Trang chủNewsDu lịchVì sao du khách Trung Quốc đến Việt Nam phục hồi chậm...

Vì sao du khách Trung Quốc đến Việt Nam phục hồi chậm chạp?


Khách du lịch ít

Ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang (TP.HCM), cho biết từng làm tour khách đoàn Trung Quốc du lịch vào Việt Nam thời điểm trước dịch, nhưng sau dịch không đón một khách Trung Quốc nào, kể cả thời điểm nước này đã cho công dân du lịch nước ngoài vào đầu năm nay. 

“Tôi đã kết nối lại với các đối tác Trung Quốc từng làm việc với nhau từ những năm trước dịch mới phát hiện mọi chuyện đã thay đổi. Nhiều công ty cho đến nay vẫn đóng cửa, không tiếp tục hoạt động. Các đối tác chia sẻ với tôi là nếu họ làm lại sẽ bắt đầu từ vạch xuất phát nên không tiếp tục. Trung Quốc đóng cửa quá lâu nên chủ các công ty du lịch đổi nghề, nhân sự cũng tứ tán”, ông nói.

Vì sao khách Trung Quốc đến Việt Nam không như mong đợi? - Ảnh 1.

Đoàn khách Trung Quốc theo chuyến bay charter đến sân bay Cam Ranh sau đại dịch

Theo Cục Du lịch quốc gia, tháng 7, Việt Nam đón 180.000 khách Trung Quốc, tăng 14% so tháng 6, tính chung 7 tháng, đón gần 738.000 khách từ thị trường này. Trong khi đó, vào tháng 7.2019 (thời điểm trước dịch để làm mốc so sánh), có khoảng 407.000 khách Trung Quốc tới Việt Nam, cộng dồn 7 tháng lên 2,9 triệu. Như vậy, có thể thấy, mức hồi phục của khách Trung Quốc ở điểm đến Việt Nam là thấp (khoảng 30%). Trong khi, nhiều thị trường khách quốc tế khác của Việt Nam đã trở lại gần như bình thường hoặc hơn so với trước dịch như Thái Lan, Singapore, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Anh, Đức….

Quan sát của người làm du lịch với thị trường khách tỉ dân, ông Thành cho rằng, trong thực tế, khách Trung Quốc đến Việt Nam thời gian qua đa phần là khách đến làm việc, làm ăn sau đại dịch, còn khách du lịch thuần túy chiếm tỷ lệ thấp. Lượng khách du lịch này chủ yếu vào Việt Nam qua các chuyến bay charter hoặc các đoàn qua cửa khẩu biên giới với hành trình ngắn ngày.

“Những đối tác còn hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng chưa nghĩ đến việc phục hồi thị trường outbound (đưa khách ra nước ngoài) và chỉ tập trung vào thị trường nội địa Trung Quốc. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sau đại dịch còn nhiều khó khăn nên cũng không thể hỗ trợ đối tác trong việc làm thị trường, bởi nếu chúng tôi mời họ qua khảo sát phải gánh chi phí, còn chia 50 – 50 đối tác cũng không thể đảm đương. Bản thân chúng tôi cũng khó khăn. Ngay cả khách Việt đi du lịch Trung Quốc cũng không bao nhiêu, các chuyến bay charter đến Phượng Hoàng Cổ Trấn… có rất ít khách, lý do một phần giá cao. Chẳng hạn, tour đi Thành Đô hiện có giá 18 – 19 triệu đồng/người, cao hơn trước dịch khoảng 6 triệu. Với giá này, khách chọn đến điểm đến phổ biến hơn. Nói chung, hai bên đều khó, vì cho đến nay, mọi thứ chưa trở về như cũ, cả hàng không và chi phí landtour (dịch vụ mặt đất) đều quá cao”, ông Thành phân tích.

Trong khi đó, ông Nguyễn Châu Á, Giám đốc Công ty Oxalis Adventure, nhận định: “Đối với điểm đến Việt Nam, tôi cho rằng các dịch vụ tại điểm đến như khách sạn, nhà hàng, cơ sở mua sắm… dành riêng cho khách Trung Quốc đóng cửa gần như hoàn toàn sau đại dịch và đó là một trong những nguyên nhân khiến các công ty du lịch Trung Quốc chưa thể đưa khách qua”.

