Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiVi phạm bản quyền trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Vi phạm bản quyền trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học

(Tổ Quốc)- Trong bối cảnh công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 diễn ra, hoạt động lưu trữ và xây dựng trung tâm thư viện tài liệu số là sự tất yếu để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho người học, người dạy, người nghiên cứu. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức về bản quyền tác giả với các tài liệu số.

Vi phạm bản quyền trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học - Ảnh 1.

Hội thảo của Cục bản quyền tác giả về Bản quyền trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học diễn ra ngày 18/10/2024 tại Hà Nội.

Vi phạm bản quyền diễn ra phổ biến trong giáo dục

Tại hội thảo ngày 18/10/2024 do Cục bản quyền tác giả tổ chức về Bản quyền trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ThS. Trần Quang Trung, Khoa Luật, trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã nêu rõ tình trạng sao chép học liệu trong các trường đại học hiện nay diễn ra khá tùy tiện, trái pháp luật, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà trường. Điều này không chỉ gây phương hại đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tác giả mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, đào tạo bậc đại học.

“Dù chỉ sao chép một phần hay toàn bộ tác phẩm với mục đích học tập vẫn bị xác định là xâm phạm quyền tác giả. Tình trạng photocopy làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc khai thác bình thường tác phẩm của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, bởi lẽ giá thành photocopy tác phẩm sẽ rẻ hơn giá mua bản sao tác phẩm hợp pháp. Do đó, chắc chắn nhiều người sẽ lựa chọn hình thức photocopy tác phẩm hơn là mua tác phẩm.” – ThS Trần Quang Trung nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ThS. Ngô Kim Hoàng Nguyên (ĐH Luật TP HCM) cũng cho biết, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh luôn tuân thủ đúng quy định của pháp luật về quyền tác giả, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý thư viện như mã hoá, giới hạn quyền truy cập, thường xuyên kiểm tra, bảo trị hệ thống an ninh… Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi những hành vi tấn công, xâm nhập và sao chép trái quy định của người học, cá biệt còn có những trường hợp sử dụng với mục đích trục lợi, kinh doanh. Giám đốc trung tâm cũng nhấn mạnh việc kiểm soát hoàn toàn truy cập không dễ dàng, gần như là “bất khả thi” vì còn phụ thuộc vào ý thức của người học.

Theo ThS Nguyên, các trường đại học chưa chặt chẽ trong ý thức bảo vệ bản quyền. Nhiều trường hợp trường học thậm chí còn “tạo điều kiện” cho sinh viên thực hiện hành vi sao chép như Trường học cung cấp dịch vụ cho thuê mực, giấy, máy, kèm theo các quy định riêng của từng thư viện, người học tự sao chép, trả phí sao chép và tự chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.

ThS. Phạm Thị Mai, Trung tâm Thông tin thư viện, Trường Đại học Luật Hà Nội cũng nêu rõ người sử dụng chỉ có thể tự sao chép bằng hình thức chép tay mà không được sử dụng thiết bị sao chép một bản nên nếu Thư viện cho phép người sử dụng sử dụng thiết bị sao chép để sao chép một bản cũng được coi là vi phạm quyền tác giả trong hoạt động thư viện.

Bên cạnh đó, nhiều học viên cao học, nghiên cứu sinh sau khi bảo vệ thành công luận văn, luận án của mình, họ tiến hành in sách và phát hành. Song đó, trường đại học, nơi họ được đào tạo lại tự ý đưa luận văn, luận án này lên nền tảng kỹ thuật số và truyền đạt đến người học. Hành vi này ảnh hưởng quyền khai thác bình thường tác phẩm, gây phương hại quyền của chủ sở hữu quyền tác giả.

Theo Tiến sĩ Trần Nguyên Cường, Trưởng khoa Luật, Học viện Phụ nữ Việt Nam, trên thực tế, ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, vẫn còn tình trạng xâm phạm quyền tác giả, như: Sao chép trái phép khóa luận, luận văn, luận án… Những hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ đó không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ thể quyền tác giả mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên, học viên tại các cơ sở giáo dục đại học đó.

