Trang chủKinh tếNông nghiệpVì sao lúa rẫy trồng trên đồi cao su ở Bình Phước...

Vì sao lúa rẫy trồng trên đồi cao su ở Bình Phước làm ra gạo ngon, đậm vị, khối người muốn mua?

Từ xa xưa, đồng bào dân tộc S’tiêng, dân tộc Khmer ở Bình Phước có truyền thống trồng lúa rẫy. Đối với bà con, lúa rẫy không đơn thuần là cây lương thực để duy trì cuộc sống mà còn ẩn chứa một nét đẹp văn hóa cần gìn giữ.

Tận dụng diện tích cây cao su chưa khép tán của các nông trường, nhiều hộ dân tộc thiểu số đã thuê đất để trồng lúa rẫy.

Những ngày đầu tháng 12, tranh thủ thời tiết thuận lợi, từ sáng sớm chị Năng Xuân Lu Hiệp trú thôn Bình Giai, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập cùng bà con trong thôn ra rẫy gặt lúa. 

Chỉ trong 1 ngày, 2 ha lúa rẫy được chị thuê đất cao su của Nông trường Phước Bình, Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng trồng, đã thu hoạch gần xong. 

Chị Hiệp cho biết, năm nay thời tiết không thuận lợi nhưng năng suất lúa vẫn ở mức khá. Chị và bà con trồng lúa rẫy rất phấn khởi, dự tính vụ này thu gần 4 tấn. 

“Lúa rẫy trồng không khó, chăm sóc dễ, chỉ làm cỏ, không phải bón phân và phun thuốc. Lúa rẫy nấu cơm ngon, để lâu không bị mốc, ăn chắc bụng, no lâu hơn khi mua gạo ngoài thị trường” – chị Hiệp cho hay.

Lúa rẫy được bà con canh tác mỗi năm 1 vụ, bắt đầu từ khi chớm mưa cho tới mùa khô thì lúa chín. Từ lúc trỉa hạt cho đến thu hoạch, bà con chỉ tốn công làm cỏ, cây tự sinh, tự dưỡng theo quy luật tự nhiên. Sau 5 tháng trồng, thời tiết thuận lợi, cây sẽ đơm bông, kết thành những hạt lúa to và chắc. Khi lúa chín, hạt vàng trĩu bông thì người dân ra rẫy gặt về.

img

Hiện nay, làm lúa rẫy đã có máy móc hỗ trợ, bà con dân tộc S’tiêng, dân tộc Khmer ở Bình Phước chỉ việc đóng bao mang lúa về phơi khô, cất trữ ăn dần.

Mùa này, gia đình chị Thị Hạnh ở thôn Bình Giai trồng được 3 ha lúa rẫy. Chị Hạnh cho biết, lúa rẫy mỗi năm chỉ làm được 1 vụ, vụ sau muốn trồng thì phải đi thuê đất mới. 

Quy trình trồng lúa rẫy rất đơn giản. Vào đầu mùa vụ, đồng bào chọn đồi thoải hoặc đi thuê đất từ các vườn cao su non chưa khép tán kết hợp trồng lúa rẫy. Khi mưa xuống, đất mềm và tơi hơn, bà con lấy những hạt lúa giống đã tuyển chọn gieo vào đất. 

Không phải cày bừa như trồng lúa nước, chỉ cần 1 người đi trước đào lỗ, người đi sau bỏ hạt lúa xuống rồi lấp đất lại. Việc trồng lúa rẫy có từ ngày xưa, ông bà truyền lại hạt giống để gieo trồng. Người trong thôn từ nhỏ ai cũng biết trồng lúa rẫy. 

Tùy thời tiết mà có năm được mùa, năm mất mùa. Trong suốt 5 tháng lúa sinh trưởng, người dân đi làm thuê, làm rẫy điều, cao su, hồ tiêu để kiếm thêm thu nhập nên cuộc sống bà con những năm gần đây khá hơn. 

“Lúa rẫy hiện thương lái thu mua 12 ngàn đồng/kg nhưng chúng tôi không bán. Lúa này làm ra chỉ để ăn, nếu người nào trong thôn, ấp khó khăn thì mình chia cho họ ít” – chị Hạnh chia sẻ.

Đang vào mùa thu hoạch, lúa chín vàng ươm cả những vạt đồi cao su. Người trong thôn đổi công cho nhau để thu hoạch lúa nên thời vụ diễn ra rất nhanh. Cây lúa sau thu hoạch, tự mục thành phân bón cho cây cao su. Thu xong có máy tuốt tại chỗ, khi lúa phơi khô, đồng bào chọn những hạt to, căng tròn cất giữ làm giống cho vụ sau.

Ông Điểu Ó ở thôn Bình Giai phụ trách khâu tuốt lúa cho bà con trong thôn theo hướng vần đổi công cho biết, hiện làm lúa đỡ hơn ngày xưa rất nhiều vì có máy móc hỗ trợ. 

