Trang chủNewsThế giới"Vén màn" bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

“Vén màn” bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

Giọng nói trầm ấm trên radio, nụ cười khả ái trên màn hình ti vi, đó là những gì các ứng cử viên Tổng thống Mỹ từng làm từ những năm 1970 để tăng số lượng ủng hộ từ các cử tri. Nhưng ngày nay, như vậy là chưa đủ…

Truyền thông trong tranh cử ở Mỹ
Người dân Mỹ theo dõi tranh luận trực tiếp trên kênh CNN giữa Tổng thống Joe Biden với cựu Tổng thống Donald Trump, ngày 27/6. (Nguồn: New York Times )

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet vạn vật trong thế kỷ XXI, hình thức và chất lượng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã phát triển đáng kể và hiện đại hơn, trở thành công cụ không thể thiếu, lan toả hình ảnh đẹp và chương trình nghị sự trong chiến dịch tranh cử.

Vũ khí lợi hại

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, phương tiện truyền thông, đặc biệt là phương tiện truyền thông hiện đại (Facebook, Twittter, X, Instagram, Tiktok, Youtube…) tác động lớn đến quá trình tiếp nhận thông tin của đại đa số người dân toàn thế giới, bao gồm cả nước Mỹ. Chiến thắng của các ứng cử viên Tổng thống Mỹ đều có sự đóng góp hiệu quả từ những phương tiện truyền thông, là công cụ kết nối, lan toả, nâng tầm sức ảnh hưởng các ứng viên trong nhiều thập kỷ qua.

Theo các nghiên cứu về truyền thông trong bầu cử tại Mỹ, chiến dịch tranh cử của ứng viên Đảng Dân chủ Barack Obama năm 2008 và 2012 cho thấy các ứng viên bắt đầu sử dụng thành công nền tảng mạng xã hội vào bầu cử. Trong chiến dịch tranh cử năm 2012, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà đã thử nghiệm tính hiệu quả của quảng cáo trực tuyến dựa trên dữ liệu của người dùng và nhận thấy có sự vượt trội tới hơn 14% so với không sử dụng quảng cáo trực tuyến. Chiến thắng của ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald Trump trong năm 2016 là điển hình của bước đột phá sử dụng mạng xã hội Twitter (nay là X), giúp mang chính trị gần hơn với người dân; đem đến cho Twitter doanh thu tăng kỷ lục sau 10 năm thành lập, đạt 2,6 tỷ USD, tạo làn sóng sử dụng đến những chính trị gia, nhà lập pháp của nước này.

Đến cuộc bầu cử năm 2020 cho thấy sự bùng nổ của tác động truyền thông đối với số phiếu bầu cử tri, kết hợp với những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội (influencers), trong bối cảnh Covid-19. Cựu Tổng thống Obama, người có tầm ảnh hưởng cao trong lưỡng đảng, đích thân hậu thuẫn ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden. Sự chi phối của các tập đoàn công nghệ và truyền thông lớn dành cho đảng Dân chủ góp phần giúp ứng cử viên Biden trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Qua hai thập kỷ, các chiến dịch tranh cử ngày càng chi nhiều vào quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, liên tục cho ra nhiều sản phẩm và hướng đi mới, giúp các ứng viên toả sáng và chạm đến đúng những quan tâm của cử tri, song đi kèm với đó xuất hiện nhiều vấn đề cạnh tranh không bình đẳng, thao túng và thông tin sai lệch. Theo khảo sát của Pew Research năm 2020 cho thấy 64% người Mỹ cảm thấy mạng xã hội đem đến ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội, trong đó cao nhất là thông tin sai lệch, chiếm tới 28% .

Cuộc đua trên không gian mạng

Đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà đều có các chiến lược riêng cho các ứng viên tranh cử Tổng thống tại đợt tranh cử tìm kiếm vị Tổng thống thứ 49 của Mỹ năm 2024, chiến lược truyền thông như thế nào sẽ tác động đến lá phiếu cử tri?

