Trang chủNewsKinh tếVì sao đơn hàng da giày, dệt may lao dốc?

Vì sao đơn hàng da giày, dệt may lao dốc?


Đơn hàng thiếu hụt, giảm công nhân

Từ các doanh nghiệp (DN) nhỏ đến lớn đều thừa nhận tình trạng đơn hàng xuất khẩu của ngành dệt may vẫn tiếp tục sụt giảm. Không có con số thống kê chính xác nhưng tình trạng các DN giảm doanh số từ 40 – 50% không phải hiếm. DN quy mô lớn doanh thu cũng giảm từ 20 – 30%.

Vì sao đơn hàng da giày, dệt may lao dốc?
 - Ảnh 1.

Ngành dệt may, da giày VN lao dốc mạnh khi bị mất lợi thế cạnh tranh

Lãnh đạo Công ty dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công cho hay doanh thu 5 tháng đầu năm nay giảm 20 – 25% so với cùng kỳ năm trước. Mới đây, HĐQT công ty đã công bố điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu xuống 3.927,4 tỉ đồng, giảm 9% so với năm 2022 và lãi ròng đạt 244,9 tỉ đồng, giảm 13%. Thậm chí, Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex) đưa chỉ tiêu doanh thu năm 2023 giảm hơn một nửa so với năm vừa qua, xuống còn 1.500 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 104 tỉ đồng, giảm tới 71%. Kết thúc quý 1/2023, Gilimex báo cáo doanh thu giảm tới 89% so với cùng kỳ năm trước với gần 157 tỉ đồng. Công ty đã bị lỗ tới 39 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn trăm tỉ đồng. Ngay cả Tập đoàn dệt may VN (Vinatex), đơn vị dẫn đầu ngành dệt may cả nước, cũng báo cáo kết quả kinh doanh quý đầu năm nay với doanh thu giảm gần 15% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận trước thuế giảm mạnh gần 70%, xuống còn 118 tỉ đồng. Vinatex đặt mục tiêu kinh doanh khiêm tốn cho cả năm nay với doanh thu hợp nhất đạt 17.500 tỉ đồng, giảm hơn 10% và lợi nhuận trước thuế đạt 610 tỉ đồng, giảm gần 50% so với năm vừa qua.

Tương tự, với ngành da giày, nhiều DN cũng bị giảm đơn hàng, giảm công nhân. Đại diện Công đoàn Công ty PouSung (Đồng Nai) cho biết trong quý đầu năm nay công ty đã giảm bớt 1.000 công nhân. Nếu so với nhiều DN cùng ngành thì tỷ lệ giảm này ở mức thấp trong tổng số khoảng 21.000 lao động của công ty. Từ tháng 4 đến nay, hoạt động sản xuất cũng ổn định trở lại. Lý giải về điều này, vị đại diện Công đoàn cho rằng mỗi công ty sẽ tùy thuộc vào thương hiệu giày của đối tác. Ví dụ PouSung chuyên sản xuất cho một nhãn hàng giày lớn trên thế giới, nên may mắn là lượng hàng giày thể thao không bị giảm mạnh. Trong khi đó, cùng hãng giày này nhưng đối với các mã hàng như dép, giày nữ… thì lại lao dốc. Riêng lượng công nhân bị ngừng việc trước đó là do sản xuất cho một nhãn hàng khác có quy mô nhỏ hơn và khi khách hàng gặp khó khăn về tiêu thụ đã khiến đơn hàng không còn.

Thê thảm hơn, nhiều DN da giày đã buộc phải thu hẹp hoạt động, cho hàng ngàn công nhân nghỉ việc. Chẳng hạn cuối năm 2022, Công ty TNHH Tỷ Hùng (TP.HCM) đã cho gần 1.200 lao động trong tổng số 1.822 người nghỉ việc vì không có đơn hàng. Hay một “ông lớn” trong ngành da giày VN là Công ty PouYuen VN từ đầu năm đến nay đã liên tục cắt giảm lao động với hơn 8.000 người. Nguyên do cũng được công ty công bố là vì tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, người dân các nước thắt chặt chi tiêu kéo theo việc sụt giảm các đơn hàng sản xuất gia công…

VN khó cạnh tranh với Bangladesh, Indonesia?

