Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVi phạm liêm chính học thuật phổ biến nhất là tùy tiện...

Vi phạm liêm chính học thuật phổ biến nhất là tùy tiện gắn tên tác giả


Hôm nay, 19.12, tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Bộ KH-CN phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo khoa học về liêm chính nghiên cứu. Một trong ba người trình bày báo cáo chính tại hội thảo là PGS Trương Việt Anh, Trưởng ban Khoa học công nghệ, ĐH Bách khoa Hà Nội. Nội dung trình bày là giới thiệu một số kết quả ban đầu của nghiên cứu “Về xây dựng liêm chính học thuật qua một số khảo sát ở cơ sở giáo dục đại học” của nhóm nghiên cứu ĐH Bách khoa Hà Nội mà PGS Trương Việt Anh là đại diện.

Vi phạm liêm chính học thuật phổ biến nhất là tùy tiện gắn tên tác giả - Ảnh 1.

PGS Trương Việt Anh trình bày báo cáo “Về xây dựng liêm chính học thuật qua một số khảo sát ở cơ sở giáo dục ĐH”

PGS Trương Việt Anh cho biết, nhóm đã khảo sát cán bộ, giảng viên một số trường để biết tình trạng nhận thức cũng như quan điểm của các nhà khoa học ở đối tượng khác nhau, từ đó nhận biết quan điểm của họ đối với liêm chính học thuật. Khảo sát này chưa kết thúc.

Nội dung của khảo sát là đánh giá hiểu biết, nhận thức, chia sẻ quan điểm về liêm chính học thuật; đánh giá về biện pháp quản lý của cơ sở giáo dục; thái độ ứng xử của cá nhân nhà khoa học khi phát hiện vi phạm; các yếu tố chính tác động tới thực hiện liêm chính học thuật.

“Số lượng chưa được nhiều, nhưng chúng tôi cố gắng khảo sát đa dạng trình độ, đa dạng lĩnh vực, có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Nhưng các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếm tỷ lệ lớn (42%) so với các lĩnh vực khác”, PGS Trương Việt Anh nói.

Áp lực công bố quốc tế là nguyên nhân hàng đầu

Kết quả ban đầu cho thấy, những người tham gia khảo sát nhận định hành vi vi phạm liêm chính học thuật phổ biến nhất hiện nay là đưa tên những người không tham gia vào làm tác giả hoặc đồng tác giả công trình nghiên cứu khoa học. Tiếp theo là đạo văn/tự đạo văn; làm hộ/làm thuê các công trình khoa học; sử dụng công trình nghiên cứu của cả nhóm cho mục đích cá nhân mà chưa có sự đồng ý của nhóm; bịa đặt, sử dụng số liệu giả trong nghiên cứu tổng quan, kết quả nghiên cứu.

Vi phạm liêm chính học thuật phổ biến nhất là tùy tiện gắn tên tác giả - Ảnh 2.

Theo PGS Trương Việt Anh, kết quả khảo sát cho thấy áp lực công bố là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vi phạm liêm chính học thuật

Nguyên nhân vi phạm chủ yếu được đưa lên hàng đầu là áp lực về số lượng công trình cần được công bố quốc tế của cá nhân nhà khoa học. Theo PGS Trương Việt Anh, vấn đề này được đề cập khá nhiều tại diễn đàn Liêm chính khoa học trên Facebook với 82.000 thành viên, về những nhà khoa học có số lượng công bố tăng đột biến. “Các trường ĐH đặt KPI lớn về công bố cũng như nhu cầu gia tăng công bố quốc tế cũng là một áp lực nhất định”, PGS Trương Việt Anh nhận định.

Các nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm khác gồm: tạo cơ hội thăng tiến cá nhân; cam kết khi nhận các nguồn tài trợ; áp lực từ nhu cầu kinh tế của cá nhân. “Có những nguyên nhân trực tiếp từ vấn đề liêm chính học thuật, nhưng cũng có những yếu tố chịu sự tác động của xã hội”, PGS Trương Việt Anh bình luận.

Chưa có sự đấu tranh rõ ràng

Khi được hỏi về thái độ xử lý khi phát hiện có hành vi vi phạm liêm chính học thuật, những người được khảo sát lựa chọn nhiều nhất cho câu trả lời “tâm lý e ngại”, qua đó cho thấy chưa có sự đấu tranh rõ ràng trong môi trường khoa học hiện nay để xây dựng liêm chính học thuật.