Có ba yếu tố nổi lên trong chiến lược truyền thông trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2024.

Thứ nhất, đó là sự hậu thuẫn của các hãng truyền thông và công nghệ lớn. Việc thường xuyên cung cấp các thông tin và hình ảnh tích cực của các ứng viên trên các kênh truyền thông và nền tảng mạng xã hội giúp định hướng và thay đổi nhận thức, thái độ của người tham gia đối với các ứng cử viên, giúp lôi kéo sự quan tâm đến những chương trình nghị sự.

Xét từ các đợt tranh cử trước, Đảng Dân chủ vẫn được các ông lớn công nghệ và truyền thông dành nhiều sự ưu ái, gần đây nhất là số lượng ủng hộ leo thang đột ngột từ các ông lớn truyền thông cho đường đua Tổng thống của Phó Tổng thống Kamala Harris, sau tuyên bố ngừng tranh cử của Tổng thống Biden vào cuối tháng Bảy. Các ông chủ của Facebook (Mark Zuckerberg) và X (Elon Musk) đã từng tuyên bố không can dự vào chính trị, song ông Elon Musk đã xác nhận sự ủng hộ đối với ứng cử viên Donald Trump thông qua buổi phỏng vấn vào đầu tháng Tám trên mạng xã hội X với hơn 21 triệu người xem.

Thứ hai, các nền tảng mạng xã hội giúp vận động hiệu quả đến nhiều nhóm cử tri. Xét về góc độ hiệu ứng lan truyền, tính hiệu quả trong vận động tranh cử, mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến ngày càng chiếm ưu thế so với các phương tiện truyền thống. Theo một số khảo sát của Statista trong giai đoạn đầu bầu cử Tổng thống 2024 cho thấy hơn 50% cử tri trên 18 tuổi sử dụng mạng xã hội như nguồn thông tin chính hằng ngày theo dõi các ứng cử viên, giúp tác động đến nhóm trung dung và cử tri trẻ, đồng thời khai thác được sức ủng hộ lớn từ nhóm da màu. Song, đối tượng cử tri trẻ và trung dung luôn là ẩn số cho từng đợt tranh cử.

Đợt tranh cử này được đón nhận nhiều do tác động từ các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI) và các nền tảng mạng xã hội, là nơi để ứng cử viên giao lưu các vấn đề liên quan đến bầu cử, phục vụ nhu cầu liên kết, đặc biệt là giới trẻ. Bên cạnh những nền tảng phổ biến, các ứng cử viên hai Đảng đều đã lập kênh Tiktok cá nhân nhằm tiếp cận các cử tri như Tổng thống Joe Biden (@bidenhq), Phó Tổng thống Kamala Harris (@officialharrisj) và cựu Tổng thống Donald Trump (@readldonaldtrump), dù Chính phủ Mỹ có những chỉ trích đối với Tiktok. Theo giới truyền thông, quảng cáo chính trị theo hình thức video sẽ được đẩy mạnh qua các kênh TV và các trang mạng xã hội, đặc biệt tại các bang dao động và các bang chiến trường từ nay cho đến ngày diễn ra bầu cử vào tháng 11 tới.

Thứ ba, là các thách thức về bảo đảm an toàn trên không gian mạng. Ngày càng nhiều phương thức tinh vi thao túng thông tin hơn so thời kỳ đầu phát triển phương tiện truyền thông hiện đại. Các video giả mạo do AI tạo ra ngày càng khó phân biệt. Những vụ xâm phạm an ninh mạng vào các chiến dịch tranh cử vẫn tiềm ẩn rủi ro khó lường. Vụ giả giọng nói Tổng thống Biden trước ngày bầu cử sơ bộ tại bang New Hamsphire trong tháng 2/2024, việc xuất hiện những hình người da màu ủng hộ Trump trên các nền tảng mạng xã hội và gần đây nhất là chiến dịch tranh cử của ứng viên Donald Trump và Phó Tổng thống Harris trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc, được cho là từ nhóm chống đối ở nước ngoài, là những ví dụ rõ ràng về nguy cơ này.