Trong thời đại công nghệ số, việc vi phạm bản quyền tác giả được thực hiện dễ dàng, dưới những hình thức tinh vi, khó phát hiện, khó xử lý hơn. Thực tế này dẫn đến việc bảo hộ quyền tác giả trong đó có quyền sao chép tác phẩm ở các cơ sở giáo dục đại học ngày càng trở nên khó khăn. Để bảo đảm quyền tác giả được thực hiện đầy đủ, cần có giải pháp đồng bộ từ việc hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhận thức của cộng đồng về quyền sở hữu trí tuệ.

Vi phạm bản quyền trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học - Ảnh 2.

Quang cảnh Hội thảo

Cần sớm xây dựng quy định hướng dẫn trong sao chép tác phẩm

Trước thực trạng trên, TS Phùng Thị Yến, giảng viên Khoa Luật (Trường Đại học Ngoại thương) cho biết, quy định về tiêu chuẩn tham khảo hay trích dẫn các nguồn tài liệu hiện vẫn chưa rõ ràng nên đã tạo kẽ hở cho hành vi gian lận trong nghiên cứu khoa học. “Cần thiết phải xem xét, ban hành văn bản hướng dẫn chung dành cho các cơ sở giáo dục đại học. Trong đó, có quy chuẩn mẫu về phần trăm tài liệu được tham khảo khi thực hiện hoạt động sáng tạo tác phẩm khoa học, nêu rõ cách thức trích dẫn phù hợp để đảm bảo tính nguyên gốc, sự minh bạch khi đưa ra ý kiến hay tham khảo về nội dung khoa học”, TS Phùng Thị Yến đề xuất.

Song song đó, đại diện Đại học Luật Hà Nội nêu quan điểm, cần sớm xây dựng quy định hướng dẫn thế nào là “sao chép hợp lý một phần tác phẩm” trên cơ sở định tính và định lượng, đánh giá đặc trưng của từng nhóm, bản chất của phần tác phẩm được sao chép, tần suất sao chép, mức độ sao chép… Đồng thời, xác định rõ việc này có làm ảnh hưởng đến việc khai thác tác phẩm của chủ thể quyền, làm giảm sút doanh thu của chủ sở hữu quyền tác giả hay không.

Đề xuất thêm các giải pháp, ThS Phạm Minh Trường, Trưởng phòng Kỹ thuật (Viện Phim Việt Nam) cho rằng, cần triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ về pháp lý, công nghệ và tuyên truyền; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền tác giả; cập nhật, thực thi các luật về quyền tác giả để bảo vệ tác phẩm kỹ thuật số; tổ chức cần hỗ trợ tác giả trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm…

Về giải pháp công nghệ, cần sử dụng phần mềm quản lý kỹ thuật số giúp kiểm soát việc sử dụng và phân phối tác phẩm trên không gian mạng, bảo đảm rằng chỉ những người được cấp quyền mới có thể truy cập hoặc sử dụng tác phẩm. Bên cạnh đó, công nghệ blockchain (chuỗi khối) có thể được sử dụng để tạo ra các bản ghi không thể thay đổi về quyền tác giả, giúp theo dõi nguồn gốc của nội dung và xác minh quyền sở hữu. Ngoài ra, cần áp dụng chữ ký số và mã hóa, công cụ và phần mềm phát hiện vi phạm bản quyền.

“Cuối cùng là nâng cao nhận thức, giáo dục ở các môi trường. Trong đó, điểm nhấn là giáo dục cộng đồng thông qua các khóa học trực tuyến, hội thảo, tài liệu, tổ chức chiến dịch truyền thông; giáo dục về hậu quả của hành vi vi phạm bản quyền”, ThS Phạm Minh Trường cho hay.