Ông Nguyễn Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công, Phó chủ tịch Hội Dệt may VN, đánh giá kim ngạch xuất khẩu lẫn đơn hàng ngành dệt may giảm vì nhiều nguyên nhân. Đầu tiên vẫn là câu chuyện tiêu thụ chung của toàn cầu đi xuống, nhất là thị trường lớn như Mỹ cùng châu Âu (EU) lao dốc mạnh. Miếng bánh thị trường bị thu hẹp hơn trước và khách hàng đã cắt bớt những phân khúc kém cạnh tranh hơn.

Trong khi đó, Bangladesh vốn từ trước đến nay vẫn so kè với VN trong hoạt động xuất khẩu dệt may và nay họ đang có lợi thế nhiều hơn do chi phí thấp từ tiền lương và đồng nội tệ giảm mạnh. Đồng thời, nhiều DN dệt may của Bangladesh đã đạt được chứng chỉ “xanh” toàn cầu như ESG (chỉ số môi trường, xã hội và quản trị) và đạt chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường). Chẳng hạn như thế giới có khoảng 100 dự án đạt chứng chỉ “xanh” thì đã có 40 dự án ở Bangladesh. Điều đó giúp cho ngành dệt may nước này vẫn thu hút được đơn hàng, giúp quý 1/2023 tăng nhẹ, tuy nhiên đến tháng 4 cũng quay đầu giảm do thị trường khó khăn chung…

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex) Lê Tiến Trường thì nhận định suy giảm dệt may của VN cao nhất do đồng tiền đắt hơn 20% so với các quốc gia cạnh tranh, đồng thời lãi suất ở VN neo ở mức cao 9 – 11%/năm trong 4 tháng đầu năm nay, trong khi các quốc gia khác duy trì ở mức 3,5 – 7%/năm.

Cùng với đó, giá điện tăng 3% cũng kéo theo nhiều áp lực đối với các DN dệt may. VN còn đứng trước thách thức lớn khi Trung Quốc mở cửa. Với chính sách “thúc đẩy” hoạt động sản xuất sau đại dịch, nước này đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may trong nước. DN dệt may của quốc gia này có quy mô sản xuất đứng top 1 thế giới, do đó khi cầu suy giảm, nguồn cung dồi dào hơn thì VN khó có thể cạnh tranh. 

Ngoài các yếu tố trên, chi phí tiền lương trung bình hằng tháng cho công nhân may mặc của VN đang ở ngưỡng 300 USD/người, cao hơn so với trung bình toàn cầu ở ngưỡng 200 USD/người. Tiền lương của VN cao hơn so với Bangladesh, ở mức 95 USD/người/tháng hay Campuchia 190 USD/người/tháng, Ấn Độ 145 USD/người/tháng. Ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh: Với những điều kiện trên, nếu như các DN duy trì đơn giá thấp để cạnh tranh với Bangladesh thì sẽ lỗ ít nhất 15%. Bài toán này đặt ra nhiều thách thức, bởi các DN dệt may trong nước đang mất đi rất nhiều lợi thế trước các đối thủ để có thể duy trì khách hàng, đơn hàng.

Đồng tình, ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày – Túi xách VN (LEFASO), cho rằng về tổng thể, thị trường vẫn lao dốc mạnh, không có gì khả quan. Đặc biệt là EU, bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì chịu tác động trực tiếp từ cuộc xung đột quân sự giữa Nga – Ukraine, bên cạnh đó là các yếu tố suy thoái kinh tế hậu Covid-19 và các vấn đề liên quan đến chính sách bảo vệ môi trường. Đặc thù của ngành thời trang nói chung là biết được đơn hàng trước 6 tháng. Hiện nay đã hết tháng 6 và coi như đơn hàng 6 tháng cuối năm 2023 đã cơ bản hoàn thành và ước tính toàn ngành sụt giảm trung bình 10 – 12%. Từ sau tháng 10, chúng ta sẽ biết được đơn hàng cho năm 2024. Nếu thị trường có khả quan hơn một cách bất ngờ thì biên độ dao động cũng trong khoảng từ 3 – 5%. Chính vì vậy, kịch bản ít xấu nhất thì ngành da giày năm nay cũng sụt giảm 7 – 8%, còn kịch bản xấu hơn là giảm từ 13 – 16%.