Lúa rẫy khi xát thành gạo, nấu chín hạt rời và có vị ngọt, bùi. Ngày nay, rất nhiều người dân các nơi tìm đến mua lúa rẫy, bởi lúa được trồng hoàn toàn tự nhiên theo hướng hữu cơ, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng cao. Chính vì thế, dù năng suất thấp hơn nhưng giá lúa rẫy cao hơn lúa nước.

Lúa rẫy là lương thực quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số những xã không có điều kiện canh tác lúa nước. Hạt lúa được kết tinh từ tinh hoa của đất trời không chỉ mang đến sự no đủ mà còn là nét văn hóa không thể tách rời của đồng bào. Và mùa thu hoạch lúa rẫy được xem là dịp vui nhất trong năm.





Nguồn: https://danviet.vn/vi-sao-lua-ray-trong-tren-doi-cao-su-o-binh-phuoc-lam-ra-gao-ngon-dam-vi-khoi-nguoi-muon-mua-20241215212149682.htm

Cùng chủ đề

Khánh Hòa phát triển sản phẩm OCOP thế mạnh, đặc trưng

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa phát triển sản phẩm OCOP theo thế mạnh, đặc trưng như nước mắm, yến sào, rong nho và gạo chất lượng cao... Ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa (áo xanh) nghe trình bày sản phẩm trầm hương. Ảnh: NH. Đa dạng sản phẩm OCOP Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Khánh Hòa đã xác định đây là giải pháp quan...

Lời hiệu triệu từ ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’

Phong trào chủ đạo xuyên suốt hoạt động Hội LHTN khắp cả nước "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đã lan tỏa mạnh mẽ, như lời hiệu triệu và được tuổi trẻ Việt Nam cụ thể hóa với nhiều hoạt động khác nhau. Tại TP.HCM...

Vụ Trường quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star): Những câu hỏi về lỗ hổng minh bạch thông tin

Vụ việc tại Trường quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star) thu hút sự chú ý của dư luận, đồng thời cũng đặt ra nhiều câu hỏi về lỗ hổng minh bạch thông tin và quản lý tại các trường giảng dạy chương trình quốc tế, trường có yếu tố nước ngoài ở TP.HCM. ...

Bao giờ bệnh nhân bảo hiểm y tế hết ‘cắn răng’ khám dịch vụ?

Dù có thẻ bảo hiểm y tế trong tay nhưng không ít người vẫn phải cất nó đi và chấp nhận chi trả thêm tiền mỗi khi đến cơ sở y tế để được khám chữa bệnh dịch vụ. Như Tuổi Trẻ Online thông...

Nga và Syria có thể vẫn tiếp tục quan hệ đối tác ngay cả khi chính quyền cũ sụp đổ

Trong bối cảnh các nhóm đối lập Syria và chính quyền Damascus tham gia đàm phán về tương lai chính trị, mối quan hệ kinh tế và quân sự giữa Syria và Nga dường như vẫn sẽ tiếp tục, bất chấp kết quả thảo luận. Người dân tại thủ đô Damascus, Syria ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN Mối quan hệ giữa Syria và Nga đã được xây dựng trên nền tảng hợp tác chiến lược trong nhiều năm qua, đặc biệt kể...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hình ảnh Quang Hải tỏa sáng và nụ cười chiến thắng trận đầu của Nguyễn Filip

Tiền vệ Nguyễn Quang Hải ghi bàn duy nhất giúp Việt Nam thắng Indonesia 1-0, tại bảng B ASEAN Cup. Sau chuỗi tám trận chỉ hòa và thua, thủ môn Nguyễn Filip cũng lần đầu thắng trận cùng tuyển Việt Nam. ...

Ngưỡng mộ cụ ông lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 85

Cụ ông Ramesh Sharma cho biết mục tiêu lớn nhất trong đời là đảm bảo con trai và con gái có được nền giáo dục tốt nhất. ...

Đàn “cá thần” dày đặc hình dáng, màu sắc lạ bơi lượn quanh năm bên 2 ngôi đền thiêng ở Thanh Hóa

Nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa có đền Rồng, đền Nước là 2 ngôi đền thiêng ở xã Hà Long, huyện Hà Trung có một dòng suối trong xanh, bên trong có hàng ngàn con "cá thần" to bự sinh sống, cứ thấy người đến là đòi ăn nhưng không...

Vẻ đẹp khiến người hâm mộ “xiêu lòng” của nữ cảnh sát làm nhiệm vụ trận Việt Nam

Vẻ đẹp của nữ Đại úy làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự, hướng dẫn người hâm mộ tại sân vận động Việt Trì (Phú Thọ) khiến người hâm mộ xao xuyến. ...

