Trang chủNewsNhân quyềnVì hoà bình - phát triển toàn cầu

Vì hoà bình – phát triển toàn cầu


Khoá họp đầu tiên trong năm 2024 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã “chạm” vào những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt, đó là xung đột, biến đổi khí hậu, tác động của chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI)…

Trong thế giới toàn cầu hoá, tác động của xung đột, biến đổi khí hậu tới các quyền con người, quyền công dân rất hiện hữu, Việt Nam – thành viên tích cực, trách nhiệm của HĐNQ LHQ đã khẳng định quyết tâm “đóng góp cho hòa bình, phát triển toàn cầu và bảo đảm tất cả quyền con người cho tất cả mọi người”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự với tư cách khách mời chính của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại phiên Đối thoại chính sách “Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu”, ngày 16/1. (Nguồn:  TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự với tư cách khách mời chính của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại phiên Đối thoại chính sách “Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu”, ngày 16/1. (Nguồn: TTXVN)

1. Thật tự hào khi, ngay trong những tháng đầu năm 2024, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sỹ) – nơi tập trung các nhà lãnh đạo quốc gia cùng hàng trăm tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới tham dự, hai từ Việt Nam nhắc đến “không chỉ là một ngôi sao ở khu vực Đông Á mà còn đang trong quá trình chuyển đổi thành một quốc gia có ảnh hưởng kinh tế ở tầm thế giới”; là “điển hình tiêu biểu cho cải cách và phát triển, được quốc tế đánh giá là hình mẫu về phát triển kinh tế nhanh và bền vững”.

Vai trò, vị thế quốc tế, thành tựu, tầm nhìn và triển vọng phát triển của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của gần 40 năm đổi mới, nhất là sự quan tâm ngày càng cao đối với người nghèo, các nhóm dễ bị tổn thương, thể hiện cam kết mạnh mẽ để không bỏ lại ai phía sau.

Đặc biệt các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho người khuyết tật theo Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRPD) mà Việt Nam tham gia từ ngày 22/11/2007. Mỗi năm, Nhà nước đã chi khoảng 15.000 tỷ đồng để hỗ trợ, giải quyết trợ cấp xã hội hằng tháng cho khoảng trên 1 triệu người khuyết tật.

Với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều sáng kiến nhằm dỡ bỏ các rào cản, mở ra nhiều cơ hội, bảo đảm sự tham gia hiệu quả của các nhóm dễ bị tổn thương trong khám phá, đổi mới và phát triển bền vững quốc gia.

Những thành tựu tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt (trên 5%) là minh chứng cho hiệu quả của những quyết sách vĩ mô đúng đắn. Duy trì sự tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với cơ hội để Việt Nam tiếp tục bảo vệ và thúc đẩy tốt hơn các quyền con người, rõ nét nhất là tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm xuống còn 3%; chi tiêu an sinh xã hội được ưu tiên cao và duy trì ở mức gần 3% GDP trong nhiều năm.

Cùng với việc bảo đảm quyền con người trong nước, năm 2023, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và quyền tiếp cận lương thực cho hàng triệu người ở các khu vực trên thế giới.

Từ một quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ biến đổi khí hậu, thời gian qua, Việt Nam đã chủ động nâng cao khả năng thích ứng với sạt lở, hạn hán, thiên tai, đồng thời, triển khai sáng kiến mới về phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp, để vừa phù hợp với xu thế phát triển bền vững, vừa phát huy vai trò quan trọng của Việt Nam trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Khóa họp lần thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền LHQ diễn ra từ ngày 26/2-5/4, xem xét 10 đề mục, thảo luận về các vấn đề như quyền của người khuyết tật, quyền trẻ em, chống hận thù tôn giáo, đối thoại với các báo cáo viên đặc biệt…

Trải qua một năm đầy biến động với những tác động của kinh tế thế giới, các kết quả đạt được về tăng trưởng GDP đã giúp Việt Nam được đánh giá là hình mẫu mới khi vừa duy trì các động lực tăng trưởng cũ vừa chuyển hướng chiến lược sang các động lực tăng trưởng mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô, công nghệ bán dẫn và hệ sinh thái…

Liên tiếp trong những tháng đầu năm, những tin về xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu gạo và thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam đang tiếp thêm đà làm ấm nóng nền kinh tế trước những biến động của nền kinh tế thế giới.

Đại diện Việt Nam phát biểu tại phiên khai mạc khoá họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 26/2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chia sẻ: “Điều chúng tôi rút ra được trong nhiều năm qua đó là quyền con người của người dân có thể được đảm bảo tốt nhất khi có hòa bình, ổn định và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó Nhà nước đặt người dân vào trung tâm trong mọi chính sách của mình để bảo đảm phát triển toàn diện và bền vững.

