Theo đó, VEC tăng 12% đối với các tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Cầu Giẽ – Ninh Bình và Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Đồng thời, tăng 5% đối với tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
VEC cho biết sẽ tiếp tục áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% từ ngày 1.1 đến hết ngày 30.6 theo quy định của Chính phủ về kéo dài thời gian giảm thuế VAT.
Cụ thể, với tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, xe dưới 12 chỗ ngồi đi toàn tuyến sẽ phải trả 189.280 đồng/xe. Xe tải từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng container 40 feet có mức giá 756.000 đồng/xe.
Với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, xe dưới 12 chỗ ngồi toàn tuyến có mức giá 82.880 đồng/xe; xe tải từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng container 40 feet có mức giá 329.280 đồng/xe.
Với cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, xe dưới 12 chỗ ngồi toàn tuyến có mức giá 216.160 đồng/xe; xe tải từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng container 40 feet có mức giá 868.000 đồng/xe.
Mức tăng thấp nhất là cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Theo đó, xe dưới 12 chỗ ngồi toàn tuyến có mức giá 105.000 đồng/xe; xe tải từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng container 40 feet có mức giá 420.000 đồng/xe.
Trước đó, Bộ GTVT đã chấp thuận đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam về việc tăng giá thu phí 41 dự án (47 trạm thu phí). Lý giải về tăng giá vé các dự án BOT, lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, các dự án BOT do Bộ GTVT quản lý đưa vào khai thác chủ yếu từ trước năm 2016, theo quy định của hợp đồng dự án BOT, một chu kỳ điều chỉnh giá vé là 3 năm/lần (với mức tăng 6%/năm).
Mặc dù các dự án, trạm thu phí đã đến kỳ tăng giá vé từ năm 2019 – 2022, cá biệt có những dự án đã đến chu kỳ tăng vé lần 2 nhưng vẫn chưa được tăng giá làm ảnh hưởng đến phương án tài chính và khả năng hoàn vốn của dự án.
Dưới đây là bảng giá các tuyến cao tốc sau khi tăng giá từ 1.2.2024: