Trang chủ70 năm chiến thắng Điện Biên PhủĐiện Biên 1954Vì sao 'đội quân ấu thơ' đánh bại Pháp ở Điện Biên...

Vì sao ‘đội quân ấu thơ’ đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ?

Chiến thắng Điện Biên Phủ bắt nguồn từ sức mạnh nội sinh của một dân tộc đã đồng cam cộng khổ, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, theo đại tá Lê Thanh Bài.

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), đại tá, tiến sĩ Lê Thanh Bài, Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự, trả lời VnExpress về chiến lược giúp Việt Nam giành thắng lợi, ý nghĩa và bài học từ chiến dịch này.

– Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp vượt trội quân đội nhân dân Việt Nam cả về binh lực và hỏa lực. Việt Nam có chiến lược gì để khắc chế điều này?

– Nguyên tắc của quân đội thực dân xâm lược luôn là đánh nhanh thắng nhanh. Chiến tranh kéo dài gây hao tổn kinh tế và bất ổn chính trị, ngoại giao. Vấp phải sự kháng cự của dân tộc Việt Nam, thực dân Pháp đã không thực hiện được nguyên tắc này mà càng lún sâu vào thất bại. Kế hoạch của Henri Navarre, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương, là nỗ lực cuối cùng của Pháp hòng rút ra khỏi chiến tranh trong danh dự. Phòng thủ không phải lựa chọn ban đầu, song cục diện trên chiến trường khiến suy tính của ông ta phải thay đổi.

Từ năm 1950, bộ đội ta liên tục giành thắng lợi lớn, như chiến dịch Biên giới; chiến dịch Hòa Bình 1951-1952. Chúng ta cơ bản giải phóng được vùng Tây Bắc, nối được căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc sang Thượng Lào và Liên khu 4. Chúng ta đẩy mạnh chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ và các địa phương vùng Pháp chiếm.

Đại tá Lê Thanh Bài, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự. Ảnh: Sơn Hà

Đại tá Lê Thanh Bài, Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự. Ảnh: Sơn Hà

Biết Navarre muốn bình định vùng đã chiếm sau đó tập trung lực lượng để tiến công ta, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra chủ trương “cơ động, linh hoạt”. Đó là thế trận chiến tranh nhân dân, chủ động mở đòn tiến công, buộc Pháp phân tán lực lượng, dẫn đến kế hoạch Navarre bước đầu phá sản.

Nhận tin báo Đại đoàn 316 tiến lên Tây Bắc, Navarre vội vàng lệnh cho 6 tiểu đoàn tinh nhuệ nhảy dù xuống đánh chiếm Điện Biên Phủ. Như vậy từ không có trong kế hoạch của Navarre, Điện Biên Phủ lại trở thành tâm điểm của cuộc chiến. Cùng với đó ông ta nhận ra mình không thể chống đỡ tất cả đòn tấn công của quân đội nhân dân Việt Nam và buộc phải xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm, hy vọng thành cái bẫy để nghiền nát bộ đội Việt Minh.

Chứng kiến Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm tại Điện Biên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đây là nghịch lý của chiến tranh. Thông thường, kẻ mạnh tấn công, kẻ yếu phòng ngự. Nhưng ở đây Pháp là bên mạnh nhưng lại chọn phòng ngự, trong khi quân Việt Minh yếu lại tấn công.

– Các tướng lĩnh, cố vấn quân sự của Pháp và Mỹ đều tin tưởng Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Việt Nam dựa vào đâu để phá vỡ phòng tuyến của họ?

 

– Công trình phòng ngự của Pháp tại Điện Biên Phủ được tổ chức theo nguyên tắc hiện đại nhất. Navarre tin rằng pháo binh Việt Nam không thể đưa pháo 75 mm lên đỉnh núi cao quanh lòng chảo Điện Biên Phủ để có vị trí khai hỏa. Chúng ta sẽ nhanh chóng cạn kiệt vũ khí, đạn dược và lương thực khi bị chặt đứt đường tiếp tế. Chuyên gia quân sự phương Tây tính toán tướng Giáp cần thêm 100 xe tăng và một đội máy bay yểm hộ để đánh Điện Biên Phủ. Nhưng đó là điều không tưởng nên họ cho rằng tiến công đồng nghĩa với tự sát.

Tuy nhiên, người Pháp đã không tính đến yếu tố quan trọng nhất là con người. Họ không thể tưởng tượng chỉ bằng sức người, cùng tời quay, chúng ta đã đưa cả pháo 105 mm vượt qua những quãng đường lầy lội, đèo dốc tới 60 độ. Chỉ bằng đôi vai trần, những cuộn dây thừng, các chiến sĩ đưa được những khẩu pháo nặng hàng tấn nhích từng mét. Nhiều người đã ngã xuống trong khi kéo pháo. Chỉ có lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí chiến đấu vì độc lập tự do mới tạo nên sức mạnh “chân đồng vai sắt” để hoàn thành nhiệm vụ.

Tư duy quân sự của Navarre, nói rộng ra là phương Tây, đã không tính được sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Cuộc chiến có sức mạnh của toàn dân, sức mạnh nằm ở tinh thần và ý chí. Trong khi các nhà quân sự phương Tây tính toán dựa đơn thuần trên quân số và súng đạn. Navarre là tướng tài, được đào tạo bài bản. Nhưng không có một trường lớp hay một tài liệu quân sự nào khái quát được đường lối “chiến tranh nhân dân” và những vận dụng sáng tạo của quân đội ta.

 Quân đội Việt Nam đã khiến Pháp bất ngờ thế nào?

– Bất ngờ nhất với Pháp là vấn đề bảo đảm hậu cần cho chiến dịch. Họ không ngờ cùng với các đơn vị tiến quân lên Điện Biên Phủ, chúng ta huy động được hàng chục nghìn thanh niên xung phong, phối hợp với công binh mở hàng trăm km đường. 261.500 dân công với gần 20 triệu ngày công phục vụ chiến dịch, vận chuyển hơn 25.000 tấn gạo, 1.200 tấn đạn, 1.700 tấn xăng dầu. Số hàng hóa bảo đảm cho hơn 87.000 người tham gia chiến dịch, trong đó 53.830 là bộ đội chủ lực.

Bộ chỉ huy quân Pháp nghĩ đã làm chủ hoàn toàn trên không lẫn mặt đất khi áp đảo về số lượng máy bay, xe tăng, pháo binh. Nhưng chỉ bằng công cụ thô sơ, bộ đội Việt Nam lại tiến sâu, đánh họ từ trong lòng đất. Hệ thống giao thông hào dài trăm km, dần tiến dần vào lòng chảo, đã chia cắt sự liên hoàn các cứ điểm ở Điện Biên Phủ và trở thành “thòng lọng” thít chặt. Cách đánh này đã hạn chế được ưu thế về mặt quân sự của đối phương, bảo đảm đánh lâu dài, tiến chắc, đánh chắc.

Và cuối cùng là cách bố trí trận địa pháo một cách khoa học và bài bản. Như đã nói ở trên, người Pháp không tính đến việc chúng ta có thể kéo pháo lên chiếm lĩnh điểm cao thuận lợi. Việc kéo pháo không chỉ diễn ra một mà nhiều lần, bố trí lại trận địa để làm sao hiệu quả nhất. Không có máy bay và xe tăng, song hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh và pháo binh của ta vô cùng hiệu quả.

Charles Piroth, Chỉ huy pháo binh của Pháp ở trận Điện Biên Phủ, từng tuyên bố “tôi sẽ không để pháo của Việt Minh bắn quá ba phát”. Chỉ cần pháo của ta lộ vị trí là bị tiêu diệt. Thực tế chiến trường lại chứng minh điều ngược lại. Pháo binh Việt Nam bắn với tỷ lệ chính xác rất cao, liên tục hạ các mục tiêu trọng yếu của Pháp. Kết cục viên chỉ huy đầy kinh nghiệm phải tự vẫn.

– Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa thế nào trong chặng đường giành độc lập của Việt Nam cũng như các nước thuộc địa trên thế giới?

– Đây là thắng lợi to lớn nhất để kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp, đánh dấu chấm hết 100 năm đô hộ của họ với nước ta. Sự kiện này cũng là bước dài trên chặng đường đi đến thống nhất nước nhà. Thắng lợi đó thể hiện được sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, tiến hành cuộc kháng chiến được gọi là “thần thánh”.

Với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, chiến dịch Điện Biên Phủ là đột phá, đánh dấu lần đầu tiên một dân tộc thuộc địa đánh bại đế quốc xâm lược. Điều đó đã khích lệ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới phát triển mạnh, đặc biệt ở châu Phi. Sự kiện này như phát súng để 17 nước châu Phi đồng loạt đứng lên giành độc lập. Thắng lợi ở Điện Biên Phủ chứng tỏ tính chính nghĩa và tinh thần đấu tranh vì độc lập tự do luôn giành thắng lợi.

Đội quân xe đạp thồ đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu.

Đội quân xe đạp thồ đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu.

– Từ chiến dịch Điện Biên Phủ, bài học nào vẫn còn giá trị trong thời đại ngày nay?

– Chiến thắng Điện Biên Phủ được tạo nên một phần nhờ niềm tin mạnh mẽ kháng chiến nhất định thắng lợi trong toàn quân, toàn dân. Việc giáo dục chính trị trước và trong huấn luyện đã khắc sâu vào ý thức hệ về lòng căm thù quân địch. Người lính được trui rèn về bản lĩnh, trí tuệ, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối, quyết sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị và trực tiếp là Tổng tư lệnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây chính là minh chứng quý giá về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là trong hàng ngũ quân đội.

Việc kiên quyết thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” thể hiện sự sắc sảo, nhạy bén của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Quyết định dựa trên cơ sở khoa học, xem xét khách quan, toàn diện cục diện chiến trường, đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm, trách nhiệm cao trước lịch sử, trước sinh mệnh cán bộ, chiến sĩ của người chỉ huy.

Để đi được đến trận Điện Biên Phủ, dân tộc ta đã trải qua hơn 8 năm kháng chiến, “đi từ không đến có”. Từ đội quân chân đất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là “Quân đội ta là một quân đội thơ ấu. Tinh thần dũng cảm có thừa, nhưng thiếu vũ khí, thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ, thiếu mọi mặt”. Triệt để thực hiện đường lối “kháng chiến, kiến quốc”, vừa đánh giặc vừa xây dựng lực lượng, củng cố tiềm lực kháng chiến, bộ đội đã lấy chiến trường làm nơi rèn luyện và kiểm nghiệm thực tế. Sau mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch, từ tướng lĩnh đến toàn quân đều phải nghiên cứu, tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc để đi đến thắng lợi cuối cùng.

Kháng chiến không thể đi tới thắng lợi nếu không có sự ủng hộ, hỗ trợ từ Trung Quốc, Liên Xô và cộng đồng quốc tế tiến bộ. Tuy nhiên, sức mạnh nội lực vẫn luôn là quan trọng nhất đối với một dân tộc đứng lên giành độc lập. Chiến thắng Điện Biên Phủ bắt nguồn từ sức mạnh nội sinh của một dân tộc đã đồng cam cộng khổ, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, từng bước đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp.

Sơn Hà – Vnexpress.net

Nguồn:https://vnexpress.net/vi-sao-doi-quan-au-tho-danh-bai-phap-o-dien-bien-phu-4730385.html

Cùng chủ đề

Chuỗi chương trình trên VTV kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(Tổ Quốc)- Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện loạt chương trình trọng điểm trên các kênh sóng, như chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Con đường lịch sử”, phim tài liệu...

Giải tạo động lực lớn để các tác giả tiếp tục lao động báo chí, tìm tòi, sáng tạo

(CLO) Theo nhà báo Nguyễn Tuấn Huy: “Được vinh danh tại lễ trao giải tôi nghĩ đó là động lực lớn để các tác giả tiếp tục lao động báo chí, tìm tòi, sáng tạo ra những tác phẩm báo chí sinh động hơn nữa, chân thực, gắn liền với đời...

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Ngôi nhà trăm mái do kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế trước đây là nơi làm việc của Sở Tài chính Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý sử dụng làm trụ sở Bộ Ngoại giao. Công trình trụ sở Bộ Ngoại giao được thiết kế bởi kiến trúc sư Ernest Hebrard từ năm 1924, khởi công xây dựng năm 1925 và hoàn tất xây dựng năm 1928, theo đồ án quy...

Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức đại hội các chi hội cơ sở

(Tổ Quốc) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Hội năm 2024 và công bố kế hoạch hoạt động từ nay đến hết nhiệm kì IX (2020-2025), đồng thời triển khai kế hoạch chuẩn bị Đại hội...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024: Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng

Trong hai ngày 7 - 8/11, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức, với chủ đề “Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng, Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

05:10:21

Anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai

Anh hùng Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Sau Cách mạng tháng Tám, Phan Đình Giót tham gia lực lượng tự vệ chiến đấu. Năm 1950, ông xung phong đi bộ đội chủ lực. Ông cũng góp mặt trong một số chiến dịch lớn như: Trung du, Hòa Bình, Tây Bắc và Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhandan.vn Nguồn

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: ‘Pháo đài không thể công phá’

MÙA HÈ NĂM 1954, NGƯỜI PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG ĐÃ SA VÀO CÁI BẪY DO CHÍNH MÌNH BÀY RA DO KHÔNG THỂ LƯỜNG HẾT ĐƯỢC SỨC MẠNH VÔ BIÊN CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM. TƯỚNG COGNY - TƯ LỆNH CHIẾN TRƯỜNG BẮC BỘ BẼ BÀNG THỪA NHẬN: “BIÊN PHỦ QUẢ LÀ MỘT CÁI BẪY, NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ CÁI BẪY VỚI VIỆT MINH NỮA, MÀ ĐÃ THÀNH MỘT CÁI BẪY ĐỐI VỚI CHÚNG TA". Cuối năm 1953, Chiến...