Nhiều người cũng cho biết là họ muốn bày tỏ thái độ không đồng tình với hành vi vi phạm liêm chính học thuật nhưng không biết nơi để phản ánh. “Có thể vì có những trường chưa có hướng dẫn rõ ràng về việc này. Còn ở ĐH Bách khoa Hà Nội hiện có ba đơn vị lo việc tiếp nhận khiếu nại về liêm chính học thuật là Ban Khoa học công nghệ, Ban Đào tạo, Ban Thanh tra pháp chế”, PGS Trương Việt Anh cho biết.

Các thái độ tiếp theo được lựa chọn là giải thích, thuyết phục tránh hành vi vi phạm; thờ ơ, không phản ánh.

Vi phạm liêm chính học thuật phổ biến nhất là tùy tiện gắn tên tác giả - Ảnh 3.

Hội thảo được tổ chức ngày 19.12 tại ĐH Bách khoa Hà Nội

Những người được khảo sát đề xuất các trường ĐH cần thành lập các hội đồng tư vấn về liêm chính học thuật, đồng thời hoàn thiện văn bản, ban hành các quy định về liêm chính học thuật của đơn vị mình. Phản ánh những hành vi vi phạm đến cơ quan thẩm quyền, tăng cường tuyên truyền phổ biến quy định về liêm chính học thuật của đơn vị… cũng là những đề xuất được nhiều người lựa chọn.

Trên cơ sở kết quả ban đầu của khảo sát, nhóm nghiên cứu của Ban Khoa học công nghệ ĐH Bách khoa Hà Nội đề xuất các trường ĐH cần có quy định nội bộ để đảm bảo căn cứ, sự tuân thủ liêm chính học thuật, và đây là yếu tố nằm trong yêu cầu đảm bảo chất lượng của trường ĐH. Đồng thời, các trường cần có quy định khen thưởng minh bạch trong thực hiện liêm chính học thuật để làm rõ thái độ và phòng ngừa, xây dựng chế tài xử lý các vi phạm về liêm chính học thuật.

Còn các cơ quan quản lý nước và trên toàn hệ thống cần có quan điểm thống nhất và xây dựng chính sách thực hiện liêm chính tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.



Source link

Cùng chủ đề

Thành tích nổi bật của 20 nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2024

TPO - 20 "bóng hồng" nhận giải thưởng Nữ sinh KHCN Việt Nam năm 2024 đều có thành tích học tập xuất sắc, có các bài báo đăng trên tạp chí, hội nghị, hội thảo uy tín trong nước và quốc tế, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường có tính thực tiễn cao. Nhiều nữ sinh đạt giải cao các cuộc thi đổi mới sáng tạo, cuộc thi lập trình trong nước và...

ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy TSA 2025

ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy TSA 2025 và sẽ mở điểm thi mới ở Lào Cai. ...

Chi tiết lịch thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2025

Trong năm 2025, kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức trong 3 đợt thi, bắt đầu từ ngày 18-19/1. ĐH Bách khoa Hà Nội vừa thông tin về kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025. Theo đó, trong năm tới, kỳ thi dự kiến tổ chức trong 3 đợt, mỗi đợt sẽ có từ 3-4 kíp thi tại 30 điểm thi. Cụ thể, Đợt 1 có ngày thi 18-19/1/2025; ngày...

Nữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn thành nước ngọt

Công trình nghiên cứu đầy thiết thực của nữ giảng viên phố núi về công nghệ xử lý nước nhiễm mặn đã lọt vào vòng chung khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024. ...

Nhóm ‘Liêm Chính Khoa Học’ trên Facebook đã hoạt động trở lại

Nhóm 'Liêm Chính Khoa Học' trên Facebook với gần 100.000 thành viên đã hoạt động trở lại sau 4 ngày bất ngờ biến mất. Hiện tại, liên kết đến nhóm Liêm Chính Khoa Học đã bình thường. Tất cả bài viết và bình luận...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lịch thi đấu World Cup billiards mới nhất: 3 cơ thủ Việt Nam xuất trận

Hôm nay (4.11), 3 cơ thủ của Việt Nam sẽ ra sân trong ngày thi đấu mở màn của World Cup billiards carom 3 băng Seoul 2024, diễn ra ở Hàn Quốc. Tại World Cup Seoul 2024 (diễn ra từ ngày 4 đến ngày 10.11 tại Hàn Quốc), billiards Việt Nam có đến 11 cơ thủ góp mặt tranh tài. Trong ngày mở màn của giải đấu được tổ chức tại xứ sở kim chi, 3 đại diện của Việt Nam sẽ...

