hạ tầng cáp ngầm dưới biển, 'Mạch máu' của thế giới số và những nguy cơ tiềm ẩn - Ảnh 2.

Các tuyến cáp ngầm thường xuyên gặp sự cố, như sạt lở đáy biển, sóng thần hay tàu thuyền thả neo sai vị trí và thậm chí bị phá hoại – Ảnh: AFP

Nguy cơ

Tuy các tuyến cáp thường xuyên gặp sự cố, như sạt lở đáy biển, sóng thần hay tàu thuyền thả neo sai vị trí, nhưng trong 80% trường hợp nguyên nhân không xuất phát từ hành động cố ý. Mặc dù vậy, các vụ phá hoại hoặc gián điệp có chủ đích cũng không phải hiếm gặp.

Năm 2022, Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang Pháp khi đó là bà Florence Parly từng cảnh báo rằng các tuyến cáp ngầm có thể trở thành mục tiêu của các thế lực muốn giám sát hoặc phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng này.

Theo các báo cáo từ Đan Mạch, từ năm 2012 đến 2014, mạng lưới cáp ngầm của nước này đã bị nghe lén, thu thập thông tin từ 4 quốc gia gồm Đức, Thụy Điển, Na Uy và Pháp, trong đó có cả các cuộc liên lạc của thủ tướng Đức khi đó là bà Angela Merkel.

“Dữ liệu hiện nay là hàng hóa vô cùng quan trọng. Các thế lực có thể tấn công vào lợi ích thiết yếu mới như Internet, tạo ra những tác động trực tiếp đến xã hội và nền kinh tế”, ông Lavault nhấn mạnh.



Nguồn: https://tuoitre.vn/vi-sao-mach-mau-cua-the-gioi-so-thuong-bi-tan-cong-20241121201331834.htm

Cùng chủ đề

Cáp ngầm bị đứt bất thường, Đức và Phần Lan cảnh báo ‘chiến tranh hỗn hợp’

Đức và Phần Lan đang tiến hành điều tra hành vi phá hoại có chủ ý sau khi hai tuyến cáp ngầm dưới biển Baltic bị cắt đứt. Theo Hãng tin AFP và Reuters, Công ty viễn thông và an ninh mạng của Phần...

Hai nước NATO Bắc Âu kêu gọi người dân chuẩn bị cho chiến tranh

Thụy Điển phát sổ thông tin hướng dẫn người dân chuẩn bị cho chiến tranh trong khi đồng minh NATO Phần Lan mở website mới cho công tác chuẩn bị. ...

Công ty mẹ của TikTok tự định giá 300 tỷ USD sau chương trình mua lại cổ phiếu

ByteDance, công ty mẹ của TikTok, tự định giá doanh nghiệp vào khoảng 300 tỷ USD, sau khi công ty này tiếp cận các nhà đầu tư về một chương trình mua lại cổ phiếu trong thời gian gần đây.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao

TPO - Sáng 12/11, bầu trời Hà Nội bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc. Đến 9 giờ sáng, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đạt 229, mức có hại cho sức khỏe; riêng tại khu vực Tây Hồ, chỉ số AQI đạt mức từ 336 - 398. 12/11/2024 | 11:00 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp không nên chần chừ

Sáng 21-11, hội thảo với chủ đề “Công nghệ số thúc đẩy chuyển đổi xanh: Cơ hội phát triển các mô hình kinh tế mới” đã được tổ chức tại Đà Nẵng. Tại đây, PGS Nguyễn Hồng Quân, viện trưởng Viện Nghiên cứu phát...

Cần quản lý tốt hoạt động dạy thêm, nên buộc đóng thuế

Về chủ trương không cấm dạy thêm vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, nhiều bạn đọc có ý kiến phản hồi. Bài viết "Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đang chủ trương không cấm dạy thêm" đăng tải trên...

Vụ bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: Luân chuyển công tác người vi phạm

Sau bài viết 'Bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: Không phiếu thu, đóng tiền vào tài khoản cá nhân' của Tuổi Trẻ Online, hai bệnh viện đã kiểm điểm, luân chuyển công tác người vi phạm. Như Tuổi Trẻ Online đã...

Việt Nam phản hồi kết luận của Bộ Tài chính Mỹ về chính sách tiền tệ

Bộ Ngoại giao Việt Nam đánh giá cao việc Bộ Tài chính Mỹ kết luận không có đối tác thương mại lớn nào của Mỹ can thiệp tỉ giá. Ngày 21-11, trả lời báo chí về kết luận của Bộ Tài chính Mỹ liên...