Tại hội thảo, có rất nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên đưa ra hàng loạt các vướng mắc trong việc thực thi quyền tác giả tại các cơ sở đại học hiện nay, đồng thời cũng đưa ra những đề xuất thiết yếu, chủ yếu kiến nghị của các đại biểu tập trung vào 3 vấn đề sau: Thứ nhất, về công tác xây dựng pháp luật. Trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định, hướng dẫn chi tiết cho lực lượng làm công tác thực thi quyền tác giả nói chung, quyền tác giả nói riêng, tránh những quy định mập mờ dẫn đến suy diễn mâu thuẫn nhau.

Thứ hai, Trường cần tiếp tục nâng cao nhận thức đúng về vai trò của việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến chuyển đổi số ngành thư viện.

Thứ ba, Trường, Thư viện thực hiện tốt các biện pháp dự phòng để đảm bảo hệ thống máy chủ không bị tấn công; tăng cường bảo vệ các thiết bị, tài khoản cá nhân khi sử dụng tài nguyên thông tin số.

Các văn bản pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đã ban hành bao gồm: Luật số 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023; Nghị định số 17/2023/NĐ CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.



Nguồn: https://toquoc.vn/vi-pham-ban-quyen-trong-giang-day-va-nghien-cuu-khoa-hoc-2024111416541321.htm

Cùng chủ đề

‘Bóng hồng’ trường Kinh tế giành giải Nhất thi nghiên cứu khoa học

TPO - Nữ sinh Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội (VNU) - Lê Huyền Trang có thành tích học tập, nghiên cứu khoa học nổi bật. Vừa qua, cô vinh dự được đại diện cho các sinh viên tặng hoa Tổng Bí thư Tô Lâm tại chương trình "Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc". Nữ sinh Lê Huyền Trang (SN 2003) - Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội (VNU) vừa đoạt giải Nhất cuộc thi nghiên cứu...

Thay đổi tiêu chuẩn chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ

Quy định mới của Bộ GD-ĐT tại thông tư quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ GD-ĐT cho thấy có thay đổi tiêu chuẩn của người chủ nhiệm đề tài nghiên cứu. ...

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ và thạc sĩ phải đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo. Trong đó có yêu cầu cụ thể về số lượng...

Truyền dạy nghệ thuật điêu khắc và diễn xướng dân gian trong lễ bỏ mả của đồng bào Cơ Tu

(Tổ Quốc) - Lớp truyền dạy nghệ thuật điêu khắc và diễn xướng dân gian trong nghi lễ bỏ mả góp phần lưu giữ, trao truyền, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của đồng bào Cơ Tu. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn khi tới Trà Vinh

(Tổ Quốc) - Trà Vinh là một vùng đất nằm tại miền Tây Nam Bộ, nơi được biết đến là miền đất Phật, nổi tiếng với những ngôi chùa đậm nét văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Nơi đây không chỉ gây ấn tượng với những cánh...

Ha Giang được ví như ngọn hải đăng cho những du khách trên toàn cầu

(Tổ Quốc) - Trong thời gian dài, Hà Giang vẫn luôn là một bí mật được giữ kín đối với những du khách thích phiêu lưu. ...

Nhà đầu tư giàu tiềm lực, tâm huyết sẽ đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh toàn diện

(Tổ Quốc) - PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, thành viên Tổ chuyên gia tư vấn Quy hoạch quốc gia vẫn đau đáu về việc du lịch Cát Bà chưa thay đổi nhiều, kể từ sau khi ông cùng nhiều chuyên gia...

Bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng Dá Hai ở tỉnh Cao Bằng

(Tổ Quốc) - Tỉnh Cao Bằng có kho tàng dân ca khá đồ sộ với hàng trăm làn điệu của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao… Trong các làn điệu dân ca thì Dá hai là một trong những làn điệu hay, có sức cuốn hút lạ thường. ...

