Trang chủNewsKhoa học - Công nghệVì sao các nước lớn đua nhau thám hiểm Mặt Trăng?

Vì sao các nước lớn đua nhau thám hiểm Mặt Trăng?


Phát biểu tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida (Mỹ) hôm 8/8, ông Bill Nelson bày tỏ lo ngại Trung Quốc có thể chiếm khu vực cực nam của Mặt Trăng nếu các phi hành gia Bắc Kinh đến đó trước. “Đương nhiên, tôi không muốn Trung Quốc đưa người đến cực nam trước và sau đó tuyên bố đó là lãnh địa của họ”.

Cuộc đua giành cực nam Mặt Trăng 

Theo ông Nelson, Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua xem ai sẽ là người đầu tiên tiếp cận được khu vực nước đóng băng bị mắc kẹt ở cực nam của Mặt Trăng.

“Chúng ta cần bảo vệ lợi ích của cộng đồng quốc tế. Nếu tìm thấy lượng nước dồi dào có thể được sử dụng cho các phi hành đoàn và tàu vũ trụ trong tương lai thì, chúng ta muốn đảm bảo rằng nguồn nước đó được cung cấp cho tất cả mọi người chứ không chỉ người tuyên bố có nó”, ông Nelson nói thêm.

Nhiều quốc gia nhắm đến cực nam của Mặt Trăng. (Ảnh: Getty)

Nhiều quốc gia nhắm đến cực nam của Mặt Trăng. (Ảnh: Getty)

Các địa điểm tiềm năng để hạ cánh và sử dụng tài nguyên ở cực nam của Mặt Trăng có thể bị hạn chế. Nguyên nhân, hình ảnh thu được từ vệ tinh cho thấy cảnh quan rất khác so với khu vực từng được chọn để hạ cánh trong các cuộc du hành trước đây.

“Những bức ảnh ở cực nam không giống như những gì chúng ta từng thấy nơi Neil Armstrong và Buzz Aldrin hạ cánh. Cực nam của Mặt Trăng có nhiều miệng hố sâu. Do góc của Mặt Trời chiếu vào nên hầu hết các miệng núi lửa đó hoàn toàn chìm trong bóng tối, điều này làm giảm diện tích tiếp đất đáng kể”, ông Nelson nói.

Tuy nhiên, chuyên gia chính sách vũ trụ Brian Weeden, giám đốc lập kế hoạch chương trình tại tổ chức tư vấn Secure World Foundation nói Mỹ và Trung Quốc “không nhất thiết phải cạnh tranh”. “Đó không phải là cuộc chạy đua, bởi không chỉ Mỹ và Trung Quốc sẽ lên Mặt trăng, rất nhiều quốc gia cũng sẽ đến đó vì những lý do khác nhau”.

Cực nam của Mặt Trăng là nơi rộng lớn, đủ không gian cho nhiều nhóm khám phá. Ông bác bỏ ý kiến của giám đốc NASA cho rằng ai đến đó trước sẽ “thắng” cuộc đua, vì “dù ai lên Mặt Trăng trước thì các quốc gia khác cũng sẽ không ngừng đến đó”.

Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển các phương tiện phóng và tàu vũ trụ nhằm mục tiêu đưa các phi hành gia nước này lên Mặt trăng vào năm 2030. Trạm nghiên cứu Mặt Trăng quốc tế do Trung Quốc dẫn đầu và chương trình Artemis của Mỹ ra đời đều nhằm mục đích thiết lập một căn cứ lâu dài với sự hiện diện của con người ở khu vực cực nam của Mặt Trăng.