Thích ứng trong bối cảnh mới

Các nguy cơ và rủi ro từ truyền thông mạng xã hội tiếp tục là thách thức lớn cho giai đoạn nước rút và trước thềm đợt bầu cử năm nay, bất chấp các nỗ lực kiểm duyệt của các công ty nền tảng mạng xã hội và các dự luật liên quan đến an ninh mạng. Bất kỳ một sự cố nào xuất hiện ngay thềm bầu cử đều có thể tác động đến lá phiếu cử tri đi bầu.

Có thể thấy cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024 sẽ là bài kiểm tra quan trọng về khả năng thích ứng đối với các giới trong bối cảnh môi trường truyền thông ngày càng chuyển biến mạnh mẽ trước sự vươn lên của các công nghệ hỗ trợ tiên tiến. Cạnh tranh về truyền thông giữa các chiến dịch tranh cử ngày càng khốc liệt trong vòng 30 ngày trước thời điểm bầu cử.

Các ứng cử viên tận dụng tối đa sức mạnh truyền thông để vận động, lan truyền thông tin, hạ bệ và công kích đối thủ. Các phương thức truyền thống được duy trì là kênh cung cấp thông tin có xác thực và các nền tảng truyền thông trên mạng sẽ được phát huy thế mạnh từ AI và các nền tảng mới. Song, thách thức về xác thực thông tin vẫn diễn ra đến khi có các biện pháp (trong tương lai) xử lý những vấn đề tiềm tàng từ tin tặc và “con dao hai lưỡi” AI.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ven-man-bi-kip-truyen-thong-trong-tranh-cu-o-my-284334.html

Cùng chủ đề

Ông Trump lặp lại điều chưa từng có trong 132 năm qua

(Dân trí) - Ông Donald Trump là người thứ 2 sẽ đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ không liên tiếp trong vòng 132 năm trở lại đây. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (Ảnh: Getty). Với chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11, ông Donald Trump gần như chắc chắn sẽ trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ. Ông cũng từng là tổng thống thứ 45 với nhiệm kỳ từ năm 2017 đến 2021. Như vậy,...

Trung Quốc nói về hợp tác sau khi ông Trump đắc cử

Trung Quốc thông qua đại sứ tại Mỹ là ông Tạ Phong gửi thông điệp tới Washington rằng sẽ không có ai chiến thắng trong cuộc chiến thuế quan hay thương mại. Phát biểu tại bữa tiệc của Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ -...

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hậu bầu cử Mỹ, chứng khoán Việt Nam tháng 11 tăng hay giảm?

Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã ngã ngũ với chiến thắng của ông Donald Trump. Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã ngã ngũ với chiến thắng của ông Donald Trump. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Cùng chuyên mục

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

Mới nhất

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Ngày 8/11, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. ...

Ý nghĩa chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

(Dân trí) - Chuyến công tác sắp tới của Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định tâm thế mới, vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina...

Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha. Chiều ngày 8/11, UBND huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024,...

Hàn Quốc phóng tên lửa đạn đạo Hyunmoo-II về phía biển Hoàng Hải

Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật vào ngày 7/11, khi bắn tên lửa đạn đạo Hyunmoo-II về phía biển Hoàng Hải. Ngày 8/11, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật vào ngày 7/11,...

Ông Trump lặp lại điều chưa từng có trong 132 năm qua

(Dân trí) - Ông Donald Trump là người thứ 2 sẽ đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ không liên tiếp trong vòng 132 năm trở lại đây. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (Ảnh: Getty). Với chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11, ông Donald Trump gần như chắc chắn sẽ trở thành tổng thống thứ...

Mới nhất