Trang chủChính trịNgoại giaoVì cuộc sống xanh hơn

Vì cuộc sống xanh hơn

Với sự bùng nổ về nhu cầu tín chỉ carbon sau Hội nghị COP26, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thị trường này, tạo ra tín dụng carbon chất lượng cao để bán trong khu vực và toàn cầu.

Phát triển thị trường carbon mang lại nhiều lợi ích vĩ mô và vi mô, trước mắt và lâu dài, mang tầm quốc gia và quốc tế. (Nguồn: Unsplash)
Phát triển thị trường carbon mang lại nhiều lợi ích vĩ mô và vi mô, trước mắt và lâu dài, mang tầm quốc gia và quốc tế. (Nguồn: Unsplash)

Tín chỉ carbon là chứng nhận đại diện cho quyền phát thải ra một tấn carbon dioxide (CO2) hoặc khí nhà kính khác được quy đổi tương đương một tấn CO2 (ký hiệu là CO2tđ). Một tấn CO2tđ được xem là một tín chỉ carbon. Đây là đơn vị mua bán trên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon hay định mức carbon được coi như loại giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng khí CO2 nhất định.

Nhu cầu tất yếu – xu hướng toàn cầu

Thị trường tín chỉ carbon bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thông qua vào năm 1997 và quy định cụ thể tại điều sáu Thỏa thuận Paris năm 2015. Theo đó, các quốc gia phát triển có nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính, bằng cách giảm phát thải trực tiếp, hoặc mua lại các chứng chỉ giảm phát thải từ các quốc gia khác.

Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Giao dịch mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.

Sau Nghị định thư Kyoto, thị trường carbon phát triển mạnh tại các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và cả châu Á. Có hai loại thị trường chính. Một là, thị trường carbon bắt buộc mà việc mua bán carbon dựa trên cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) để đạt được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính. Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc đồng thực hiện (JI).

Hai là, thị trường carbon tự nguyện dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Bên mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm dấu chân carbon.

Hiện trên thế giới có 58 quốc gia phát triển thị trường carbon, 27 quốc gia áp dụng thuế carbon, trong đó, một số quốc gia áp dụng cả hai. Các quốc gia này xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon và có nhiều giao dịch, nguồn thu về rất lớn, tạo xu hướng cho các nước chưa tham gia thị trường.

Đáng kể nhất, tại châu Âu có sàn giao dịch EU Emissions Trading System (EU ETS). Từ tháng 10/2023, EU đánh thuế carbon với sáu loại hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài có nguy cơ ô nhiễm cao là: sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu, nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của EU thì sẽ phải mua “tín chỉ carbon” theo mức giá carbon hiện nay tại EU.

Nhật Bản có sàn Japan Carbon Credit Trading Scheme (J-Credits) khai trương ngày 11/10/2023 trên sàn chứng khoán Tokyo (TSE). Hiện có 188 công ty và tổ chức Nhật Bản tham gia mua bán tín chỉ carbon được chính phủ xác thực thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý rừng. Mỹ có sàn giao dịch California Cap-and-Trade Program; Trung Quốc có sàn China National Emissions Trading Scheme… Một loạt nước châu Á khai trương sàn giao dịch tín chỉ carbon như: Singapore (tháng 5/2021), Malaysia (9/2022), Indonesia (9/2022)…

Công ty tài chính năng lượng mới Bloomberg dự báo quy mô của thị trường bù đắp carbon toàn cầu có thể tăng vọt lên 1.000 tỷ USD vào năm 2050, từ mức khoảng 2tỷ USD hiện tại, nếu các quốc gia mở rộng việc sử dụng tín chỉ carbon.

Thực tế đã, đang và sẽ cho thấy, phát triển thị trường carbon mang lại nhiều lợi ích vĩ mô và vi mô, trước mắt và lâu dài mang tầm quốc gia và quốc tế. Việc này giúp tạo ra nguồn thu nhập mới cho các dự án và hoạt động giảm phát thải, chẳng hạn như: trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển năng lượng tái tạo, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu – một trong những thách thức lớn nhất của toàn cầu. Thị trường carbon tạo ra động lực kinh tế và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ sạch và hiệu quả hơn, chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo và các phương thức sản xuất ít phát thải hơn.

Nói cách khác, thị trường carbon là cơ chế tạo nguồn lực để thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa carbon. Tất nhiên, thị trường tín chỉ carbon chỉ có hiệu quả, lợi ích thực sự nếu được áp dụng đồng bộ, rộng khắp và công bằng trên quy mô toàn cầu.

