Trang chủEnterpriseTổng công ty đường sắt Việt NamVì sao đề xuất quy hoạch 15 ga đường sắt hiện hữu?

Vì sao đề xuất quy hoạch 15 ga đường sắt hiện hữu?


Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn vì sao trong số này không có các ga lớn như Hà Nội, Sài Gòn…

Quy hoạch 15 ga, mở rộng quy mô, diện tích

Liên danh tư vấn Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển GTVT (CCTDI) và Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT (TRICC-JSC) vừa trình Cục Đường sắt VN Báo cáo giữa kỳ Quy hoạch một số ga đường sắt quốc gia trong đô thị, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế (quy hoạch ga).

Vì sao đề xuất quy hoạch 15 ga đường sắt hiện hữu?- Ảnh 1.

Ga Đồng Đăng, Lạng Sơn.

Qua rà soát, dự báo nhu cầu tương lai, Tư vấn đề xuất quy hoạch 15 ga gồm: Đồng Đăng, Yên Trạch (Lạng Sơn), Kép, Sen Hồ (Bắc Giang), Ninh Bình (Ninh Bình), Khoa Trường (Thanh Hóa), Vinh, Nghi Long (Nghệ An), Đông Hà (Quảng Trị), Kim Liên (Đà Nẵng), Diêu Trì (Bình Định), Nha Trang, Vĩnh Trung (Khánh Hòa), Tháp Chàm, Cà Ná (Ninh Thuận).

Lý giải cho đề xuất này, đại diện Tư vấn lập quy hoạch cho biết, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu phải đủ năng lực đáp ứng khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn (gấp 2,3 lần so với hiện trạng năm 2019) và 21,5 triệu khách đối với đường sắt quốc gia (gấp 2,7 lần so với hiện trạng năm 2019).

Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu này, ngoài cải tạo, nâng cấp, xây mới các tuyến đường sắt, cần quy hoạch để tăng năng lực thông qua của các ga đường sắt quốc gia, đặc biệt là đối với các ga trong đô thị, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế.

Tuy nhiên, hiện Bộ GTVT đã giao Cục Đường sắt VN tiến hành lập ba quy hoạch có tính chất kĩ thuật chuyên ngành khác (Quy hoạch các tuyến và ga đường sắt khu vực đầu mối Hà Nội, TP.HCM; Quy hoạch tuyến và ga của tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải PhòngQuảng Ninh) nên tư vấn chỉ đề xuất đưa vào quy hoạch các ga quan trọng trên 4 tuyến đường sắt hiện có: Tuyến Hà Nội – TP.HCM, tuyến Hà Nội – Đồng Đăng trên hành lang Bắc – Nam, tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng trên hành lang Đông – Tây (chưa có trong ba quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành).

Đơn cử, ga Sài Gòn – ga đầu mối về hành khách, các ga Sóng Thần, An Bình là đầu mối về hàng hóa đã được đưa vào quy hoạch khu đầu mối TP.HCM. Tương tự, ga Hà Nội, tổ hợp ga Ngọc Hồi trong quy hoạch khu đầu mối Hà Nội; Ga Lào Cai, ga Hải Phòng trong quy hoạch tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Cũng theo Tư vấn, tiêu chí xác định nhóm 15 ga được đề xuất ưu tiên lập quy hoạch giai đoạn trong năm 2024 gồm: Là ga đầu, cuối tuyến; Ga có chức năng liên vận quốc tế hoặc có tiềm năng trở thành ga liên vận quốc tế; Ga có kết nối hoặc có định hướng kết nối cảng biển, cảng thủy nội địa; Ga có nhu cầu hành khách, hàng hóa lớn với vị trí đầu mối khu vực hoặc nằm trong đô thị lớn.

Việc lập quy hoạch các ga đường sắt này để tiếp tục cải tạo, mở rộng các ga đường sắt kết nối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị, đồng thời cụ thể hóa vào quy hoạch tỉnh để đảm bảo thống nhất đối với phương án sử dụng đất, kết nối giao thông hay để kết hợp quy hoạch quỹ đất thích hợp khu vực ga để phát triển các đô thị, các khu chức năng (mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông – TOD).

Thông tin thêm, ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt VN cho biết, chỉ quy hoạch một số ga trên các tuyến đường sắt hiện hữu. Như tuyến Hà Nội – TP.HCM hiện hữu sẽ tập trung quy hoạch các ga hàng hóa, kết nối các nguồn hàng vì sau này sẽ chủ yếu chạy tàu khách khu đoạn phục vụ hành khách chặng ngắn và tàu hàng.

Còn các hành lang mới như đường sắt tốc độ cao, đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng khổ 1.435mm, Hà Nội – Đồng Đăng khổ 1.435mm… sẽ không chú trọng quy hoạch ga cũ.