Một loài cá quý hiếm, cá đặc sản Hòa Bình do dân nuôi thành công được trao chứng nhận bảo hộ

Ngày 7/11 vừa qua, tại xã Vạn Mai, UBND huyện Mai Châu (tỉnh Hoà Bình) đã tổ chức lễ công bố và trao văn bằng bảo hộ, chứng nhận "Cá Dầm xanh Mai Châu" cho sản phẩm cá đặc sản của huyện Mai Châu. ...

Bài đọc nhiều

Mèo báo, con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ lần đầu tiên thấy ở rừng rậm Nghệ An

Bẫy ảnh được đặt ở một khoảnh rừng rậm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã "soi" được hình ảnh một con động vật hoang dã lần đầu thấy. Đó là một con mèo báo lạ đang đi lầm lũi trong đêm, bẫy...

Người phụ nữ Mnông đi đầu trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Với sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm nông nghiệp sạch, chị Thị Khưi, 40 tuổi, dân tộc Mnông, ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp điều hữu cơ Trảng cỏ Bù Lạch (HTX). HTX đã tập hợp được những người cùng chung quyết tâm xây dựng chuỗi liên kết và tiêu thụ điều cho người dân địa phương.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của...

An Giang: Hiệu quả từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, giúp hàng nghìn người dân trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ,...

chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Nhân dân các dân tộc trong huyện có cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhiều hộ đã thoát nghèo. Đây được coi là một điểm sáng trong công tác an sinh xã hội, thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại địa phương. Giai đoạn 2021-2024, nhận định trước những thuận lợi, khó khăn, Ủy ban nhân dân huyện Lắk đã tập trung chỉ đạo...

Bắc Ninh: Đạt 17/17 chỉ tiêu về phát triển kinh tế – xã hội năm 2024

Theo báo cáo tại Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh (khóa XIX), tỉnh Bắc Ninh đạt 17/17 chỉ tiêu về kinh tế-xã hội, với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,03% so với năm 2023. Trong đó, hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển tốt, doanh thu du lịch tăng 50%; thu ngân sách nhà nước tăng 13,92%; thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 4,8 tỷ USD, đứng thứ nhất cả nước.Năm...

Cùng chuyên mục

Đàn “cá thần” dày đặc hình dáng, màu sắc lạ bơi lượn quanh năm bên 2 ngôi đền thiêng ở Thanh Hóa

Nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa có đền Rồng, đền Nước là 2 ngôi đền thiêng ở xã Hà Long, huyện Hà Trung có một dòng suối trong xanh, bên trong có hàng ngàn con "cá thần" to bự sinh sống, cứ thấy người đến là đòi ăn nhưng không...

Một loài cá quý hiếm, cá đặc sản Hòa Bình do dân nuôi thành công được trao chứng nhận bảo hộ

Ngày 7/11 vừa qua, tại xã Vạn Mai, UBND huyện Mai Châu (tỉnh Hoà Bình) đã tổ chức lễ công bố và trao văn bằng bảo hộ, chứng nhận "Cá Dầm xanh Mai Châu" cho sản phẩm cá đặc sản của huyện Mai Châu. ...

Nuôi hươu sao la liệt-loài thú vốn là động vật hoang dã, HTX này ở Điện Biên giàu lên trông thấy

Hợp tác xã Mùa Ban, xã Pom Lót (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang nuôi thành công hươu sao-loài thú móng guốc vốn là động vật hoang dã. HTX đã bán hươu giống, khai thác nhung hươu, các sản phẩm bổ dưỡng...

Quảng Ngãi: Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp

UBND tỉnh Quảng Ngãi có Tờ trình gửi HĐND tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết quy định mức cụ thể một số chính sách đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn...

Nuôi gà thả vườn ở Thái Nguyên là nuôi kiểu gì mà 10 con sạch đẹp cả 10, nói bán là hết veo?

Hiện nay, một số địa phương ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang lựa chọn mô hình nuôi gà ta thả vườn theo hướng an toàn sinh học để phát triển kinh tế, bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông hộ trên địa bàn...

Mới nhất

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận...

Quyết tâm bỏ thuốc lá để sinh con khỏe mạnh

Vợ chồng anh Lưu Viết Chinh (30 tuổi) và chị Kiều Hạnh Lê (32 tuổi) đã thành công trong việc có con nhờ quyết tâm bỏ thuốc lá của anh Chinh và sự hỗ trợ chuyên môn từ các bác sỹ chuyên khoa. Vợ chồng anh Lưu Viết Chinh (30 tuổi) và chị Kiều Hạnh Lê (32 tuổi) đã thành...

Họa sĩ kể chuyện bảo tồn di sản, văn hóa Huế qua tranh

Họa sĩ Võ Thành Thân vẽ các tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, giá trị truyền thống của Cố đô Huế, qua đó kêu gọi người trẻ gìn giữ giá trị bản sắc, hồn cốt của dân tộc. Triển lãm Mộng ảnh của họa sĩ Võ Thành Thân vừa được khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật...

Mới nhất