Trang chủNewsThời sựVì đâu loạt bến thủy ở TP.HCM ngừng hoạt động?

Vì đâu loạt bến thủy ở TP.HCM ngừng hoạt động?

Hàng chục bến thủy nội địa đồng loạt dừng hoạt động thời điểm những tháng cuối năm tác động lớn đến thị trường vật liệu cung ứng cho các dự án công trình giao thông trên địa bàn.

Nguyên nhân có nhiều, song việc các bến này đóng cửa chủ yếu do liên quan vướng mắc trong thủ tục gia hạn, cấp phép…

Nhà thầu gặp khó vì bến thủy đồng loạt dừng

Đầu tháng 11, nhiều nhà thầu thi công các dự án hạ tầng giao thông phản ánh đến Báo Giao thông hàng loạt bến thủy nội địa tại TP.HCM ngừng hoạt động khiến giá vật liệu tăng cao.

Vì đâu loạt bến thủy ở TP.HCM ngừng hoạt động?- Ảnh 1.

Thị trường vật liệu xây dựng tại TP.HCM bị ảnh hưởng bởi nhiều bến thủy nội địa hết hạn hoạt động.

Tình trạng này không chỉ xảy ra ở một vài quận, huyện mà lan rộng đến 8 địa phương thuộc TP.HCM bao gồm: TP Thủ Đức, quận 1, quận 3, quận 7, Bình Thạnh, Gò Vấp, huyện Hóc Môn và Bình Chánh.

Trong số 42 bến thủy nội địa ngưng hoạt động tại thời điểm giữa tháng 10/2024, chiếm tỷ lệ lớn là bến vật liệu xây dựng.

Điều này tác động trực tiếp vào chuỗi cung ứng cho các nhà thầu trong bối cảnh hạ tầng giao thông đua tiến độ thi công.

Ông D, phó tổng giám đốc một công ty đang thi công dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM cho biết, chỉ trong khoảng hai tuần cuối tháng 10 đến nay đã có 3 nhà cung cấp cát san lấp tại TP Thủ Đức thông báo ngưng cấp hàng đến công trình.

“Họ cho biết bến thủy không được gia hạn hoạt động nên không thể đưa cát về tập kết”, ông D chia sẻ.

Ghi nhận tại khu vực kênh Xáng – An Hạ (huyện Bình Chánh) cách cầu Xáng khoảng 3km về hạ lưu cho thấy, 2 sà lan chở cát san lấp phải neo lại suốt 20 giờ.

Chủ bến thông báo vừa bị phạt 35 triệu đồng vì khai thác bến trong lúc hết thời hạn hoạt động nên không dám cho sà lan vào.

“Nếu quay đầu về miền Tây thì chủ hàng lỗ nặng. Neo lại để tìm bến khác mua thì nguy cơ cao bị ép giá, găm nợ”, tài công chia sẻ.

Vì sao ngừng hoạt động?

Thông tin từ Phòng Giao thông công chính TP Thủ Đức và phòng quản lý đô thị các quận huyện, có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng bến thủy ngừng hoạt động hàng loạt.

Thứ nhất, giai đoạn cuối năm 2023 đến đầu năm 2024, hàng loạt mỏ cát lớn khu vực miền Tây ngưng hoạt động khiến các bến thủy kinh doanh vật liệu xây dựng tại TP.HCM bị cắt đứt nguồn cung.

Rơi vào tình trạng không khai thác neo đậu bốc dỡ hàng hóa nên dù sắp hết hạn hoạt động, chủ bến cũng không làm thủ tục gia hạn. Thậm chí, một số bến thủy đã ngưng hoạt động hoàn toàn vì khó khăn và phá sản.

Nguyên nhân thứ hai xuất hiện vào giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3/2024. Thời điểm này, Nghị định 06 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định số 08 của Chính phủ về quản lý hoạt động đường thủy nội địa có hiệu lực.

Theo đó, thẩm quyền thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng bến thủy nội địa trên địa bàn được giao cho UBND cấp huyện, thay vì Sở GTVT như trước đó.

Việc thiếu cập nhật Nghị định 06 của các chủ bến thủy nội địa đã dẫn đến độ trễ trong việc gia hạn hoạt động.