Nga – Ấn Độ phóng tàu vũ trụ đổ bộ Mặt Trăng

Trong khi đó, Nga và Ấn Độ đang cạnh tranh để trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện sứ mệnh tìm dấu hiệu của nước trên Mặt Trăng bằng tàu thám hiểm. Cả Luna 25 của Nga và Chandrayaan 3 của Ấn Độ dự kiến sẽ hạ cánh ngày 23/8.

video-element" data-id="Gc_b_a5NO0WCdrHujOo2W1BIKAa_b_ca_b_c" data-poster="https://cdn-i.vtcnews.vn/upload/2023/08/11/luna25-07312123.png"/>

Nga phóng thành công tàu vũ trụ chinh phục Mặt Trăng sau gần 50 năm. (Nguồn: Roscomos)

Sáng 11/8, theo giờ Moskva, Cơ quan vũ trụ liên bang Nga Roscosmos phóng thành công tàu vũ trụ Luna-25, mở ra giai đoạn mới với chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Moskva. Đây cũng là sứ mệnh Mặt Trăng đầu tiên của Nga sau 47 năm kể từ năm 1976.

Dự kiến, Luna-25 sẽ hạ cánh xuống cực nam của Mặt Trăng ngày 21/8. Con tàu này sẽ nghiên cứu những khu vực mà con người chưa từng tiếp cận được.

Bất chấp vụ phóng thành công của Moskva, giám đốc NASA bác bỏ vai trò đối thủ của Nga trong cuộc chạy đua vào không gian. Ông đặt câu hỏi về sự sẵn sàng của Nga trong việc đưa các nhà du hành vũ trụ trên Mặt Trăng trước năm 2030.

NASA cũng vạch ra tiến độ trong sứ mệnh Artemis II – phi hành đoàn 4 thành viên đánh dấu chuyến du hành Mặt Trăng có người lái đầu tiên của NASA. Dự kiến sứ mệnh sẽ bắt đầu vào năm 2024. Đây cũng là lần phóng thứ hai trong chương trình Artemis, một sáng kiến đa quốc gia nhằm thiết lập “sự hiện diện lâu dài của con người trên Mặt Trăng”. Trước đó vào năm 1972, phi hành đoàn của NASA thực hiện chương trình Apollo và tiếp cận thành công Mặt Trăng.

Tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion trên bệ phóng ở Florida trong sứ mệnh Artemis I. (Ảnh: Getty)

Tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion trên bệ phóng ở Florida trong sứ mệnh Artemis I. (Ảnh: Getty)

Theo ông Weeden, một câu hỏi quan trọng hơn nhiều so với sự cạnh tranh giữa các quốc gia để lên Mặt Trăng là liệu họ có cùng cách giải thích về luật quốc tế hay không, bởi các hiệp ước không gian hiện tại thường có các nguyên tắc rất rộng.

28 quốc gia ký Hiệp định Artemis

Hiệp định Artemis ra mắt vào ngày 13/10/2020 nhằm mục đích sử dụng không gian hòa bình và hợp tác với 8 nước ký kết tham gia gồm Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, Luxembourg, Ý, Anh, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Tháng 11/2020, Ukraine tham gia hiệp định. Tháng 5/2021, Hàn Quốc trở thành quốc gia thành viên thứ 10. Tháng 6/2021, New Zealand và Brazil là hai quốc gia tiếp theo ký kết Hiệp định Artemis.

Cho đến nay, 28 quốc gia đã ký Hiệp định Artemis do Mỹ đứng đầu.

Trung Quốc không được mời tham gia hợp tác vì NASA không được phép ký bất kỳ thỏa thuận song phương nào với nước này. Nga cho rằng hiệp định do Mỹ khởi xướng bị “chính trị hóa” và “lấy Mỹ làm trung tâm quá mức”.

Các quốc gia khác như Đức, Pháp và Ấn Độ cũng từ chối các hiệp định vì tin rằng, các nguồn tài nguyên trong không gian nên nằm ngoài giới hạn cho việc sử dụng kinh tế của bất kỳ quốc gia nào.

