Trang chủDestinationsLâm ĐồngVề làng Chăm - Báo Lâm Đồng điện tử

Về làng Chăm – Báo Lâm Đồng điện tử


Trước khi thân quen với họa sĩ Chế Kim Trung, tôi tình cờ gặp một phụ nữ Thái Lan tại một khách sạn cao cấp. Lúc ấy, tại khu tiếp tân, tôi bị thôi miên bởi một bức tranh sơn dầu Cô gái Tràng An mang yếm đào đang cầm cành hoa sen. Tôi cứ đứng tần ngần trầm ngâm trên 15 phút, khi nhìn lại hình ảnh người thiếu nữ xưa với vẻ đẹp dịu dàng. Cũng đã lâu rồi, tôi mới được trải lòng khi nhìn bức tranh mang hồn quốc túy. Đó lả vẻ đẹp “chim sa, cá lặn” một thời, bây giờ không còn nữa, mà nếu còn chỉ là màn dựng lại để quay phim, chụp ảnh.

 





Thiếu nữ Chăm ở chân tháp Pôrêmê
Thiếu nữ Chăm ở chân tháp Pôrêmê


Trong khách sạn có cả tây lẫn ta, nên nhiều lúc phải tránh né mấy vị mắt xanh, tóc vàng để khỏi nói tiếng Anh “mỏi mồm”. Tuy nhiên vẫn không thoát, vì bên cạnh tôi là một phụ nữ châu Á khá đẹp mang kính cận, mặc bộ y phục Thái Lan sang trọng cũng yên lặng xem tranh. Nghĩ là người đồng cảm về hội họa nên tôi quay sang làm quen và chào bằng tiếng Anh “Xin lỗi, bà là người Thái!” “Ô không! Tôi là người Việt, thế ông là người Campuchia à?” người phụ nữ trả lời bằng tiếng Anh lưu loát. Tôi phá lên cười, rốt cuộc cả hai chúng tôi là người Việt. Và mọi người biết không! Người phụ nữ “Thái” này, chính là tác giả của bức tranh Cô gái Tràng An pha trà. Là người có mẫu số chung về mỹ thuật, nên hai chúng tôi trở thành thân nhau như tiền kiếp. 

Mấy hôm sau người phụ nữ “Thái” tình nguyện làm hướng dẫn viên dẫn chúng tôi đi dọc bờ biển Ninh Chữ, lên đền tháp Pôklong Garai, Pôrêmê, lội bộ trong xóm làng Chăm ở Bàu Trúc, Mỹ Nghiệp và cuối cùng trở về thăm phòng tranh tại trung tâm thành phố Phan Rang, được nghe chiều dài câu chuyện của người phụ nữ “Thái” tài hoa này.

Người phụ nữ “Thái” tên là Chế Kim Trung, sinh năm 1971, dân tộc Chăm, dáng người quý phái, cao ráo là thạc sĩ ngành mỹ thuật. Ở Việt Nam mình, họa sĩ nữ không nhiều, nhưng họa sĩ nữ có học, người dân tộc thiểu số lại càng ít hơn. Đối với lao động nghệ thuật, người xem tranh đánh giá về gam màu, nét cọ, hồn người bằng thực tế chứ không có ưu tiên cho các sắc dân vùng miền. Vì vậy, việc một bức tranh thôi miên được người xem trân trọng là một điều quý hiếm, nhất là tranh tái hiện lễ hội và văn hóa của một thời cổ sử lại tăng thêm giá trị. Thạc sĩ Kim Trung dẫn tôi giới thiệu hết phòng tranh, kèm theo lời giải thích về văn hóa, hồn cốt của dân tộc mình được tái hiện như: Lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ hội đầu năm, lễ hội cầu mưa, lễ hội Ka Tê…

