Ông Trương Việt Đông – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên VEC – đã có bài viết chia sẻ về hành trình 20 năm tiên phong mở đường của VEC.
Mô hình tiên phong gắn trách nhiệm đến cùng với sản phẩm
Trước tình trạng tắc nghẽn giao thông liên tục ở một số quốc lộ, trầm trọng nhất là tại các cửa ngõ vào TP. Hà Nội, năm 2000, BộGTVTđã sử dụng vốn dư sau đấu thầu từ dự án nâng cấp Quốc lộ 1để thử nghiệm làm 2 tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Namđoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ và đoạn Hà Nội – Bắc Ninh.
Thấy rõ hiệu quả và lợi ích của việc đầu tư xây dựng đường cao tốc, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ cho triển khai các đoạn tuyến cao tốc: TP.HCM – Trung Lương, Láng – Hòa Lạc, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Hà Nội – Hải Phòng… Một bản kế hoạch về xây dựng mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến 2010, 2015 và 2020 được đề ra.
Vấn đề khó khăn nhất là tìm nguồn vốn ở đâu để triển khai được bản kế hoạch đầy tham vọng này. Từ đây, ý tưởng về thành lập một công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc đã được hình thành.
Đề án thành lập VEC đã xác định rõ lộ trình phát triển theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu chủ yếu dựa vào nguồn vốn Nhà nước – vốn ngân sách và vốn phát hành trái phiếu. Giai đoạn tiếp theo, Nhà nước hỗ trợ trong việc cơ cấu và bảo lãnh các nguồn vay.Giai đoạn phát triển, VEC thu phí hoàn vốn và tích lũy lợi nhuận để đầu tư xây dựng mạngcao tốc theo kế hoạch đề ra.
Đề án đã nhận được đồng thuận của nhiều cơ quan, đơn vị. Tháng10/2004, Bộ GTVT ra quyết định thành lập Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam.
VEC ra đời là một thử nghiệm của Chính phủ và ngành GTVT. Từ mô hình cổ điển trông chờ nguồn vốn ngân sách, đầu tư xong công trình rồi chuyển giao cho đơn vị khai thác, VEC vừa phải tự tìm kiếm, huy động các nguồn vốn, sau đó triển khai đầu tư các tuyến đường một cách hiệu quả nhất để có thể sớm thu hồi vốn, tạo nguồn lực để tái đầu tư vào các dự án cao tốc khác. Sự chủ động gắn trách nhiệm đến cùng với sản phẩm đã đầu tư là một trong những nét mới của mô hình VEC.
Trong khoảng 10 năm (2004 – 2013), từ số vốn điều lệ khởi điểm chỉ1.000 tỷ đồng, với sự bảo lãnh của Chính phủ, VEC đã thu xếp các nguồn vốnđể đầu tư các dự án đường cao tốc, tổng mức đầu tư lên tới 108 nghìn tỷ đồng.
VEC đã tự tin nhận những dự án cao tốc quy mô lớn hơn. Đólà dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai, có quy mô lớn nhất tại Việt Nam với tổng chiều dài 245km đi qua 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Tổng mức đầu tư hơn 30.000 tỷ đồng.
Dự án cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây sử dụng vốn ODA đầu tay, sử dụng nguồn vốn hỗn hợp với chiều dài gần 56km, kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành với tổng chiều dài gần 60km đi qua TP.HCM, Long An, Đồng Nai, là công trình hạ tầng quy mô lớn nhất phía Nam có tổng mức đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, cao tốc đầu tiên ở khu vực miền Trung với tổng mức đầu tư hơn 31.500 tỷ đồng.
Với sự lớn mạnh của VEC, tháng 10/2010, Bộ GTVT đã quyết định chuyển VEC từ công ty thành Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam.
Đẩy mạnh liên kết, tham gia các dự án đối tác công – tư
Khẳng định vai trò “đầu tàu” trong đầu tư phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty đã tiếp tục xây dựng đề án đầu tư bổ sung vốn điều lệ. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung, tăng vốn điều lệ cho VEC.
Hướng tới sự phát triển bền vững, VEC sẽ lên phương án sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi một cách hợp lý, hiệu quả để bảo tồn và phát triển nguồn vốn phù hợp quy định.
Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng, song song với việc đẩy nhanh tiến độ, đưa tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành vào khai thác trong năm 2025, VEC hoàn thành các thủ tục điều chỉnh dự án để triển khai thực hiện hoàn thành các hạng mục còn lại của tuyến Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Ngoài ra, VEC sẽ tập trung nguồn lực, đẩy mạnh làm việc với các cấp có thẩm quyền thông qua phương án đầu tư mở rộng các tuyến cao tốc đang khai thác.
Trong đó có dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đoạn TP.HCM – Long Thành từ 4 làn xe lên 10 làn xe dự kiến triển khai sau năm 2035.
Trong giai đoạn 2024- 2028, sẽ triển khai dự án mở rộng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đoạn Yên Bái – Lào Cai từ 2 làn xe lên 4 làn xe.
Dự án mở rộng đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, đoạn Đại Xuyên – Liêm Tuyền từ 4 làn xe lên 6 làn xe. Thời gian thực hiện từ năm 2024 – 2027.
Ngoài ra, một số tuyến trên thuộc trục cao tốc Bắc – Nam sẽ được VECnghiên cứu đầu tư theo quy mô hoàn chỉnh. VEC cũng nghiên cứu một số tuyến cao tốc có ý nghĩa phục vụ mục tiêu an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, khó thu hút được các thành phần kinh tế khác tham gia.
VEC đặt mục tiêu đến 2025, doanh thu thu phí đạt 6.000 tỷ đồng/năm và đến năm 2035, đơn vị quản lý khai thác 1.500km đường cao tốc, tổ chức hiệu qủa công tác duy tu, bảo trì, phát huy hiệu quả đầu tư các dự án.
Xác định thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố “then chốt” để VEC thực hiện thành công chiến lược đề ra, thời gian tới, Tổng công ty đã định hướng đổi mới cơ chế tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người lao động, người quản lý, điều hành doanh nghiệp hợp lý, có tính cạnh tranh cao gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ quản lý, lao động để đáp ứng kịp thời sự phát triển của VEC trong từng giai đoạn. Trương Việt Đông- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên VEC |
Phương Dung
Nguồn: https://vietnamnet.vn/vec-no-luc-khang-dinh-vai-tro-tren-hanh-trinh-mo-duong-lon-2328445.html