Trung Quốc và Nga, cũng như một số quốc gia khác bày tỏ lo ngại về khả năng thỏa thuận sẽ hạn chế các hoạt động trên Mặt Trăng của họ. Dù hiệp ước quy định rằng không quốc gia nào có quyền tuyên bố chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ trên Mặt Trăng, nhưng nó không chỉ rõ nguyên tắc không chiếm đoạt được áp dụng như thế nào đối với tài nguyên không gian, chẳng hạn như quyền khai thác, sở hữu và sử dụng nước đá trên Mặt trăng.

Theo quan điểm của ông Weeden, khái niệm về “cuộc chạy đua lên Mặt Trăng” ra đời một phần là do nỗi lo ngại của quốc tế về sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc với tư cách là cường quốc không gian.

“Trong một thời gian dài, Mỹ nghĩ rằng họ đi trước Trung Quốc về công nghệ vũ trụ. Điều này không còn đúng nữa. Lợi thế tương đối của Mỹ đang thu hẹp lại và mọi người lo lắng một ngày nào đó nó có thể giảm xuống mức bằng 0”, ông nói.

Bên cạnh đó, cũng có những lo ngại rằng Trung Quốc đang sử dụng năng lực không gian của mình như một “sức mạnh mềm” để gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác và xây dựng ảnh hưởng toàn cầu. Điều này được thể hiện qua việc Bắc Kinh liên tục gửi lời mời các đối tác thực hiện nghiên cứu khoa học và gửi các phi hành gia của họ thực hiện các sứ mệnh tới trạm vũ trụ Thiên Cung.

Phương Thảo(Nguồn: SCMP)


Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

Phẫn nộ



Nguồn

Cùng chủ đề

Điều kỳ lạ vừa xảy ra ở nơi NASA tin có sự sống ngoài Trái Đất

(NLĐO) - Một "bóng ma" bí ẩn đã xuất hiện, lan rộng rồi lại tuyệt tích sau vài năm ở thế giới sự sống tiềm năng Enceladus. ...

Sắc màu Việt Nam tại ASEAN Family Day 2024

Ngày 13/12, Ủy ban ASEAN tại Islamabad (ACI) đã tổ chức Ngày Gia đình ASEAN (Asean Family Day 2024) với sự tham dự đông đảo của các cán bộ, nhân viên và gia đình Đại sứ quán các nước ASEAN tại Pakistan.

Tàu săn sự sống ngoài hành tinh hồi sinh bất ngờ

(NLĐO) - Sau 11 tháng kể từ ngày kết thúc sứ mệnh đột ngột, tàu săn sự sống ngoài hành tinh Ingenuity đã bắt đầu một nhiệm vụ mới. ...

Trung Quốc ra tuyên bố sau những hoạt động quân sự quanh Đài Loan

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 13.12 đã phá vỡ sự im lặng về hoạt động quân sự quanh Đài Loan gần đây, nói rằng có tổ chức tập trận hay không là do Trung Quốc quyết định, theo Reuters. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

VFF tăng cường nguồn lực trọng tài

Lớp tập huấn trước mùa giải bóng đá ngoài chuyên nghiệp 2025 hướng đến việc cải thiện chất lượng chuyên môn cho nhiều trọng tài trẻ. Lớp tập huấn giám sát, trọng tài các giải ngoài chuyên nghiệp quốc gia năm 2025 được tổ chức từ ngày 16/12 đến 20/12.Chiều 16/12, tại Cung điền kinh Hà Nội đã diễn ra buổi kiểm tra thể lực đối với lực lượng trọng tài tham gia đợt tập huấn giám sát,...

Hà Nội sắp làm tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo

Ngày 17/12, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) thông tin về dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.Theo quyết định của Thủ tướng, nội dung phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo bao gồm:Tổng chiều dài tuyến 11,5km, với 8,9km đi...