“Cũng như những phụ nữ Chăm bình thường, tốt nghiệp đại học sư phạm năm 1994, rồi xin về Trung tâm Hướng nghiệp Ninh Thuận, dạy hội họa, mỹ thuật, thiết kế thời trang… cũng từ cây cọ của nghề đã đưa mình đến thế giới màu sắc. Trong giấc ngủ, mình cứ chập chờn về những vũ điệu Chăm dịu dàng theo âm điệu tiếng trống Paranưng, Ghinăng, tiếng kèn Saranai say đắm. Rồi lại có những giấc mơ về màu gốm tươi hồng long lanh hạt cát vàng Bầu Trúc… có khi đâu đó vang lên tiếng hát của các cô gái với sắc màu thổ cẩm. Thế là mình vùng dậy vẽ. Màu sắc từ ký ức cứ tràn về.… mình đắm đuối vẽ những hình ảnh sống dậy từ quê hương mình đang sống. Thời gian trôi đi, lấy chồng sinh con, nhưng niềm mơ ước trở thành họa sĩ chuyên nghiệp thì không bao giờ cạn. Nhiều đêm, vừa ru con ngủ xong, mình vớ lấy cây cọ để hoàn thành nốt bức sơn dầu còn đang dang dở. Khi con trai thứ hai thôi bú, mình tâm sự với chồng thi vào Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp, mình được học bổng cao học quốc tế chuyên ngành nghệ thuật thị giác tại Thái Lan…”, Kim Trung kể cho tôi nghe cứ như ký ức tràn về.

Trong đời hoạt động nghệ thuật tính từ năm 2002 đến nay, Thạc sĩ Kim Trung nhận được 17 giải thưởng cấp quốc gia. Hầu hết các tác phẩm của chị đều là văn hóa Chăm, gắn liền với các chủ đề: Sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, kiến trúc. Rồi từ mỹ thuật của hội họa chị chuyển sang ứng dụng trên các sản phẩm gốm, dệt. Lần cuối cùng chia tay, tôi còn nghe văng vẳng lời tự tình nhẹ nhàng của chị “Mình là người Chăm, mà không xây dựng được không gian văn hóa nghệ thuật của dân tộc mình, không nghiên cứu sáng tác và gìn giữ để giới thiệu với công chúng thì ai có thể làm giúp mình được”.





Tác giả (phải) tại làng Chăm
Tác giả (phải) tại làng Chăm

ĐI TÌM HỒN QUÊ

Những ngày kế tiếp, tôi tìm đến nhà ông Thiên Sanh Thềm, nghệ nhân trống Paranưng, Ghinăng và kèn Saranai ở làng Hữu Đức. Trước khi đi thực tế được Chế Kim Trung cho biết “Ở vùng Panduranga (tên gọi của hai tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận) có khoảng 40 palei (làng của người Chăm). Trong các làng hôm nay, vẫn đang bảo tồn các nhạc cụ truyền thống. Chính tiếng kèn, tiếng trống thổi hồn và làm nền nhạc cho các điệu múa, nhất là điệu Apsara là niềm tự hào văn hóa của đồng bào Chăm. Lớp trẻ bây giờ không mặn mà lắm, sợ sau này mai một nên ông Thềm rất lo”.