“10 năm qua, tăng trưởng đều đặn khiến chúng ta không có áp lực chuyển đổi theo xu hướng tăng trưởng xanh của thế giới. Trong khi đó, Bangladesh do hình ảnh của ngành thời trang không được tốt trong mắt thị trường thế giới buộc các DN và chính phủ nước này phải xây dựng chính sách chuyển đổi theo hướng tích cực về mặt môi trường, lao động, giảm phát thải, truyền thông… Chính vì vậy, khi thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng, đơn hàng sụt giảm thì những “chỗ trũng” nước vẫn chảy về. Còn như VN đang là gò cao khi chi phí sản xuất cao, chưa đáp ứng tốt các tiêu chuẩn mới về môi trường thì đơn hàng sụt giảm. Sự chuẩn bị của Bangladesh được tiến hành trong suốt 10 năm qua nên hiện tại lúc nào đơn hàng của họ cũng “full” (đầy) hết. Chúng ta nên xem đây là cơ hội để nhìn thấy rõ những vấn đề của thị trường trong xu thế mới mà tích cực chuyển đổi để tồn tại”, ông Diệp Thành Kiệt nói.

Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu dệt may 5 tháng đạt 12,32 tỉ USD, giảm 17,8% và xuất khẩu xơ sợi đạt 1,73 tỉ USD, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, xuất khẩu giày dép đạt hơn 8,18 tỉ USD, giảm gần 14% và xuất khẩu túi xách, vali, ô – dù… đạt 1,55 tỉ USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2022.



Source link

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp dệt may đón đơn hàng mới, sôi động tuyển thêm lao động

Nhiều doanh nghiệp dệt may tuyển thêm lao động do đơn hàng tăng và kỳ vọng số lượng đơn hàng vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do nhiều yếu tố tác động. Nhiều đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt...

Bức tranh sáng nhìn từ công ty niêm yết

Mùa báo cáo tài chính quý 3-2024 khép lại. Số liệu cho thấy mức tăng trưởng toàn thị trường được đóng góp chủ yếu bởi nhóm phi tài chính. ...

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu. Câu chuyện của doanh nghiệp tiên phong Theo bà Nguyễn Thị Minh Hải - Trưởng ban Phát triển bền vững, Công ty CP - Tổng công ty May Bắc Giang (LGG), cũng giống như các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu...

Gilimex chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 45,2%

Gilimex sẽ thực hiện chi cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với danh sách cổ đông chốt vào ngày 11/11 tới đây. Công ty dự kiến sẽ trả cổ tức 10% năm 2024 nhưng mới hoàn thành 18% kế hoạch lợi nhuận sau nửa năm. Gilimex chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 45,2%Gilimex sẽ thực hiện chi cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với danh sách cổ đông chốt vào ngày 11/11...

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

Nhờ tận dụng tốt các lợi thế của FTA, dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đến hết năm 2024 ước đạt 26-27 tỷ USD. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hiệp Hội Da giày - Túi xách Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này tại Toạ đàm "Xúc tiến thương mại, tạo “đòn bẩy” cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

03:56:37

Bài phát biểu xúc động và đầy nước mắt của nữ thủ khoa

Không cần phải nhìn vào bài phát biểu đã chuẩn bị từ trước, những gì cô gái này chia sẻ trong buổi lễ tốt nghiệp đại học đã lay động lòng người bởi cảm xúc chân thành. Bài phát biểu đầy cảm xúc Lúc chia sẻ với người viết về bài phát biểu vừa qua của mình, cảm xúc trong Huỳnh Gia Điềm, tốt nghiệp ngành quản trị sự kiện, Trường ĐH Hoa Sen vẫn còn rất đong đầy. Cô nàng...