Điểm mặt những mẫu tai nghe True Wireless đáng mua nhất năm 2024

Xu hướng hiện nay, các hãng sản xuất tích hợp nhiều tính năng thông minh lên các dòng tai nghe True Wireless, giúp chất lượng âm thanh ngày càng tốt hơn. Trong khi đó, kích thước tai nghe ngày càng nhỏ gọn hơn nhiều, tích hợp tính năng chống ồn, chống nước và tăng thời lượng sử dụng.Dưới đây là những tai nghe True Wireless nổi bật nhất năm 2024, được chứng minh mang đến cho người dùng...

Đại học Trà Vinh thăng hạng ấn tượng trong bảng xếp hạng UI GreenMetric 2024

Trường Đại học Trà Vinh vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trong bảng xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings 2024 khi đạt vị trí 133/1.477, tiếp tục thăng hạng so với năm 2023 và giữ vững vị thế trong top 200 đại học xanh, phát triển bền vững hàng đầu thế giới. Đây là năm thứ năm liên tiếp nhà trường duy trì thành tích đáng tự hào này, khẳng định sự cam kết không ngừng nghỉ...

4 lý do Nha khoa Úc Châu là địa chỉ chăm sóc răng miệng cho mọi nhà

Tay nghề và trình độ của bác sĩĐội ngũ bác sĩ tại Nha khoa Úc Châu được đào tạo chuyên môn từ các trường đại học y danh tiếng trong nước và có giấy phép hành nghề đúng chuyên môn nghiệp vụ. Khách hàng khi đến với Nha khoa Úc Châu sẽ được thăm khám, tư vấn và điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn cao về răng sứ thẩm mỹ, niềng răng, trồng implant hoặc nha...

Bài đọc nhiều

Phân bón Cà Mau ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông

Ngày 17/12/2024, Công ty Cổ Phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (PVCFC) chính thức ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông và các nền tảng số do Phân Bón Cà Mau phát triển: website, Apple Store, Google Store... Ứng dụng 2Nông không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là người bạn đồng hành trợ lý tin cậy, giúp bà con vững bước trên hành trình phát triển nông nghiệp bền vững. Ra...

MINI Countryman hoàn toàn mới ra mắt thị trường Việt Nam

Hôm nay (16/12), Thaco chính thức giới thiệu tại thị trường Việt Nam mẫu xe MINI Countryman thế hệ thứ ba hoàn toàn mới. Xe được bán tại Việt Nam với hai phiên bản Countryman C và Countryman S ALL4. MINI Countryman hoàn toàn mới được giới thiệu tại Việt Nam hiện chưa công bố giá bán Thế hệ mới nhất của MINI Countryman cách tân toàn diện về thiết kế tối giản đặc trưng, công nghệ kỹ thuật số, chất...

Đến năm 2026, tỉ lệ nội địa hoá ô tô Vinfast sẽ đạt 84%

Hiện các loại ô tô điện VinFast đang đạt tỉ lệ nội địa hóa hơn 60%, và lộ trình sẽ nâng lên 84% vào năm 2026 thông qua việc sản xuất và cung ứng trong nước thêm các chi tiết như: ghế xe, dây điện, đèn xe, vành xe, hệ thống phanh - lái, các linh kiện nội thất và ngoại thất, kính gương… Bối cảnh ngành công nghiêp hỗ trợ tại Việt Nam và vai trò của VinFast Tại tọa...

Lấy thực tiễn làm động lực phát triển nguồn lực AI tại Việt Nam

Trong bối cảnh nguồn nhân lực AI tại Việt Nam còn khan hiếm, VNPT xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ chuyên gia với động lực chính là những nhu cầu thực tiễn của thị trường. Tại Diễn đàn số Việt Nam - Hàn Quốc 2024 diễn ra ngày 22/11 ở Hà Nội, TS. Lê Thái Hưng, Giám đốc Chiến lược VNPT AI, đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về thách thức và giải pháp trong việc phát...