Điều này cũng đúng ở cấp độ toàn cầu nhằm thúc đẩy việc thụ hưởng mọi quyền con người cho tất cả mọi người.”. Đồng thời, đại diện Việt Nam cũng chia sẻ những nỗ lực gần đây của Việt Nam như thông qua Lộ trình hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030, thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu tại Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu (COP) trong đó có việc triển khai Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Việt Nam luôn coi trọng và triển khai nhiều biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ quyền con người, đồng thời chia sẻ thông tin về việc hoàn thành báo cáo quốc gia theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV. Việt Nam đã nộp báo cáo UPR chu kỳ 4, với gần 90% khuyến nghị được thực hiện đầy đủ, bao gồm cả thông tin chuyến thăm Việt Nam gần đây của Báo cáo viên đặc biệt về Quyền phát triển.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 26/2 tại Geneva, Thụy Sỹ. (Ảnh: Nhất Phong)
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 26/2 tại Geneva, Thụy Sỹ. (Ảnh: Nhất Phong)

2. Đã đến lúc tất cả công dân toàn cầu phải chung tay, cần những nỗ lực cấp thiết để bảo đảm quyền con người trước muôn vàn rủi ro hiện nay là một trong những thông điệp được các nhà lãnh đạo LHQ nhấn mạnh tại phiên họp cấp cao Khóa họp lần thứ 55 HĐNQ LHQ.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Dennis Francis đã đặc biệt nhấn mạnh điều này khi nhắc đến thực trạng 75 năm sau khi Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền được thông qua, xung đột, tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm cả mối đe dọa hiện hữu do mực nước biển dâng đã khiến 300 triệu người rất cần được giúp đỡ, hỗ trợ nhân đạo, trong đó có khoảng 114 triệu người là người tị nạn.

Đặc biệt là cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, với hơn 90% dân số của khu vực bị ảnh hưởng, đã phải di dời và hiện đang “đứng bên bờ vực của nạn đói và bị mắc kẹt trong vực sâu thảm họa sức khỏe cộng đồng”. Nỗi đau khổ của dân thường vô tội ở Gaza đã lên đến “đỉnh điểm không thể chịu đựng được”.

Để giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất, không chỉ ở Gaza mà còn ở Ukraine, Haiti, Yemen, Sudan…, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ nhấn mạnh: “Chúng ta không được làm các nạn nhân thất vọng – những nạn nhân của vi phạm nhân quyền… Chúng ta không bao giờ được phép thất bại”.

Phiên họp cấp cao Khóa họp lần thứ 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) tại Geneva
Phiên họp cấp cao Khóa họp lần thứ 55 HĐNQ LHQ tại Geneva. (Nguồn: Getty Images)

Quyết tâm không thất bại trước các vấn đề vi phạm nhân quyền đang diễn ra trên toàn cầu cần có sự chung tay của tất cả các quốc gia và HĐNQ là một phần của tiến trình to lớn này.

Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng diễn ra cùng một lúc, những vấn đề ưu tiên hàng đầu cần được tập trung đó là: (i) bảo đảm sự thụ hưởng đầy đủ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, bao gồm quyền phát triển; (ii) bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương; (iii) kêu gọi các quốc gia thực hiện sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy lòng bao dung, bao trùm, đoàn kết và tôn trọng sự đa dạng, đối thoại và hợp tác nhằm đảm bảo tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người như nêu tại Nghị quyết 52/19 do Việt Nam chủ trì đề xuất kêu gọi các quốc gia thúc đẩy tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, khoan dung, bao trùm, thống nhất và trân trọng sự khác biệt, đối thoại, hợp tác và đoàn kết quốc tế trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Với tư cách là thành viên HĐNQ LHQ và là nước bảo trợ chính cho Nghị quyết nói trên, đại diện Việt Nam khẳng định đã và sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các quốc gia thành viên để thúc đẩy nhiệm vụ đó. Cuối năm nay, Việt Nam cùng với Bangladesh và Philippines sẽ trình dự thảo nghị quyết thường niên về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Kỳ họp thứ 56.

Đẩy mạnh đối thoại, tìm kiếm giải pháp chung toàn diện, đáp ứng lợi ích của các nước đang phát triển trong vấn đề biển đổi khí hậu, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, hỗ trợ nhân đạo cho người dân trong xung đột, xử lý nguyên nhân gốc rễ của tình trạng phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc và các hệ quả của chủ nghĩa thực dân là những vấn đề đương đại cần có có sự chung ý chí, chung lợi ích và chung tay của tất cả các quốc gia.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Truyền thông có vai trò rất quan trọng đối với phát triển bền vững

Đó là khẳng định của hầu hết các diễn giả, chuyên gia tại Hội thảo Chuyên đề “Vai trò của Lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững” diễn ra tại TP. Vũng Tàu...

Thảm họa lũ lụt hiếm thấy ở Tây Ban Nha, đường xá và cầu cống bị cuốn trôi

Giới chức Tây Ban Nha cho biết ngày 31/10, số người thiệt mạng do lũ quét ở miền Đông nước này đã tăng lên 158 người.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Mới nhất