Chiến dịch Trần Đình – Mật danh của Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm trước khi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hầu như tất cả lực lượng bộ đội, dân công, thanh niên xung phong không biết tên chiến dịch, không biết điểm hành quân tiếp theo, nhưng họ đều nô nức được ra chiến trường. vtv.vn Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=9TEHfFzWohc

Anh hùng Liệt sĩ Trần Can – Người cắm cờ trên căn cứ Him Lam

Nhandan.vn Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=YlOKizkglm8

Cùng chuyên mục

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp: Hai cái tên song hành trong chiều dài lịch sử

Điện Biên Phủ là nơi ghi dấu ấn tài năng của một vị tướng huyền thoại trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã ghi tên địa danh Điện Biên Phủ trên bản đồ thế giới. Hai cái tên Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ có lẽ trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, dù rằng chưa có sự...

Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ở phía tây, Đại đoàn 308 giải quyết xong cứ điểm 310 còn gọi Nà Noọng (Claudine 4), đưa trận địa tiến công của đơn vị áp sát cách sở chỉ huy Đờ Cát-xtơ-ri khoảng 300m. Đến 9 giờ sáng, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chuyển sang tổng công kích. Thời điểm kết thúc trận quyết chiến lịch sử đã tới gần, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung theo dõi tình hình để...

Điện Biên Phủ: Những dấu ấn đặc biệt

TPO - Từ chỗ không được nhắc đến trong kế hoạch của Nava cũng như kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta, Điện Biên Phủ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm trong kế hoạch của cả hai bên. Tienphong.vn Nguồn:https://tienphong.vn/dien-bien-phu-nhung-dau-an-dac-biet-post1634705.tpo

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 6-5-1954, tiếng chuông báo hiệu giờ tàn cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Sáng ngày 6-5-1954, Tiểu đoàn 255 thuộc Trung đoàn 174 phòng ngự suốt 34 ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút qua Đồi Cháy làm lực lượng dự bị. Tiếng nổ của khối bộc phá gần 1.000kg thuốc nổ trên đồi A1 được chọn làm hiệu lệnh xung phong cho đợt tiến công tối nay. Chọc mù “con mắt” của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Trong cuốn Hồi ký "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử", Đại...

Mới nhất

Mỹ rót 406 triệu USD cho GlobalWafers nhằm củng cố chuỗi cung ứng chip nội địa

Khoản tiền sẽ hỗ trợ GlobalWafers xây dựng cơ sở sản xuất mới, là bước đi quan trọng nhằm củng cố chuỗi cung ứng chip bán dẫn nội địa của Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng. Bộ Thương mại Mỹ ngày 17/12 đã công bố khoản...

Bích Tuyền đang ghi điểm nhiều thứ 2 tại giải vô địch thế giới các CLB 2024

Theo thống kê của trang Volleyball World vào trưa nay (18/12), Bích Tuyền đang tạm đứng thứ 2 ở các thông số VĐV ghi điểm nhiều nhất và tấn công xuất sắc nhất tại giải vô địch thế giới các CLB nữ 2024.Ở hạng mục VĐV ghi điểm nhiều nhất (Best Scorers), tay đập Kisy Nascimento của CLB...

Hiến kế cho Đà Lạt phát triển du lịch xanh bền vững từ “nội lực”

(NLĐO) - Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp hoạt động trong ngành văn hóa, du lịch có nhiều góp ý để Đà Lạt phát triển du lịch xanh,...

Hội thảo “Thuế và nền tài chính lành mạnh cho sự phát triển bền vững”

Hội thảo “Thuế và nền tài chính lành mạnh cho sự phát triển bền vững" do Bộ Tài chính chủ trì, Tổng cục Thuế phối hợp Báo Lao Động tổ chức, sẽ diễn ra vào lúc 14h ngày 18/12. Trong những năm qua, triết lý "nuôi dưỡng nguồn thu bền...

Mới nhất