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng – Kỳ 4: Lo ngại bất ổn hậu bầu cử

Song hành sự hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay là sự lo lắng về rủi ro bất ổn nếu phía cựu Tổng thống Donald Trump không chấp nhận kết quả chung cuộc. "Nếu kết quả được công bố là ông Trump thua cuộc, ông ấy sẽ bác bỏ kết quả, đồng thời bằng mọi cách có thể nhằm đảo ngược kết quả. Năm 2020, ông Trump đã từng làm như thế và lần này khó...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Dồn dập diễn biến bất ngờ trước thềm bầu cử Mỹ

Phó tổng thống Kamala Harris bất ngờ tham gia một tiết mục hài, giữa lúc bà và cựu Tổng thống Donald Trump bận rộn vận động tranh cử giờ chót. ...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Cùng chuyên mục

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên mầm non từ 15/12/2024: Giáo viên nói gì?

Nhiều giáo viên bày tỏ vui mừng trước thông tư 3/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non áp dụng từ 15/12/2024. ...

Lạ lùng ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang, xây xong bị ‘xoá sổ’

Trường THCS Nguyễn Duy Thì (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) có vị trí sát nghĩa trang, được đầu tư xây dựng hơn 100 tỷ đồng nhưng sau khi xây xong, thuộc diện phải sáp nhập nên chưa hình thành ban giám hiệu, chưa đón học sinh. Phản ánh đến VietNamNet, nhiều phụ huynh tại Thị trấn Thanh Lãng (huyện Bình Xuyên) bày tỏ băn khoăn về chủ trương chuyển học sinh Trường THCS Thanh Lãng sang cơ sở mới.  Cụ...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Con đứng nhất lớp, tuần học thêm 5 buổi mẹ vẫn lo bị tụt lại phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong muốn cùng...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Mới nhất

Quốc hội xây “cao tốc chính sách” để giao thông đi trước mở đường

(Dân trí) - Những quyết sách quan trọng của Quốc hội khóa XV từ đầu nhiệm kỳ đã giúp cởi trói, phá bỏ rào cản để mở ra chủ trương đầu tư và thúc đẩy tiến độ thi công hàng loạt dự án giao thông quan trọng. Một ngày tháng 10, dù trời đã vào thu nhưng trên công trường...

Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

Phó Tổng thống Kamala Harris thuyết phục cử tri rằng bà có thể giảm chi phí sinh hoạt trong khi cựu Tổng thống Trump cho rằng bà Harris phải chịu trách nhiệm cho sự gia tăng giá cả. Trong những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân...

Giá cà phê về đáy, nhu cầu nội địa tăng mạnh, vai trò quan trọng của thị trường châu Á

Trong giai đoạn 2024 - 2025 tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đạt 270.000 - 300.000 tấn/năm. Tiêu thụ cà phê nội địa trong giai đoạn 2025 - 2030 dự báo tiếp tục tăng và đạt tốc độ bình quân khoảng 6,6%/năm. Việc nhu cầu nội địa tăng nhưng sản lượng sản xuất thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu xuất khẩu.

Ông Trump và bà Harris làm gì trước ngày bầu cử?

Trong khi ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris nhắm đến Michigan thì ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald Trump lại đến 3 tiểu bang dao động lớn nhất khi chưa đầy 48 giờ nữa sẽ diễn ra ngày bầu cử Tổng thống Mỹ.Michigan là một trong 7 tiểu bang chiến trường được theo dõi chặt chẽ....

Giá xăng dầu hôm nay 4/11: Chưa ngừng đà tăng

Giá dầu thế giớiLúc 6h ngày 4/11, giá dầu Brent tăng 0,29 USD, tương đương 0,4%, lên mức 73,10 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 0,23 USD, tương đương 0,38%, lên mức 69,49 USD/thùng.Giá dầu đi lên trong bối cảnh tình hình căng thẳng tại Trung Đông vẫn leo thang. Bên cạnh đó, giá dầu còn chịu tác động...

Mới nhất