Nguyên nhân thứ 3 cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bến thủy chậm được gia hạn là hồ sơ pháp lý về đất đai của nhiều bến thủy không đạt yêu cầu.

Cần khẩn trương tháo gỡ

Ông Trần Thanh Phong, Trưởng phòng Quản lý cảng, bến thuộc Cảng vụ đường thủy nội địa chia sẻ, qua rà soát, lập danh sách bến thủy nội địa hết hiệu lực tại TP.HCM đã nhận thấy số lượng ngưng hoạt động tăng cao.

Cảng vụ đường thủy nội địa cùng Phòng CSGT, Phòng Quản lý đường thủy (Sở GTVT) và Thanh tra Sở GTVT cũng xem xét các vướng mắc dẫn đến tình trạng các bến thủy nội địa chậm gia hạn hoạt động để tham mưu Sở GTVT phối hợp và góp ý với các địa phương trong thời gian tới.

Đại diện Thanh tra Sở GTVT TP.HCM thông tin, quy trình gia hạn bến thủy nội địa đã được phân cấp về các địa phương.

Trong giai đoạn những tháng đầu thực hiện, dù có một số phát sinh nhưng về cơ bản sẽ giúp các địa phương chủ động hơn trong công tác quản lý hạ tầng.

Hiện nay, các bến thủy vật liệu xây dựng cũng đã được gắn liền với mục đích hoạt động cụ thể là phục vụ công trình, dự án nào tại từng khu vực. Điều này giúp phát huy thế mạnh quản lý địa bàn của mỗi địa phương.

“Khi công trình, dự án đã xong mà bến vật liệu xây dựng vẫn tồn tại, không cụ thể hóa được mục đích hoạt động, các căn cứ pháp lý về đất đai sẽ có nguy cơ vi phạm, nhất là các vi phạm về môi trường”, vị này cho hay.

Bến không phép tăng 31%

Theo danh sách mới nhất của Sở GTVT TP.HCM, hiện số lượng bến thủy nội địa chưa được công bố hoạt động nhưng đang tồn tại trên địa bàn đã lên đến 71 bến.

Trước đó, vào thời điểm tháng 7/2024, số lượng bến không phép chỉ dừng lại ở 54. Như vậy, số lượng bến không phép qua rà soát đã tăng 31% chỉ trong 3 tháng.

Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại quận 8 cho rằng, thực trạng nhiều bến thủy nội địa chậm được công bố gia hạn hoạt động trong khi số bến không phép tăng vọt sẽ khiến thị trường vật liệu xây dựng đứng trước nguy cơ “tranh tối tranh sáng”. Bến hết hạn thì không có hàng bán, còn bến không phép lại đẩy giá lên cao.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/vi-dau-loat-ben-thuy-o-tphcm-ngung-hoat-dong-192241107231016756.htm

Cùng chủ đề

HLV Real Madrid đào tạo bóng đá cho 300 trẻ em khó khăn ở TP.HCM

Real Madrid Foundation - tổ chức do đội bóng nổi tiếng của Tây Ban Nha sáng lập - trở lại Việt Nam và tiếp tục ý tưởng phát triển bóng đá cộng đồng. Lần này, Real Madrid phối hợp với YKK Việt Nam tổ chức khóa đào tạo bóng đá trẻ em YKK ASAO tại TP.HCM. Đây là mô hình bóng đá cộng đồng được tổ chức ở nhiều nước nhưCampuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan...

Phân cấp quản lý đường bộ theo nguyên tắc “1 việc, 1 người chịu trách nhiệm”

Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến toàn quốc về rà soát, hoàn thiện dự thảo 4 nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. ...

Ngắm tuyến đường xuyên rừng đẹp như tranh ở TP.HCM

(VTC News) - Sau hơn 13 năm khánh thành, đường Rừng Sác - Cần Giờ không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua. Cách trung tâm TP.HCM khoảng 50km, huyện Cần Giờ là khu vực duy nhất có vị trí giáp biển. Không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Cần Giờ...

Ngân hàng Chính sách xã hội TP HCM đẩy mạnh cho vay hỗ trợ giảm nghèo và giải quyết việc làm

(NLĐO)- Doanh số cho vay trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 3.793 tỉ đồng, tăng 1.128 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2023. ...