Phát hiện kiểu ngủ tối ưu nhất để người lớn tuổi sống thọ hơn

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu BMC Public Health đã khám phá tác động của các kiểu ngủ khác nhau đến 'quá trình lão hóa thành công' ở người lớn tuổi. ...

Triển lãm ngành làm đẹp: Dự kiến đón 10.000 lượt khách trong 3 ngày

Sáng ngày 7.11, K-Beauty Expo Vietnam & Saigon Beauty Show 2024 đã chính thức khai mạc tại Trung...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung bình ổn giá hàng hóa, kiểm soát lạm phát dịp Tết Ất Tỵ 2025. Chuẩn bị Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, khi nhu cầu mua sắm của người dân dự kiến sẽ tăng mạnh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm đã khẩn trương triển...

Chính sách kinh tế của Trump và Harris tác động đến thị trường vàng như thế nào?

Các chuyên gia đang đánh giá tác động các chính sách kinh tế của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đối với thị trường vàng. Sau nhiều tháng diễn thuyết, thăm dò, tranh luận và suy đoán, ngày bầu cử cuối cùng đã đến. Hôm nay, người dân Mỹ sẽ tới các điểm bỏ phiếu để lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống hiện tại Kamala...

Cùng chuyên mục

Bạc có phiên giảm thấp nhất trong vòng 1 tháng

Giá bạc hôm nay (8/11), thị trường bạc thế giới lao dốc mạnh về mức thấp nhất trong 1 tháng do sự chèn ép của đồng Dollar Mỹ. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.220.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác...

NHNN cung ứng hơn 300 nghìn lượng vàng SJC, sẽ can thiệp nếu thấy cần thiết

Từ ngày 3/6 đến 29/10, NHNN đã tổ chức 44 phiên bán vàng miếng SJC trực tiếp thông qua 4 ngân hàng và Công ty SJC, cung ứng ra thị trường 305.600 lượng vàng SJC (tương đương khoảng 11,46 tấn vàng). Trong báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, từ đầu năm 2024 đến tháng 6/2024, chênh lệch giữa giá vàng trong nước...

Kết nối giao thương, thúc đẩy xuất khẩu sang châu Mỹ

Bộ Công thương sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ vào ngày 13/11 tới tại TP. Hồ Chí Minh. Bộ Công thương sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ vào ngày 13/11 tới tại TP. Hồ Chí Minh. Thương mại hàng hóa của...

Đồng loạt đi ngang, miền Bắc giao dịch quanh mốc 63,4.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 8/11/2024 duy trì đà ổn định tại cả 3 miền và giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 8/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. ...

Giá cà phê hôm nay 8/11: Thế giới tăng, trong nước giảm 1.000 đồng/kg

Giá cà phê thế giớiĐầu giờ sáng 8/11 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 11/2024 tăng 113 USD/tấn, ở mức 4,420 USD/tấn. Giá giao tháng 1/2025 tăng 98 USD/tấn, ở mức 4,346 USD/tấn.Giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 12/2024 tăng 7,95 cent/lb, ở mức 256,70 cent/lb, giao tháng 3/2025 tăng 7,85 cent/lb, ở mức 255,90 cent/lb.Giá cà phê trong nướcGiá cà phê ở trong nước hôm...

Mới nhất

Làm sao để hiện thực hóa ước mơ tự do tài chính?

Tự do tài chính là mục tiêu có thể đạt được nếu mỗi người có chiến lược chi tiêu, quản lý tài chính và đầu tư hiệu quả. ...

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy...

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước. Ngành y năm nay có 3 tân giáo sư, 68 tân phó giáo sư. Trong đó, chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ...

45 năm đổi mới và vươn tầm quốc tế

Với lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn thành công qua các công trình trọng điểm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng... trên mọi miền Tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và đưa ngành tư vấn xây dựng Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Mới nhất

Có nên mua hay không?