Thị trường tín chỉ carbon: Vì cuộc sống xanh hơn
Thị trường tín chỉ carbon: Vì cuộc sống xanh hơn

Bước tiến mạnh mẽ của Việt Nam

Việt Nam luôn coi biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất và cần tiếp cận toàn cầu, đồng thời, luôn nhất quán và nỗ lực triển khai các cam kết về cắt giảm phát thải khí nhà kính, coi đây là trách nhiệm và cũng là cơ hội để Việt Nam chuyển sang mô hình phát triển phù hợp trong tương lai.

Thực thi Thỏa thuận Paris, Việt Nam thực hiện nghĩa vụ bắt buộc giảm phát thải khí nhà kính kể từ năm 2021 theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Đặc biệt, phải thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, giảm phát thải khí methane 30% vào năm 2030, giảm dần và loại bỏ điện than trong giai đoạn 2030-2040, bảo vệ rừng theo cam kết tại Hội nghị COP26.

Thị trường tín chỉ carbon hiện nay mà Việt Nam muốn xây dựng mang yếu tố bắt buộc. Theo đó, các doanh nghiệp bị kiểm soát việc phát thải khí nhà kính, nếu xả thải nhiều hơn hạn ngạch đặt ra, có thể mua thêm tín chỉ carbon trên thị trường bắt buộc, hoặc một phần nhỏ từ thị trường tự nguyện để bù trừ.

Ngược lại, thị trường tín chỉ carbon tự nguyện hoạt động được một khoảng thời gian, nhưng hiện chủ yếu đến từ lâm nghiệp (rừng), do yếu tố lịch sử trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính chung của toàn cầu. Hơn nữa, với sự bùng nổ về nhu cầu tín chỉ carbon sau COP26, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thị trường carbon. Việt Nam có thể tạo ra các khoản tín dụng carbon chất lượng cao và bán chúng trong khu vực và toàn cầu.

Về cơ bản, các nhà khoa học có chung nhận định, Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon. Năm 2023, trong lĩnh vực lâm nghiệp, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng).

Tới đây, Việt Nam tiếp tục chuyển nhượng cho tổ chức LEAF/Emergent 5,15 triệu tín chỉ carbon rừng (tương ứng 5,15 triệu tấn CO₂) tại 11 tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026, với giá tối thiểu 10 USD/tấn. Đây là những tín hiệu tích cực trong việc thương mại hoá tín chỉ carbon của Việt Nam.

Hiện, Việt Nam đang xây dựng dự thảo đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” trên cơ sở Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Từ năm 2028, Việt Nam vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức với các hoạt động kết nối, trao đổi trong nước với thị trường khu vực và thế giới.

Trao đổi với Báo Thế giới và Việt Nam, TS. Samuel Buertey, Quyền Phó chủ nhiệm bộ môn Kế toán và Luật, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam nhận định, để hoàn thành các mục tiêu đề án đề ra, nhất là việc vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức vào năm 2028, thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam cần được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn và định hướng phát triển của quốc gia, cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với quốc tế và xu hướng phát triển thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.

Thị trường tín chỉ carbon cần tận dụng tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước trong việc tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường tín chỉ carbon, tăng sức cạnh tranh của quốc gia theo hướng phát triển kinh tế phát thải ít carbon và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.

Với các doanh nghiệp, việc nắm bắt thông tin và chuẩn bị kỹ để tham gia thị trường thông qua việc nâng cao năng lực kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo và thẩm định các hoạt động phát thải khí nhà kính cấp ngành, cấp cơ sở; tính toán các kịch bản giảm phát thải là việc làm cấp thiết và cần có lộ trình phù hợp đơn vị mình.

Đặc biệt, theo Tiến sĩ Samuel Buertey, về trung và dài hạn, Việt Nam nên cân nhắc liên kết với các thị trường carbon khác trong khu vực và trên toàn cầu, nhằm minh bạch hóa thị trường, tiệm cận và đáp ứng các yêu cầu quốc tế.

Tóm lại, với các biện pháp cẩn trọng và vững chãi, thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam cần được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn và định hướng phát triển của quốc gia, cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và xu hướng phát triển





Nguồn: https://baoquocte.vn/thi-truong-tin-chi-carbon-vi-cuoc-song-xanh-hon-286154.html

Cùng chủ đề

Việt Nam kêu gọi hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ, khẳng định biến đổi khí hậu đang gây ra tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đảm bảo các quyền con người cơ bản. Trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Thụy Sĩ, ngày 13/9, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã thay...

Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

Việt Nam cho rằng, cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế để giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực...