Ông Thiên Sanh Thềm mới ở tuổi 74 mà tóc đã bạc trắng, da ngăm, trên gương mặt song hành với những nếp nhăn dài theo năm tháng. Ông cùng với nghệ nhân Phú Sạng là “cha đẻ” của hàng nghìn trống Baranưng, Ghinăng vang khắp miền Panduranga. Ông Phú Sạng giờ tuổi đã cao, sức khỏe yếu nên chuyển sang “Thái thượng hoàng”. Còn lại duy nhất nghệ nhân Thềm, vừa là nhạc công, vừa là người chế tác các nhạc cụ Chăm. Khi được hỏi về nhạc cụ truyền thống. Ông cho biết: “Trống Paranưng, Ghinăng, kèn Saranai, không chỉ là bảo vật, mà còn là vật linh thiêng cho lễ hội và chia sẻ nỗi vui, buồn của người Chăm. Các nhạc cụ này tạo nên cái hồn cho điệu múa. Nếu không nắm được nguyên lý, hay các bí quyết của dân tộc Chăm thì khó mà tạo ra các điệu Apsara huyền ảo được. Mỗi chiếc trống, chiếc kèn được tạo ra giống như một phần hồn của con người. Trống Paranưng tượng trưng cho thân người, đôi Ghinăng tượng trưng cho hai chân, hai dùi trống là hai cánh tay. Mỗi trống Ghinăng có 16 dây, xuyên qua 16 lỗ, tương ứng với 32 chiếc răng. Trong đó, không thể thiếu kèn Saranai gồm bảy lỗ tượng trưng cho hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng. Khi ba loại nhạc cụ này kết hợp với nhau sẽ tạo thành dàn nhạc Chăm truyền thống. 

LÀNG NGHỀ CỔ NHẤT ĐÔNG NAM Á

Làng gốm Bàu Trúc và làng dệt Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân của huyện Ninh Phước, nằm giữa Sông Dinh và Sông Quao. Hiện nay, Mỹ Nghiệp và Bàu Trúc đã lên phố, lên phường nhưng vẫn giữ dáng vẻ một làng quê với vườn cây, ruộng lúa và nếp nhà xưa cổ kính. Tuy vẫn theo đuổi nghề nông, nhưng đồng bào Chăm ở đây vẫn không quên nghề làm gốm mà tổ tiên truyền lại. Theo tài liệu của ngành Khảo cổ học, nghề làm gốm của người Chăm có cách đây từ 3.500 – 4.000 năm. Người Chăm gọi nghề làm gốm là nghề làm nồi, vật liệu chính là đất tượng trưng cho Mẹ, mọi công đoạn chế tác đều làm bằng tay. Kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật tạo hình theo chế độ mẫu hệ… nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc hiện nay không chỉ phục vụ cho cuộc sống đời thường mà còn tôn vinh giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Đó là những chiếc bình Vũ nữ Apsara, với những hình ảnh tế lễ khắc họa trên vại, trên nồi, hay chạm khắc những vị thần linh trên sản phẩm như làm tăng thêm nét huyền bí cho đồ gốm Chăm Bàu Trúc. 

Ăn theo uy tín của nữ thạc sĩ, tôi đến thăm cơ sở làm gốm của bà Đàng Thị Phan, người có trên 50 năm làm nghề được con trai bà là anh Đàm Năng Tự cho biết, sản phẩm mỹ nghệ của gia đình ngoài tượng, bình đất Apsara còn có sản phẩm tháp Chăm. Anh chỉ vào mô hình đền tháp cho biết: “Tháp này dựa theo kiến trúc cổ. Tháp gồm 3 phần: Đế tháp tượng trưng cho “địa ngục”, thân tháp là “trần gian”, ngọn tháp là “thiên đàng”. Ở thân tháp có 4 tầng, trong đó 3 tầng thân giữa, mỗi bên góc có “4 búp” còn đỉnh tháp (tầng thứ 4) có 1 búp tháp. Tổng cộng là 13 búp tháp. Đây là con số lớn nhất và đẹp nhất theo quan niệm của người Chăm. Và các mặt bên của tháp sẽ được đúc hình vị thần Siva mang ý nghĩa tôn thờ vị vua đã có công hình thành, phát triển cộng đồng Chăm. Như vậy, cả một hình gốm tạo ra sản phẩm hình tháp Chàm đã mang nhiều ý nghĩa về nòi giống, bản sắc, tín ngưỡng của một dân tộc.