Khám phá sức mạnh hạ tầng IDC: Nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia

Các trung tâm dữ liệu (Internet Data Center -IDC) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung. Tập đoàn VNPT với hệ thống 8 trung tâm dữ liệu hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu của khách hàng mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia....

Cùng chuyên mục

Audi A6 phiên bản mới cho thị trường Việt Nam có giá từ 2,3 tỷ đồng

Audi A6 phiên bản mới cho thị trường Việt Nam được trang bị nhiều tùy chọn cao cấp được niêm yết giá bán 2,299 tỷ đồng. Ngày 16/12, Audi Việt Nam giới thiệu mẫu Audi A6 S line 40 TFSI với phong cách thể thao S line và được trang bị đầy đủ hơn những tùy chọn dành cho thị trường Việt Nam. Audi A6 bản nâng cấp mới dự kiến tháng 1/2025 sẽ về Việt Nam với ngoại thất...

Phân bón Cà Mau ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông

Ngày 17/12/2024, Công ty Cổ Phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (PVCFC) chính thức ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông và các nền tảng số do Phân Bón Cà Mau phát triển: website, Apple Store, Google Store... Ứng dụng 2Nông không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là người bạn đồng hành trợ lý tin cậy, giúp bà con vững bước trên hành trình phát triển nông nghiệp bền vững. Ra...

Điểm mặt những mẫu tai nghe True Wireless đáng mua nhất năm 2024

Xu hướng hiện nay, các hãng sản xuất tích hợp nhiều tính năng thông minh lên các dòng tai nghe True Wireless, giúp chất lượng âm thanh ngày càng tốt hơn. Trong khi đó, kích thước tai nghe ngày càng nhỏ gọn hơn nhiều, tích hợp tính năng chống ồn, chống nước và tăng thời lượng sử dụng.Dưới đây là những tai nghe True Wireless nổi bật nhất năm 2024, được chứng minh mang đến cho người dùng...

Công nghệ máy học giúp gì cho sản xuất vaccine ung thư cá nhân hóa?

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật học quốc gia Gamaleya (Nga), Alexander Gintsburg nói với TASS rằng việc sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo có thể rút ngắn thời gian tính toán cần thiết để tạo ra vaccine ung thư cá nhân hóa, vốn hiện là một quá trình dài, xuống còn chưa đầy một giờ."Hiện nay phải mất khá nhiều thời gian để thiết kế vaccine vì cần tính toán...

SpaceX thu hồi tên lửa rơi xuống biển thế nào?

Chuyến bay thử nghiệm thứ 6 vừa qua của Starship không thành công như lần thứ 5, bởi lẽ việc bắt lại tầng đẩy bằng cánh tay máy đã bất ngờ bị huỷ bỏ. Thay vì hạ cánh xuống bệ phóng, tầng đẩy của Starship là Super Heavy rơi xuống biển, nổ tung thành nhiều mảnh. Tầng trên là tàu vũ trụ Starship cũng chịu chung số phận, dù có cú đáp nhẹ nhàng hơn.Giờ đây, nhiệm vụ...

Mới nhất

Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12

Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống và không có quá nhiều điểm nổi trội. Thanh khoản thông qua giao dịch khớp lệnh rơi xuống mức thấp nhất từ 5/11. Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống...

Thưởng Tết cao nhất ở Đà Nẵng hơn 700 triệu đồng

Tiền thưởng Tết Dương lịch năm 2025 tại Đà Nẵng cao nhất là 223,1 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất là 700 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp dân doanh. Ngày 17/12, Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng cho biết, đã nhận được báo cáo từ...

Bố và con trở thành bạn học cùng khóa trường y

Năm 2023, khi đang ở tuổi 43, ông Thành quyết tâm rủ con gái Thanh Bình (18 tuổi) cùng đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Y Dược Thái Bình để viết tiếp ước mơ học đại học đang dang dở. ...

dứt khoát cần bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Kinhtedothi - Ngày 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Nhiều luật phải sửa để phục vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với...

Mới nhất