Khi bão không chỉ là chuyện trên TV…

Trực tiếp trải qua cơn bão lớn, chúng ta mới thực sự thấy rằng biến đổi khí hậu là vấn đề sát sườn, hằng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi hướng tới mục tiêu Net Zero

Ngành chăn nuôi là một trong các nguồn phát thải khí nhà kính như khí CH4, CO… có tiềm năng gây nóng lên toàn cầu. Vì vậy, việc giảm phát thải trong chăn nuôi là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Thích ứng khí hậu – chìa khóa để đột phá sức cạnh tranh ngành mía đường

DNVN - Trong bối cảnh tình trạng nóng lên toàn cầu và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt trở nên thường xuyên hơn, gây ra nhiều tổn thất cho năng suất ngành mía đường nói riêng. Điều này đòi hỏi ngành mía đường phải có chiến lược thích ứng khí hậu để nâng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử. Luật bầu cử Tổng thống của Mỹ khá đồ sộ, phức tạp cả về quy trình và mối quan hệ giữa số phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri. Số thứ tự 60 của kỳ bầu cử năm 2024 gắn với ý nghĩa về một vòng tuần hoàn của tự...

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

Mở ra nhiều cơ hội hợp tác du lịch-điện ảnh giữa Việt Nam và Mỹ

Chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh Việt Nam tại Mỹ sẽ được tổ chức từ ngày 23-25/9, tại thành phố San Francisco và thành phố Los Angeles, bang California với chủ đề "Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới".

Nhiều trường đại học quyên góp hàng tỷ đồng cho vùng lũ, không nhận hoa khai giảng

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh không tổ chức khai giảng, quyên góp hàng tỷ đồng cho vùng lũ, không nhận hoa trong lễ khai giảng...

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Bài đọc nhiều

Tiếp tục duy trì ổn định; Nhóm cổ phiếu chăn nuôi đang “vào sóng” hậu bão số 3

Nhìn chung, giá heo hơi đang duy trì ổn định trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg sau khi điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg tại một số địa phương trên cả nước.

Bão số 3 gây thiệt hại ước tính 40.000 tỷ đồng, tăng trưởng GRDP năm 2024 của nhiều địa phương có thể giảm trên...

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, cơn bão số 3 đã tác động toàn diện tới tình hình kinh tế - xã hội của nước ta.

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đối với ông Nguyễn Huy Dũng

Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 983/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên nhiệm kỳ 2020-2025.

8 tháng đầu năm 2024, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Hà Lan chiếm hơn 37% tổng vốn

Trong 8 tháng năm 2024, có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Cùng chuyên mục

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

New Zealand góp 1 triệu NZD giúp Việt Nam hồi phục sau bão Yagi

Theo Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam, chính phủ nước này mới công bố khoản đóng góp 1 triệu đô la New Zealand (NZD) nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi. Khoản viện trợ này sẽ được chuyển qua các tổ chức phi chính phủ là đối tác ứng phó thảm họa của New Zealand và các cơ quan của Liên Hợp quốc tại Việt...

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Món quà ấm áp từ Ấn Độ

Lô hàng nặng 35 tấn được chuyên cơ của quân đội Ấn Độ đã đến Sân bay Quốc tế Nội Bài vào đêm 15 tháng 9 năm 2024. Đồ cứu trợ gồm các mặt hàng thiết yếu như máy lọc nước, chăn, màn chống muỗi, bộ đồ dùng nhà bếp, bể chứa nước, xô chứa nước có vòi và đèn năng lượng mặt trời dựa theo nhu cầu của các cộng đồng bị ảnh hưởng và đề xuất...

Mới nhất

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử. Luật bầu cử Tổng thống của Mỹ khá đồ sộ, phức tạp cả về quy trình và mối quan hệ giữa số phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri. Số...

Hội nghị rút kinh nghiệm công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số cơ quan Tổng cục Chính trị

(Bqp.vn) - Chiều 16/9, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số Cơ quan Tổng cục Chính trị. Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự...

Đồng Tháp: Hơn 15,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

NDO - Đến cuối giờ chiều 16/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp đã tiếp nhận hơn 15,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp Võ Chí Hữu tiếp nhận số tiền ủng hộ và trao...

Các nhóm giải pháp, chính sách để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

(MPI) - Phát biểu tại Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh đến các nhóm giải pháp, chính sách để kịp thời hỗ...

Mặt trận Tổ quốc đã phân bổ hơn 1.000 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương bị bão lũ

TPO - Ban Vận động cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương bị ảnh hưởng bị bão lũ với tổng số tiền là 650 tỷ đồng. Như vậy, sau cả hai đợt, Ban Vận động Cứu trợ Trung...

Mới nhất