Buổi chiều, tạm biệt các bạn Chăm, chúng tôi đứng dưới chân tháp Pôrêmê tại đỉnh núi của làng Hậu Sanh. Lúc ấy trời bắt đầu đổ mưa, những giọt mưa bay bay trên tầng tháp cổ. Tôi nhớ đến thánh địa Mỹ Sơn, nhớ tháp Poklong Garai được nhà nước thuê chuyên gia nước ngoài đến trùng tu hàng trăm tỉ đồng. Từ năm 2011, chính quyền Ninh Thuận đã đầu tư tiếp thị 23,6 tỷ đồng cho làng nghề Chăm. Điều ấy đã chứng tỏ rằng, Nhà nước mình đã tìm mọi cách khôi phục, tôn tạo không những đền đài mà còn duy trì nghề truyền thống. Đó là tâm đức và trách nhiệm của con cháu bằng mọi giá phải giữ gìn tài sản của ông cha để lại.





Source link

Cùng chủ đề

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Ngày 20/11, tại Vientiane (Lào) đã diễn ra cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Hoa Kỳ nhằm thảo luận về những vấn đề an ninh khu vực. Cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Hoa Kỳ diễn ra với sự đồng chủ trì của Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lào và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin....

Thông cáo báo chí số 21, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 20/11, Quốc hội bước vào ngày làm việc đầu tiên của đợt 2, cũng là ngày làm việc thứ 21 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các nội dung sau: Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc...

Hội An có trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP đầu tiên

(Dân trí) - Trung tâm sản phẩm OCOP đầu tiên tại Hội An hướng đến 2 mục đích, giới thiệu sản phẩm đặc sản của địa phương đến du khách trong và ngoài nước; tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Ngày 27/9, UBND thành phố Hội An, Quảng Nam khánh thành trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP đầu tiên tại đường Nguyễn Thái Học - trung tâm phố cổ Hội An. Tại cửa hàng trưng...

Khi học sinh Royal School là diễn giả TED Talks sẽ thế nào?

Bước sang mùa thứ 4 với nhiều đổi mới, sân chơi Royal Speaking Contest của Royal School không chỉ thu hút dàn thí sinh chất lượng mà còn lan tỏa giá trị của kỹ năng hùng biện học thuật. ...

Gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), chiều 20/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc gặp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tân binh Luton Town và những điều độc đáo tại Ngoại hạng Anh năm nay

Ngoại hạng Anh mùa bóng 2023/2024 đã bắt đầu từ 11/8/2023 vừa rồi và kéo dài đến 19/5/2024 với 17 đội từng chơi tại ngoại hạng mùa trước và 3 tân binh mới lên hạng, trong đó có Luton Town khá độc đáo. Keniworth Road, sân nhà của đội Luton Town - sân bóng nhỏ nhất và lâu đời nhất với 120 năm tuổi tại giải ngoại hạng hiện nay • TỪ “KHÔNG HẠNG” LÊN NGOẠI HẠNG 17 đội bóng chơi...

Là con suốt đời – Báo Lâm Đồng điện tử

Minh họa: Phan Nhân Tiếng trống tập những ngày này bắt đầu giòn giã hơn, đám trẻ đương lội ngoài đồng chợt ngẩng người đứng nghe rồi xì xào háo hức: - Dãy là sắp tựu trường lại rồi đó bây, tao mong đi học quá, nhớ lớp lắm rồi. - Mày nên nghĩ tới cái đống bài tập cuối ngày đi là vừa. Ôi, còn đâu những ngày rong chơi. Duy chỉ có thằng Quốc là lặng thinh, nó cẩn thận...

Người dân hiến kế xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo

Với mong muốn đóng góp các sáng kiến cho TP Đà Lạt - ứng viên của mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) trong lĩnh vực âm nhạc, Không gian sáng tạo Phố Bên Đồi mới đây đã đứng ra tổ chức hội thảo chuyên đề về “Cơ hội hợp tác và gắn kết” nhằm mục đích kết nối giữa các chuyên gia, nghệ sĩ với chính quyền thành phố để triển khai đề án...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám

Những ngày Tháng Tám lịch sử cách đây 78 năm, đồng bào các dân tộc ở Lâm Đồng cùng Nhân dân cả nước ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh với không khí sục sôi đã vùng lên đấu tranh, đập tan ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân và phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa,...