Khách Trung Quốc đã đi đâu?

Không chỉ Việt Nam, các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đang thiếu hụt nặng nề nguồn khách từ Trung Quốc. Trong khi ảnh hưởng của khách Trung Quốc đối với khu vực là rất lớn. Doanh thu từ khách du lịch chiếm 5,7% tổng sản phẩm quốc nội của Malaysia vào năm 2019 và khách du lịch Trung Quốc chiếm 17,8% doanh thu đó. Tương tự, 11,4% GDP của Thái Lan được tạo ra nhờ du lịch, với con số khổng lồ 28,1% là do chi tiêu của người Trung Quốc. Đại dịch đã làm gián đoạn xu hướng này, nhưng nhiều chính phủ và doanh nghiệp tin rằng đó chỉ là tạm thời. Điều đó hóa ra là sai. Vào năm 2021, khách du lịch Trung Quốc đã giảm xuống còn 8,5 triệu trên toàn cầu. Và sự phục hồi, cho đến nay, đã gây thất vọng. Lượng đặt tour du lịch hè của người Trung Quốc năm nay ở mức 30% so với trước đại dịch ở Malaysia và 10% ở Thái Lan.

Khách du lịch Trung Quốc sẽ bao giờ trở lại? Đông Nam Á có thể chờ đợi một thời gian dài, theo nhận định của Bloomberg.

Vì sao khách Trung Quốc đến Việt Nam không như mong đợi? - Ảnh 2.

Vắng nguồn khách Trung Quốc khiến không có nước nào ở Đông Nam Á hồi phục du khách quốc tế chạm mức 50% so trước dịch

Có một số vấn đề khiến khách Trung Quốc khó quay lại khu vực đông đúc. Công suất chuyến bay – đặc biệt là giữa Trung Quốc và Đông Nam Á – chưa trở lại mức của năm 2019 và suy thoái kinh tế của Trung Quốc đang khiến người tiêu dùng nước này thận trọng. Lĩnh vực du lịch của Đông Nam Á vào thời điểm này không nên trông chờ vào sự quay trở lại thời kỳ bùng nổ khách Trung Quốc của những năm 2010.

Có những vấn đề bên trong Trung Quốc để khẳng định điều này là đúng. Thứ nhất, những người Trung Quốc trẻ tuổi không còn hứng thú với những trải nghiệm du lịch theo nhóm đã thống trị từ lâu trong các kỳ nghỉ ở Trung Quốc, mà cha mẹ đưa họ ra nước ngoài. Một cuộc khảo sát gần đây với 2.000 du khách Trung Quốc cho thấy 76% đang tìm kiếm “ít người hơn” và ít hành trình hơn. Thay vào đó, du khách Trung Quốc ngày nay đang tìm kiếm những trải nghiệm “thích hợp” giúp tiếp cận các điểm tham quan văn hóa độc đáo. Các bãi biển và chuỗi nhà hàng đông đúc không còn hợp tiêu chuẩn.

Vì sao khách Trung Quốc đến Việt Nam không như mong đợi? - Ảnh 3.

Cho đến nay, Thái Lan là điểm đến đông khách Trung Quốc nhất Đông Nam Á

Thứ hai, người Trung Quốc đang chi nhiều tiền hơn ở trong nước, đặc biệt là cho hàng hóa xa xỉ. Năm 2019, người Trung Quốc chiếm 35% thị trường xa xỉ toàn cầu, nhưng chỉ 11% giao dịch mua hàng của họ được thực hiện tại Trung Quốc do thuế cao tại quê nhà. Các cửa hàng sang trọng và cửa hàng miễn thuế ở những nơi như Bangkok, Phuket và Kuala Lumpur được hưởng lợi. Nhưng Trung Quốc đã phát triển chính sách mở cửa hàng miễn thuế trong nước khiến doanh số bán hàng xa xỉ đang nhanh chóng tăng lên và có thể chiếm gần 90% doanh số bán hàng miễn thuế của châu Á – Thái Bình Dương trong một vài năm tới.