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM không thể huy động vốn

Chiều 7/11, tại họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM, ông Đỗ Quang Hưng - Trưởng phòng Tổng hợp công tư - Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM cho biết, việc triển khai dự án PPP (đầu tư theo phương thức công tư của Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng) theo cơ chế đặc thù này hiện nay đang phát sinh khó khăn, vướng mắc.Về phía TP.HCM, theo ông Hưng thành phố...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bị tố vòi tiền doanh nghiệp, cán bộ Sở Du lịch Kiên Giang nói gì?

PV Báo Giao thông đã liên lạc được với ông Phạm Xuân Nam, Thanh tra viên Sở Du lịch Kiên Giang. Ông này có trần tình về đơn tố cáo vòi vĩnh doanh nghiệp. ...

Trụ điện, cáp quang chằng chịt cản tiến độ cao tốc Khánh Hòa

Hàng loạt trụ điện, cáp quang nằm chằng chịt trên mặt bằng thi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chưa được di dời khiến tiến độ dự án đang gặp khó. Trụ điện, trụ cáp quang cản tiến độ cao tốc Khánh Hòa -...

TSMC ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho Trung Quốc

Gã khổng lồ bán dẫn TSMC sẽ ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho các đối tác Trung Quốc từ thứ Hai tuần tới (11/11). ...

Lợi nhuận Đóng tàu Sông Cấm bật tăng mạnh mẽ nhờ loạt dự án mới

Công ty Đóng tàu Sông Cấm dự kiến doanh thu, lợi nhuận năm 2024 vượt kế hoạch hơn 50%. ...

Lô cốt “bủa vây” lòng đường, Hà Nội tắc càng thêm tắc

Cả chục hàng rào (lô cốt) thi công từ các dự án thoát nước, đường điện... chiếm dụng lòng đường ở nhiều tuyến phố gây ùn tắc giao thông, phương tiện "chật vật" di chuyển ngày qua ngày. Đại diện Ban Quản lý dự án Phát triển điện lực Hà Nội cho biết: Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng nhằm đảm bảo cấp điện cho TP Hà Nội. Liên danh CTCP...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy đến...

Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng...

Từ chuyện giám đốc không biết chữ hé lộ đường dây tội phạm ở Hà Nội

Trong quá trình công an tổ chức vây bắt nghi phạm, phát hiện người này không thể làm giám đốc vì không biết chữ. Từ đó, một loạt nghi vấn đã được đặt ra. Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, Thiếu tá Đồng Quang Thăng (Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã phá nhiều vụ án phức tạp.  Vào cuối năm 2022, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Thiếu tá Thăng và đồng đội phát hiện...

Bị tố vòi tiền doanh nghiệp, cán bộ Sở Du lịch Kiên Giang nói gì?

PV Báo Giao thông đã liên lạc được với ông Phạm Xuân Nam, Thanh tra viên Sở Du lịch Kiên Giang. Ông này có trần tình về đơn tố cáo vòi vĩnh doanh nghiệp. ...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024: Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng

Trong hai ngày 7 - 8/11, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức, với chủ đề “Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng, Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà...

Mới nhất

Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan...

Trình dự thảo Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 9/11, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội nội...

Thuốc Modafinil là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Modafinil?

Buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ vào ban ngày khiến hiệu suất làm việc, học tập giảm sút. Để tăng cường sự tập trung, nhiều người đã tìm đến Modafinil. Vậy, Modafinil là thuốc...

Khi những nhà văn hoá tiền tỷ đua nhau mọc lên từ sự đồng thuận của ý đảng, lòng dân

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, gần chục nhà văn hoá xóm lần lượt được xây dựng với kinh phí hàng tỷ đồng đã và đang dần hiện hữu tại xã...

Giá ngoại tệ ngày 9/11/2024: Vì sao USD tăng mạnh?

DNVN - Trong phiên giao dịch ngày 9/11/2024, đồng USD tăng mạnh và đang trên đà có mức tăng tuần, khi các nhà đầu tư đánh giá tác động của cuộc bầu cử tổng...

Mới nhất