Trang chủNewsNhân quyền“Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”

“Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”


Các chính sách hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo vươn lên theo mục tiêu, kế hoạch giảm hộ nghèo đặt ra hàng năm ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa còn là tiêu chí trong thực hiện phong trào thi đua“Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững luôn được tỉnh Khánh Hòa chú trọng, gắn liền với lồng ghép triển khai các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó đặc biệt quan tâm đến hai huyện miền núi có tỷ lệ hộ nghèo cao là Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Các chính sách hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo vươn lên theo mục tiêu, kế hoạch giảm hộ nghèo đặt ra hàng năm ở các địa phương còn là tiêu chí trong thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”.       

Thoát nghèo nhờ trồng keo, nuôi bò:

Vợ chồng anh Cao Văn Tinh-Cao Thị Thu Hương là người dân tộc Raglai ở thôn A Xay, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh hiện vẫn còn là hộ nghèo. Chị Hương tâm sự, trước đây vợ chồng mới cưới nhau, rồi sinh con nhỏ, kinh tế gia đình khó khăn do không có vốn đầu tư sản xuất nên chỉ trông chờ vào thu nhập trồng bắp, mì với mức thu nhập rất thấp, bấp bênh.

Để hỗ trợ, giúp đỡ gia đình anh Tinh-chị Hương vươn lên thoát nghèo, địa phương đã chú trọng phân công cán bộ thôn, xã theo dõi hỗ trợ phát triển sản xuất. Chị Hương cho biết, vào đầu năm 2023, gia đình được Nhà nước hỗ trợ 1 con bò giống với số tiền 15 triệu (trong đó gia đình bỏ thêm 4 triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 11 triệu đồng).Nhờ chăm sóc tốt, đến nay con bò giống phát triển tốt, đang chuẩn bị phối giống sinh sản.

Chị Cao Thị Thu Hương được nhà nước hỗ trợ bò để chăn nuôi

Chị Cao Thị Thu Hương được nhà nước hỗ trợ bò để chăn nuôi

Ngoài hỗ trợ bò giống, gia đình chị Hương còn được hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội 2 đợt, đợt một 20 triệu đồng đã trả và đợt hai 50 triệu đồng vào năm 2022 để trồng 1 héc-ta keo. “Vừa rồi gia đình thu hoạch keo được 67 triệu đồng”-Chị Hương chia sẻ. Để an cư lạc nghiệp, gia đình chị Hương cũng được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng, gia đình bỏ thêm vào 20 triệu đồng xây dựng ngôi nhà kiên cố hết 70 triệu đồng.

“Được nhà nước hỗ trợ xây nhà ở kiên cố, có nguồn thu nhập ổn định từ trồng keo, nuôi bò; ngoài ra, hai vợ chồng anh Tinh-chị Hương thời gian rảnh rỗi còn đi làm thuê bốc keo, bốc mía quanh vùng công ngày từ 200-250 ngàn đồng/ngày. Đây là các tiêu chí để thôn, xã xem xét đánh giá bình xét hộ thoát nghèo thông qua đợt rà soát hộ nghèo cuối năm 2023”-Trưởng thôn A Xay Cao Thị Phượng cho biết. Theo chị Phượng, toàn thôn A Xay hiện có 88 hộ nghèo, và 28 hộ cận nghèo, phấn đấu đến cuối năm 2023 giảm 25 hộ nghèo và 1 hộ cận nghèo.