Trong ngắn hạn, theo phân tích của Bloomberg, các nước Đông Nam Á không thể bù đắp cho lượng khách du lịch bị thiếu của Trung Quốc. Nhưng về lâu dài nên mở rộng tiếp thị du lịch và tiếp cận các quốc gia khác có tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Ấn Độ là thị trường tốt để bắt đầu chiến lược mới. Giống như Trung Quốc vào những năm 1990, đây là nơi có dân số ngày càng giàu có, thích đi du lịch và ngành hàng không đang phát triển. Đầu năm nay, Ngân hàng Phát triển châu Á lập luận rằng Ấn Độ có thể trở thành “Trung Quốc tiếp theo” về du lịch nước ngoài.

Khai thác thị trường khách du lịch Ấn Độ sẽ yêu cầu thực hiện nhiều bước giống như Thái Lan, Malaysia và các quốc gia khác đã thực hiện với Trung Quốc từ lâu: nới lỏng chính sách thị thực, mở rộng liên kết hàng không và hỗ trợ các khách sạn, nhà hàng và điểm tham quan tùy chỉnh các dịch vụ của họ cho khách Ấn Độ. Nhưng chắc chắn một điều, Ấn Độ sẽ không sớm bù đắp cho sự sụt giảm khách du lịch Trung Quốc. 



Source link

Cùng chủ đề

Quảng bá điểm đến Việt Nam tại kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood

Ngày 25/9 (giờ địa phương), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Chương trình xúc tiến du lịch- điện ảnh Việt Nam tại Mỹ tại nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California.

Đà Lạt là điểm đến giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam dịp Lễ Quốc khánh 2/9

NDO - Thành phố Đà Lạt đã soán ngôi Huế, trở thành điểm đến có giá phòng rẻ hàng đầu tại Việt Nam theo thu thập dữ liệu từ Agoda dựa trên giá phòng trung bình thấp nhất từ ngày 15/8-30/9. Swiss Belresort Tuyền Lâm, Đà Lạt. (Ảnh: agoda.com) Ngày 13/8, nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda đã cập nhật danh sách những điểm...

Chung tay phát động điểm đến Việt Nam

Tối 16/5, Vietnam Airlines đã cùng ba đối tác là Vietravel, VinGroup, SunGroup và các hãng lữ hành của Ấn Độ thực hiện nghi thức chung tay phát động điểm đến Việt Nam tại thủ đô New Delhi. Các bên sẽ hợp tác quảng bá du lịch Việt Nam và Ấn Độ ở cả hai nước, đồng thời tổ chức sự kiện, lễ hội, hội chợ du lịch nhằm khai thác hiệu quả các đường bay của Vietnam Airlines...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường đại học Công nghệ Sài Gòn tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024

Ngày 9.11.2024, Trường đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho 862 tân kỹ sư, tân cử nhân. Đây là kết quả của một quá trình dài nỗ lực không ngừng nghỉ,...

Ông Nguyễn Đức Trung làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Ông Nguyễn Đức Trung (50 tuổi), Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An (nhiệm kỳ 2020 - 2025) thay cho ông Thái Thanh Quý. Chiều 11.11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa 19 đã bầu ông Nguyễn Đức Trung, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An (nhiệm kỳ 2020 - 2025). Ông Nguyễn Đức Trung ẢNH: CTV Ông Nguyễn...

Bài đọc nhiều

Xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ trở thành vùng trọng điểm Nam Trung bộ

Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng và khu vực Nam Trung bộ nói chung, với các tiềm năng du lịch nổi trội trong khu vực theo đó xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ khoảng 12.200 ha, là dải không...

Ngắm kiến trúc tuyệt đẹp của trường đại học trăm tuổi giữa lòng Thủ đô

(Tổ Quốc) - Đại học Tổng hợp trước đây là trụ sở của Đại học Đông Dương. Tuy quen thuộc với người dân Thủ đô nhưng đây lại là ngôi trường bí ẩn nhất vì có những khu vực chưa từng xuất hiện, nay lần đầu tiên mở cửa đón công chúng và du khách tham quan. ...

Hiện thực hóa khát vọng phát triển Hoa Lư là đô thị loại I

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ chỉ được hiện thực hóa khi có sự chung sức, đồng lòng của toàn dân làm cho mỗi người dân của tỉnh luôn tự hào về giá trị di sản. Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh mục tiêu xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ chỉ được hiện thực hóa khi có...