“Khi có tuyến đường sắt mới, lợi thế của tuyến đường sắt cũ sẽ bị hạn chế bớt. Do đó, sẽ phân tích luồng hàng, luồng khách để phân bổ giữa tuyến cũ, tuyến mới, nếu nhu cầu tuyến cũ ít sẽ không tập trung quy hoạch đầu tư ga”, ông Cảnh nói.

Cũng theo Tư vấn, 15 ga đề xuất đưa vào quy hoạch đều là những ga có nhu cầu vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa cao. Trong đó, xây dựng mới hai ga Nghi Long, ga Vĩnh Trung, 13 ga còn lại chủ yếu mở rộng quy mô, diện tích.

Ga Nghi Long là ga xây mới tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, khai thác cả hàng hóa và hành khách; Định hướng thành ga đầu mối có nhánh kết nối với cảng Cửa Lò.

Ga Nha Trang sẽ được giữ nguyên tổ chức vận tải cho tới năm 2030, sau đó sẽ di dời chức năng hàng hóa ra ga Vĩnh Trung (xây mới).

Cơ sở để giữ đất, kêu gọi đầu tư

Cục trưởng Cục Đường sắt VN Trần Thiện Cảnh cho biết, quy hoạch sẽ định hướng quy mô chi tiết từng ga. Việc xác định ga nào đưa vào lập quy hoạch chi tiết căn cứ trên nhu cầu chung: Các tuyến cũ phải cải tạo, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải từng thời điểm; Giữ được quỹ đất để phát triển mở rộng ga sau này.

Vì sao đề xuất quy hoạch 15 ga đường sắt hiện hữu?- Ảnh 2.

Ga Kép, Bắc Giang.

“Hiện, Tư vấn mới hoàn thành báo cáo giữa kỳ, tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi các tỉnh, cơ quan, đơn vị. Đến bước hoàn thiện báo cáo cuối kỳ, mới đề xuất nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư và giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch. Tuy nhiên, quy hoạch chính là cơ sở để đầu tư sau này, có thể lập dự án đầu tư riêng các ga, hoặc có thể đầu tư ga trong dự án tuyến”, ông Cảnh nói.

Ông Cảnh cũng cho hay, hiện Tổng công ty Đường sắt VN đang lập đề án đầu tư, khai thác các ga, trình cấp thẩm quyền phê duyệt để được tự đầu tư, khai thác hoặc gọi vốn, liên kết đầu tư. Với quy hoạch ga, Tổng công ty sẽ có được số liệu dự báo, thực tiễn khai thác, các phương pháp tính toán, từ đó xác định được chuẩn xác hơn các ga xin đầu tư, khai thác.

Theo ông Phan Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN, để xác định đưa ga nào vào quy hoạch phải đặt trong tổng thể chung toàn mạng lưới và định hình được nguồn khách, nguồn hàng.

Ga nào định khai thác vận chuyển hàng của khu công nghiệp, phải làm rõ khu vực tiêu thụ của họ ở đâu, vận chuyển đến đâu. Cùng đó, phải tính đến phương án kết nối thuận lợi để giảm bớt chi phí vận hành, chi phí logistics, vận tải có tính cạnh tranh với các phương thức khác.

Để thực hiện được quy hoạch, tư vấn phải đề xuất được chính sách quản lý của Nhà nước, trong đó hướng đến thúc đẩy phương thức vận tải chi phí logistics rẻ, thân thiện môi trường, giảm tai nạn giao thông.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/vi-sao-de-xuat-quy-hoach-15-ga-duong-sat-hien-huu-192240220102711456.htm

Cùng chủ đề

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam phải có tính lưỡng dụng

Ngày 13/11, Quốc hội về tổ thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Trước khi thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã...

Tuyến đường sắt nào dài nhất thế giới?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tuyen-duong-sat-nao-dai-nhat-the-gioi-ar907108.html

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Sáng 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Về mục tiêu đầu tư dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết xây dựng tuyến đường sắt tốc độc cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận...

Chi phí vận hành, bảo trì đường sắt tốc độ cao Bắc Nam khoảng 1 tỷ USD/năm

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng mức đầu tư khoảng 67 tỷ USD, hoàn thành vào năm 2036, với chi phí vận hành và bảo trì hằng năm đều ở mức khoảng 1 tỷ USD. Ngày 13/11, Quốc hội thảo luận tại tổ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Thẩm tra chủ trương đầu tư dự án gửi đến đại biểu Quốc hội, Ủy ban...

Nhà ga đường sắt tốc độ cao qua Thanh Hóa sẽ đặt ở đâu?