Chị Hương cùng cán bộ xã, thôn bên căn nhà mới xây

Chị Hương cùng cán bộ xã, thôn bên căn nhà mới xây

Rời nhà chị Hương, chúng tôi đến thăm gia đình anh chị Cao Hà Răng-Cao Thị Cúc cũng là người dân tộc Raglai ở thôn Hòn Dù, xã Khánh Nam, là hộ gia đình đã thoát nghèo vào cuối năm 2022. Anh Răng tâm sự, trước đây mới lập gia đình kinh tế khó khăn do không có vốn làm ăn. Nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào trồng cây ngắn ngày như bắp, mì, giá trị kinh tế thấp nên thu nhập không đủ chi tiêu cuộc sống gia đình. Được sự vận động của chính quyền địa phương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bên cạnh đó là nhờ sự hỗ trợ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, gia đình anh Răng  mạnh dạn chuyển sang trồng bưởi, trồng keo và nuôi bò. Anh Răng kể, lúc đầu được Sở LĐ-TB&XH hỗ trợ giống bưởi da xanh cho hộ nghèo, gia đình anh trồng được 33 cây bưởi (diện tích 1 sào), cùng với hỗ trợ cây giống gia đình còn được hỗ trợ phân, thuốc trừ sâu trong 3 năm. Đến nay gia đình đã mở rộng trồng được 4 sào (76 cây bưởi), thu hoạch mỗi đợt khoảng 2 triệu đồng, mỗi năm khoảng 3-4 đợt. Ngoài ra, từ nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội tổng cộng 3 đợt từ 20 triệu đồng, 50 triệu đồng và 70 triệu đồng, gia đình đầu tư trồng 1,4 héc-ta keo, mỗi đợt thu hoạch từ 50-60 triệu đồng.

Ngoài nguồn thu nhập từ bưởi và keo, gia đình anh Răng còn nuôi thêm bò. Hiện trong chuồng có 3 con bò, 2 mẹ và 1 con.Mỗi năm xuất chuồng bán 1 con 1 năm tuổi khoảng 13 triệu đồng. “Những lúc rảnh rỗi tôi còn đi làm thuê có thêm chi phí trang trải sinh hoạt gia đình, còn nguồn thu từ cây trồng bưởi da xanh, keo và chăn nuôi bò gia đình cố gắng chi tiêu tích lũy để mở rộng sản xuất. Đến nay gia đình đã trả hết nợ Ngân hàng Chính sách xã hội và đã tự cân đối đầu tư sản xuất từ nguồn vốn tích lũy của gia đình”-anh Răng chia sẻ.

Nhờ thu nhập ổn định từ trồng bưởi, keo và nuôi bò, gia đình anh Cao Hà Răng đã vươn lên thoát nghèo vào cuối năm 2022.

Nhờ thu nhập ổn định từ trồng bưởi, keo và nuôi bò, gia đình anh Cao Hà Răng đã vươn lên thoát nghèo vào cuối năm 2022.

Khánh Nam phấn đấu đến cuối năm 2023 giảm 65 hộ nghèo:

Ông Cao Minh-Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Nam cho biết,xã có 2 thôn: A Xay và Hòn Dù. Xã có 618 hộ với 2.286 khẩu, thôn A Xay có 176 hộ với 656 khẩu và thôn Hòn Dù có 442 hộ với 1630 khẩu. Dân cư sống không tập trung, chủ yếu dọc tuyến đường Tỉnh lộ 8B và các tuyến đường liên thôn.Xã có 284 hộnghèo và 56 hộ cận nghèo.Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, buôn bán nhỏ.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và tiếp tục hưởng ứng Phong trào thi đua “Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động; Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/ĐU ngày 28/12/2022 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bềnvững năm 2023,UBND xã ban hành Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 14/03/2023 về thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vừng năm 2023.

Thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Chương trình, Đề án giảm nghèo bềnh vững giai đoạn 2021-2025; Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức thành viên luôn chủ động xây dựng Kế hoạch phối hợp tốt với UBND xã trong việc tuyên truyền để đưa chính sách đi vào thực tiễn đời sống. Đến đầu tháng 10 năm 2023, trên địa bàn xã Khánh Nam đã thực hiện 4 lớp lồng ghép các nội dung giữa các buổi tuyên truyền theo chuyên đề với các nội dung tuyên truyền về Chương trình giảm nghèo bền vững với 170 lượt người tham gia.Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã, thông qua pano, áp phích, thông qua các buổi họp thôn và sinh hoạt của các Đoàn thể chính trị…qua đó góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của của người dân đối với tự ý thức vươn lên thoát nghèo bền vững.