Du lịch nông nghiệp, nông thôn – Xu hướng đang được ưa chuộng

Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.” Ở miền Bắc, hiện có nhiều tour du lịch nông nghiệp khai thác các hoạt động trồng, cấy lúa nước truyền thống, các nghề thủ công, trang trại chăn nuôi... Đáng nói, quanh khu vực ngoại...

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Bắc Hà “Nghiêng say mùa Đông”

Kinhtedothi- Theo UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, từ ngày 15/11-7/12/2024, chương trình Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024, chủ đề "Nghiêng say mùa Đông" sẽ diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn du khách và Nhân dân địa phương. Đây là hoạt động thường niên trong chuỗi sự kiện "Bắc Hà bốn mùa nghiêng say", nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của Bắc Hà; đồng thời bảo tồn, tôn vinh,...

Cùng chuyên mục

Khánh Hòa tìm giải pháp để triển du lịch phát triển bền vững

Ngày 11/11, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị đối thoại, tiếp nhận thông tin của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Phát biểu tại hội nghị ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND...

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Bắc Hà “Nghiêng say mùa Đông”

Kinhtedothi- Theo UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, từ ngày 15/11-7/12/2024, chương trình Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024, chủ đề "Nghiêng say mùa Đông" sẽ diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn du khách và Nhân dân địa phương. Đây là hoạt động thường niên trong chuỗi sự kiện "Bắc Hà bốn mùa nghiêng say", nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của Bắc Hà; đồng thời bảo tồn, tôn vinh,...

Xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ trở thành vùng trọng điểm Nam Trung bộ

Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng và khu vực Nam Trung bộ nói chung, với các tiềm năng du lịch nổi trội trong khu vực theo đó xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ khoảng 12.200 ha, là dải không...

Vườn cúc họa mi hiếm hoi còn sót lại tại Nhật Tân sau bão Yagi

(Tổ Quốc) - Mùa cúc họa mi năm nay ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề do siêu bão Yagi hồi tháng 9/2024. Phần lớn diện tích hoa bị ngập úng và hỏng, tuy nhiên số lượng ít ỏi hoa cúc họa mi còn lại đủ mang đến cho người trồng hoa tiếng cười rộn ràng. ...

Ngắm kiến trúc tuyệt đẹp của trường đại học trăm tuổi giữa lòng Thủ đô

(Tổ Quốc) - Đại học Tổng hợp trước đây là trụ sở của Đại học Đông Dương. Tuy quen thuộc với người dân Thủ đô nhưng đây lại là ngôi trường bí ẩn nhất vì có những khu vực chưa từng xuất hiện, nay lần đầu tiên mở cửa đón công chúng và du khách tham quan. ...

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng đã nỗ lực làm việc với tinh thần chủ động, trách nhiệm; tích cực phối hợp để bảo đảm sự thống nhất giữa các báo cáo. Ngày 11/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm...

Mua trả chậm – giá trị mới nhất Thế Giới Di Động mang đến khách hàng

Ngay từ khi thành lập, Thế Giới Di Động luôn lấy khách hàng làm trung tâm và không ngừng đưa ra các chương trình mới mẻ, thiết thực. Điển hình như khi thị trường Việt còn chưa phổ biến thói quen mua phần mềm chính hãng, hệ thống đã tiên phong hợp tác cùng Microsoft để cài đặt...

Hơn 1.100 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư cao tốc Biên Hòa

UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt xây dựng hạ tầng khu tái định cư rộng hơn 49ha tại phường Phước Tân (Biên Hòa) để đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người dân nhường đất làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. ...

Đấu giá 32 lô đất huyện Hoài Đức: Mức giá trúng cao nhất 109 triệu đồng/m2

(Dân trí) - Sau gần 10 tiếng với 12 vòng đấu, phiên đấu giá 32 lô đất tại huyện Hoài Đức có mức giá trúng cao nhất 109,3 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 16,2 tỷ đồng/lô. Phiên đấu giá 32 lô đất tại huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) kết thúc lúc 17h40 với 12 vòng đấu. Chia sẻ với phóng...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài...

Mới nhất