Theo dự kiến, nhà ga hành khách đường sắt tốc độ cao sẽ đặt gần với dự án bến xe trung tâm TP Thanh Hóa. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng -Lạng Sơn ngay trong 2025

Ngày 14/11, sau khi khảo sát thực địa và làm việc, Thủ tướng đã yêu cầu hoàn thành 2 dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau. ...

Thông luồng cho tàu lớn vào sông Hậu

Hiện nay, các tàu ra vào các cảng biển khu vực ĐBSCL qua luồng sông Hậu có trọng tải chủ yếu khoảng 10.000 DWT giảm tải. ...

Hơn 860 tỷ đồng giải phóng mặt bằng mở rộng Cảng hàng không Cà Mau

HĐND tỉnh Cà Mau vừa ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau. ...

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP.HCM ngày càng đáng lo ngại

Theo Bộ trưởng TN&MT Đỗ Đức Duy, ô nhiễm không khí tăng lên mức đáng lo ngại trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung tại các thành phố lớn, như Hà Nội và TP.HCM. ...

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM

Chiều 14/11, Sở GTVT TP.HCM tổ chức hội nghị tham vấn nghiên cứu tiền khả thi 5 dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu ở các cửa ngõ TP theo hình thức BOT mà Nghị quyết 98 cho phép TP.HCM thí điểm. ...

Bài đọc nhiều

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Đức tự nghiên cứu, phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao cả về hạ tầng và phương tiện với mục tiêu “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”. Ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm Nói về những tuyến đường sắt tốc độ cao nổi tiếng thế giới, không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố...

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Sáng 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Về mục tiêu đầu tư dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết xây dựng tuyến đường sắt tốc độc cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận...

Tàu tốc độ cao “thu nhỏ” nước Pháp

Pháp là nước thứ ba sau Nhật Bản, Italia đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao, đưa tàu TGV trở thành “niềm tự hào dân tộc”. "Thu nhỏ" nước Pháp bằng tàu tốc độ cao Pháp là nước thứ hai tại châu Âu đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao và cũng giống như Nhật Bản, Italia, xuất phát từ nhu cầu mạng lưới đường sắt thông thường không đáp ứng được nhu cầu. Theo tìm hiểu của...

Cần 700 tỷ đồng cải tạo tuyến đường sắt Long Khánh – Dầu Giây

Theo đó, Cục Đường sắt đề xuất cải tạo 19km phạm vi từ ga...

Chính thức hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt

Từ hôm nay, ngày 01/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sẽ chính thức đi vào hoạt động. Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã được Thủ...

Cùng chuyên mục

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Sáng 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Về mục tiêu đầu tư dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết xây dựng tuyến đường sắt tốc độc cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận...

Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đảm bảo “thẳng nhất có thể”

Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được nghiên cứu đáp ứng yêu cầu kinh tế, kỹ thuật tương ứng tốc độ 350km/h, đảm bảo “thẳng nhất có thể”. Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tốc độ 350km/h Ngày 13/11, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ trình chủ trương dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC). Liên quan đến Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT), hiện vẫn còn một số...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội đến Trùng Khánh

Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Đây là một trong những hoạt động trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc. Cảng cạn Trùng Khánh có 7 chức năng lớn gồm vận chuyển, lưu trữ container...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch CRCC bày tỏ tình cảm gắn bó của CRCC với Việt Nam, cho biết đơn vị tiền thân của tập...

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Đức tự nghiên cứu, phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao cả về hạ tầng và phương tiện với mục tiêu “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”. Ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm Nói về những tuyến đường sắt tốc độ cao nổi tiếng thế giới, không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố...

Mới nhất

Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng

Khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi, đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người. Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡngKhoa học...

Đường đặt cổng giới hạn chiều cao quá thấp, doanh nghiệp kêu tốn kém bạc tỉ

Một doanh nghiệp tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) phản ánh đến Tuổi Trẻ Online về cổng giới hạn chiều cao do người dân lắp đặt trên đường khiến việc vận chuyển hàng hóa ra vào cơ sở khó khăn, gây tốn kém tiền tỉ. ...

Tập đoàn TKV muốn nhập khẩu 5 triệu tấn than từ Lào qua Quảng Trị

Khảo sát đầu tư tại tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) mong muốn đầu tư dự án để nhập khẩu 5 triệu tấn than đá từ Lào qua tỉnh này, dự án chế biến than từ 8 - 10...

TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát

Do tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bổ sung thêm một số hạng mục, dự án cải tạo kênh dài nhất TP.HCM đã tăng vốn hơn 830 tỷ đồng, thời gian thực hiện cũng kéo dài thêm 1 năm. TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước...

Nhận diện và cách xử trí hiệu quả

Bong gân cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp, nhất là đối với những người thường xuyên vận động hoặc chơi thể thao. Khi bị bong gân, dây chằng quanh cổ...

Mới nhất