“Năm 2023, trên địa bàn xã Khánh Nam có 284 hộ nghèo (1.120 khẩu), 56 hộ cận nghèo(221 khẩu).Xã phấn đấu đến cuối năm 2023 giảm 65 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo.Thực hiện Đề án tổng thể giảm nghèo bềnvững trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2021-2023, UBND xã Khánh Nam đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tiến hành rà soát nhu cầu tổng hợp để gửi các phòng ban chuyên môn của huyện theo đúng trình tự, thủ tục quy định.Đến nay UBND xã đã phối hợp với trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Khánh Vĩnh mở một lớp sơ cấp nghề cho gần 40 học viên, phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện Khánh Vĩnh tuyên truyền, vận đông người dân tham gia các buổi đăng ký, giới thiệu việc làm tại Trung tâm văn hóa huyện; đăng ký mô hình sản xuất cho 13 hộ, phối hợp với VNPT Khánh Vĩnh lắp đặt internet miễn phí cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã, đầu tư một số dự án hạ tầng giao thông từ nguồn vốn giảm nghèo bềnh vững giúp vận chuyển nông sản và đi lại thuận tiện hơn”-Ông Cao Minh cho biết.

Nhờ chăm chỉ làm ăn, gia đình anh Cao Hà Răng đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng được nhà ở kiên cố

Nhờ chăm chỉ làm ăn, gia đình anh Cao Hà Răng đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng được nhà ở kiên cố

Về hỗ trợ hộ nghèo sản xuất vươn lên thoát nghèo, xã Khánh Nam đã hỗ trợ mô hình trồng bưởi da xanh cho 85 hộvới diện tích hơn 130 ha,hỗ trợ mô hình chăn nuôi bò sinh sản,hỗ trợ mô hình chăn nuôi heo đen, hỗ trợ 23 hộ đăng ký đào ao, tích trữ nước phục vụ tưới tiêu cho mùa khô. Mặt trận và các Đoàn thể xã đã tích cực hỗ trợ sinh kế, vận động người dân tích cực sản xuất, hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện để phát triển kinh tế gia đình và đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế giảm nghèo bềnh vững.UBND xã đã phân công một công chức chuyên môn phụ trách công tác giảm nghèo.Hằng năm, UBND xã ban hành Kế hoạch giảm nghèo cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo phụ trách, hỗ trợ cho các hộ dự kiến thoát nghèo trong năm từ đó nắm bắt được nhu cầu cần hỗ trợ và thường xuyên bám nắm các hộ.

“Để hộ nghèo an cư lạc nghiệp, chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng luôn được xã quan tâm. Năm 2022, bằng nguồn vốn xã hội hóa và sự hỗ trợ tích cực UBMTTQVN tỉnh, huyện UBND xã Khánh Nam đã xây dựng 33 căn nhà cho đối tượng hộ nghèo.Năm 2023, bằng nguồn vốn quỹ vì người nghèo của UBMTTQVN tỉnh xã đã xây dựng 11 căn nhà cho đối tượng hộ nghèo.Nhờ vậy, đến cuối năm 2023, xã Khánh Nam cơ bản không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu về nhà ở, đảm bảo tiêu chí nông thôn mới về nhà ở. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã cũng đã rà soát và sữa chữa 55 căn nhà dột cho hộ nghèo thuộc diện cần thực hiện sửa chữa theo quyết định số 372/QĐ-UBND ngày 22/5/2023 của UBND huyện Khánh Vĩnh thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025”-Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Nam Cao Minh chia sẻ.

NGỌC MINH



Source link

Cùng chủ đề

Cuộc ‘cách mạng’ xóa đói, giảm nghèo

Xóa đói, giảm nghèo là chính sách quan trọng, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Là quốc gia đầu tiên và duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, những nỗ lực của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận như “một cuộc cách mạng” trong xóa đói, giảm nghèo, làm nên sự đổi thay trải đều và rộng khắp ở cả những...