Thúc đẩy, tạo đột phá cho du lịch Hòa Bình “cất cánh”

(Tổ Quốc) - Với mục tiêu xây dựng tỉnh Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, những năm gần đây, du lịch tỉnh Hòa Bình đã tạo...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Lần đầu tiên trưng bày tranh của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã trao tặng bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do nhà vua vẽ cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Sở LĐTB&XH Nghệ An phối hợp với huyện Tương Dương tổ chức Ngày hội việc làm trên địa bàn huyện năm 2024.

(NADS) - Sáng ngày 29/11/2024 với hơn 2.000 lao động tham gia nhằm cung cấp thông tin về thị trường việc làm trong và ngoài nước, định hướng nghề nghiệp, cho học sinh và người lao động trên địa bàn huyện. Dự ngày...

Cùng chuyên mục

Món ăn trên app hấp dẫn cỡ nào mà ‘dặn mẹ khỏi nấu nướng cho mệt’?

Điện thoại cài 3 ứng dụng đặt món ăn, vì vậy Ngọc Hân (28 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) thường đặt cơm, món ăn bên ngoài cho nhanh gọn lẹ. Mẹ cô cũng quen với sở thích này của con gái. Công việc của...

Triển vọng hợp tác bền vững của nghệ thuật múa châu Á

Liên hoan Múa châu Á năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ quốc tế, diễn ra trong hai ngày 2-3/12.

Lắng nghe chia sẻ quan tâm nhau để giữ gìn hạnh phúc gia đình

Bà Lò Thị Thiên, Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) thôn Bản Hiềm, xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La không chỉ là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc; bà còn cùng chồng kề vai, sát cánh bên nhau, không ngừng học hỏi để phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Xây dựng gia đình ấm no, hạnh...

Bí mật về gặp mẹ sau 8 năm, lao động Việt khiến cả khu chợ rơi nước mắt

(Dân trí) - Khoảnh khắc mẹ con nam lao động tại Nhật đoàn viên giữa chợ sau nhiều năm xa cách chạm đến trái tim của hàng triệu người. Anh Nguyễn Ngọc Bẩy (34 tuổi, quê Hưng Yên) gần đây thu hút sự quan tâm của nhiều người với màn đu trend (làm theo trào lưu mạng xã hội) "bất ngờ từ Nhật Bản trở về" và tạo nên một màn đoàn tụ đầy cảm xúc với mẹ tại một...

Mới nhất

“Việt Nam theo mô hình song trùng trực thuộc, nên bộ máy không nhỏ được”

Khi chúng ta thiết kế lại bộ máy, nên theo ba cấp chính quyền như chuẩn chung của đa số các nước thế giới. Hiến pháp năm 1946 đã thiết kế ba cấp chính quyền, năm cấp hành chính, nhưng tiếc là bộ máy đó chưa vận hành nên chúng ta chưa có bài học. LTS: Tổng Bí thư Tô...

Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Bài 1: Thời khắc lịch sử và khát vọng mang tên...

Những đại công trình như Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư sẽ là động lực mới, giúp gia tăng tốc độ cho mũi đột phá chiến lược hạ tầng trong kỷ nguyên mới. Chỉ còn hơn một năm nữa, Đại hội Đảng toàn quốc...

Bộ Công Thương kiến nghị nhiều văn bản thi hành Luật Điện lực, có nghị định về năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương gửi tờ trình tới Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, ban hành quyết định của Thủ tướng triển khai thi hành Luật Điện lực năm 2025. ...

Thị trường tín chỉ carbon rừng: “Nguồn lực xanh” cho nền kinh tế

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, thị trường tín chỉ carbon rừng nổi lên như một cơ hội kinh tế bền vững cho Việt Nam. Những chính sách mới và các thỏa thuận quốc tế đang mở đường cho nguồn thu từ “vàng xanh” - tín chỉ carbon rừng, không chỉ giúp bảo vệ...

Giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu khoa học qua nghiên cứu thực tế

Dưới cái nắng nóng của miền Bắc Thái Lan, một nhóm học sinh tập trung trên thửa ruộng...

Mới nhất