Số sinh viên quốc tế tại Mỹ tiếp tục tăng, cao kỷ lục

Theo báo cáo Open Doors 2024 do Viện Giáo dục quốc tế (IIE) phối hợp với Bộ Ngoại giao Mỹ công bố, số lượng sinh viên quốc tế tại Mỹ trong năm học 2023-2024 đã đạt mức cao kỷ lục, với hơn 1,1 triệu sinh viên, tăng 6,6% so với năm trước. ...

Bài đọc nhiều

ChatGPT và những hệ quả tiêu cực phát triển năng lực cho sinh viên

Hiện nay, việc sử dụng ChatGPT trong học tập đã trở thành một xu hướng phổ biến trong cộng đồng sinh viên, mang lại nhiều lợi ích như hỗ trợ cá nhân hóa học tập và xử lý thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lạm dụng công cụ này đang gây ra những lo ngại về sự suy giảm khả năng tư duy, sáng tạo và kỹ năng mềm, những yếu tố thiết yếu cho sự phát...

Apple nghiên cứu khả năng phát triển kính thông minh cạnh tranh với Meta

Theo nguồn tin thân cận, dự án mang mật danh Atlas được bắt đầu từ tuần trước, tập trung thu thập phản hồi từ nhân viên Apple về sản phẩm kính thông minh. Apple đang nghiên cứu khả năng tham gia thị trường kính thông minh bằng cách tiến hành khảo sát nội bộ về các sản phẩm hiện có, đặt nền móng cho việc cạnh tranh với Meta Platforms Inc. trong...

8 vật thể lớn nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học phát hiện một số loại thiên thể đồ sộ nhất trong vũ trụ, từ hành tinh tới siêu cụm thiên hà. Hành tinh lớn nhất: ROXs 42Bb Mô phỏng hành tinh ROXs 42 Bb. Ảnh: NASA Sao Mộc, hành tinh lớn hơn Trái Đất 11 lần về bán kính, là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời. ROXs 42Bb là hành tinh lớn nhất tìm thấy trong vũ trụ. Nó có khối lượng gấp 9 lần...

Điều gì xảy ra nếu có người chết trong vũ trụ?

Cách xử lý khi có người qua đời trong vũ trụ phụ thuộc vào khoảng cách với Trái Đất và nhiều yếu tố khác. Phi hành gia cần mặc đồ bảo hộ ở ngoài tàu vũ trụ. Ảnh: Live Science Từ khi khám phá vũ trụ bắt đầu cách đây hơn 60 năm, 20 người đã thiệt mạng, bao gồm 14 người trong thảm kịch tàu con thoi của NASA năm 1986 và 2003, 3 nhà du hành trong nhiệm...

UAE phát triển ChatGPT cho nông nghiệp đầu tiên trên thế giới

Công cụ ChatGPT có tên là “CHAG” được xây dựng dựa trên dữ liệu tổng hợp từ 50 năm nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và sẽ trở thành công cụ để những người làm nghề nông dễ dàng tiếp cận. Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đang phát triển công cụ ChatGPT đầu tiên trên thế giới dành cho cộng đồng nông nghiệp. Thông báo trên được...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

(ĐCSVN) – TECHFEST Việt Nam 2024 hứa hẹn sẽ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.   ...

TP HCM phát triển thêm kênh tương tác số giữa người dân với chính quyền

Các mô hình hệ thống số đã và đang trở thành "cánh tay nối dài" để lãnh đạo chính quyền TP HCM theo dõi tình hình xử lý phản ánh kiến nghị. Từ đó, có chỉ đạo kịp...

Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

NDO - Sau 9 năm tổ chức, Techfest Việt Nam đã trở thành một sự kiện quan trọng, thu hút sự quan tâm của các cơ quan ban hành chính sách, nhà quản lý, tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế…đồng thời qua đó kết nối các nguồn lực trong nước và quốc tế cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, góp...

An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

(ĐCSVN) - Là một diễn đàn thường niên quan trọng, được sự quan tâm của cộng đồng an toàn, an ninh mạng trong nước và quốc tế, Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm nay được kỳ vọng nhằm góp phần tạo ra môi trường chuyển đổi số an toàn, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn...

Nhiều đổi mới tại Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh, Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm nay sẽ có điều chỉnh so với những năm trước để phù hợp với giai đoạn mới, bắt kịp với kỷ nguyên mới của đất nước. ...

Mới nhất

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (DDGS) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học. Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (DDGS) về...

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp...

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc

Tại Vientiane (Lào) đã diễn ra Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang dẫn đầu đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam. Chiều 21/11 tại Vientiane (Lào) đã diễn ra Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Trung Quốc dưới sự đồng...

Giá xăng giảm 2 phiên liên tiếp, có loại dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay, từ 15h ngày 21/11. Theo đó, mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 109 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít; giá dầu cũng điều chỉnh giảm. Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (21/11). Thời gian...

Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang ở nhiều khu vực, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil được quốc tế rất trông đợi.

Mới nhất