Nỗ lực giảm nghèo bền vững tại các huyện miền núi xứ Thanh

Những năm qua, công tác giảm nghèo tại các huyện miền núi Thanh Hóa luôn được Đảng bộ, chính quyền quan tâm và thực hiện có hiệu quả bằng những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập, vươn...

Bà Rịa – Vùng Tàu: Tập trung nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu, giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn dự kiến triển để triển khai đã thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 1.157,751 tỷ đồng, đồng thời mở rộng các chính sách và mức thụ hưởng chính sách giảm nghèo. Từ năm 2021 đến nay, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là...

Bắc Ninh mạnh tay chi 53,7 tỷ đồng trợ cấp cho 2.804 hộ, chính thức không còn hộ nghèo

Trong 2 năm (2023-2024), tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách về giảm nghèo, an sinh xã hội, đặc biệt tỉnh Bắc Ninh ban hành Nghị quyết quy định chính sách trợ giúp xã hội, theo đó chi 53,7 tỷ đồng trợ cấp cho 2.804 hộ để về đích...

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đổi thay từ một Cuộc vận động

Thực hiện Kết luận số 08-KL/TU, ngày 24/2/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về chủ trương triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động) trên địa bàn, đến nay, nhiều thôn, làng đã triển khai thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lao động tại Nhật, Hàn Quốc về nước là nguồn nhân lực cao cho doanh nghiệp

Đó là đánh giá của đại diện Đại sứ quán Nhật Bản cũng như Hàn Quốc tại Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM JaPan về nước. Anh Phạm Văn Chiên, Giám đốc sản xuất công ty TNHH TM&CN Minh Quang là một trong 45 đơn vị tham gia tuyển dụng lao động tại hội chợ việc làm chia sẻ, công ty đang trong quá trình mở rộng sản xuất nên có nhu...

Hà Nội sẽ hỗ trợ 3,6 triệu đồng/tháng với Cảnh sát hình sự và Cảnh sát PCCC

Dự kiến sẽ hỗ trợ hàng tháng mức cao nhất là 3,6 triệu đồng/người với lực lượng Cảnh sát hình sự và Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc Công an thành phố Hà Nội. HĐND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến để ban hành Nghị quyết quy định một số nội dung, mức chi hỗ trợ lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CN-CH)...

Nâng cao chất lượng văn bản, đồng thuận của xã hội khi xây dựng chính sách

(LĐXH) - Tăng cường công tác phản biện xã hội, truyền thông để thông tin về chính sách, từ đó nâng cao chất lượng các văn bản, đồng thuận của xã hội trong xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh nhấn mạnh tại Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) với chủ đề "Giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ LĐ-TB&XH và...

Chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ngành LĐ-TB&XH phải trọng tâm, có dấu ấn

Các hoạt động trọng tâm dịp kỷ niệm 80 năm ngành LĐ-TB&XH phải được tổ chức sâu rộng, hiệu quả nhưng đảm bảo tiết kiệm, không phô trương hình thức, mang tính giáo dục truyền thống cao. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại cuộc họp Ban chỉ đạo Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống và Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VI ngành LĐ-TB&XH (Ban chỉ đạo) diễn ra chiều 6/11 tại...

Xây dựng ASEAN tự cường, bảo vệ phúc lợi và đẩy nhanh tăng trưởng khu vực

Kế hoạch Chiến lược ASCC sau năm 2025 khi thông qua sẽ góp phần tạo ra Cộng đồng năng động và tự cường, không chỉ bảo vệ phúc lợi của người dân mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tiến bộ trong khu vực. Ngày 5/11, Bộ LĐ-TB&XH với vai trò là Cơ quan chủ trì Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Kế hoạch Chiến lược...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương....

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

Mới nhất