Mỹ-Nhật-Hàn sẽ thiết lập cơ chế khung quan trọng về hợp tác an ninh

Quan chức Hàn Quốc thông qua Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn sắp tới, các bên sẽ tạo ra một cơ chế khung quan trọng trong tương lai về hợp tác an ninh ba bên, tiến tới thể chế hóa khung hợp tác này. Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Hiroshima (Nhật Bản), ngày 21/5/2023 Ngày 13/8,...

Bài đọc nhiều

Tập đoàn Certiport trao tặng Kỷ niệm chương “Đơn vị tiên phong ứng dụng MOS trong trường học” cho Sở Giáo dục và Đào...

(LĐ online) - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ cùng Đội tuyển Tin học văn phòng và Thiết kế đồ họa Việt Nam tham dự Vòng chung kết thế giới từ 28/7 đến ngày 2/8, bà Phạm Thị Hồng Hải - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng vinh dự đại diện cho sở nhận Kỷ niệm chương “Đơn vị tiên phong ứng dụng MOS trong trường học” do Tập...

Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(LĐ online) - Chiều 21/6, Hội Nhà báo Lâm Đồng tổ chức kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023) và trao Giải Báo chí tỉnh Lâm Đồng lần thứ XIX. Đồng chí Bùi Thắng - Uỷ viên Ban thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm Đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhận xét về Giải thưởng Báo chí tỉnh Lâm Đồng...

Trà Lâm Đồng xuất khẩu sang Trung Đông đạt tiêu chuẩn

(LĐ online) - Thông tin từ Đội Nghiệp vụ 2 - Chi cục Hải quan Đà Lạt vừa cho biết, tình hình xuất khẩu sản phẩm chè xanh, chè đen của các doanh nghiệp chè vùng Bảo Lộc, Bảo Lâm và khu vực phụ cận từ đầu năm 2023 đến nay vẫn diễn ra bình thường. Sản xuất chè tại nhà máy của Công ty TNHH Trà Nai Vàng Đơn vị chưa ghi nhận trường hợp nào hàng hoá...

Kết hợp truyền thống và hiện đại trong đám cưới người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng

Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong đời người, và với người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng cũng vậy. Để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, nhiều đám cưới của người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng ngày nay đã có những sự kết hợp độc đáo và thú vị.

Ukraine thiết lập tuyến vận tải biển tạm thời duy trì xuất khẩu ngũ cốc

Ukraine đang hướng tới việc thiết lập một tuyến vận tải biển tạm thời để duy trì hoạt động vận chuyển ngũ cốc sau khi Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen hết hiệu lực ngày 17/7 vừa qua mà không được gia hạn. Tàu chở ngũ cốc Ukraine di chuyển qua Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 3/8/2022 Trong lá thư đề ngày 18/7 gửi tới cơ quan vận tải biển Liên hợp quốc - Tổ chức...

Cùng chuyên mục

Hồn Chu Ru trên đôi nhẫn tình

Nhẫn tình Chu Ru là một trong những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Chu Ru, mang đậm dấu ấn của tình yêu đôi lứa và truyền thống của cộng đồng. Chiếc nhẫn không chỉ đơn thuần là một món trang sức mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về tình cảm, sự gắn kết và lời hứa trọn đời.

Vang vọng Langbiang

Langbiang là một trong những biểu tượng du lịch nổi tiếng của Đà Lạt, với vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi cao chọc trời và không khí trong lành mát mẻ. Nơi đây không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn gắn liền với nhiều truyền thuyết và câu chuyện tình yêu lãng mạn.

Kết hợp truyền thống và hiện đại trong đám cưới người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng

Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong đời người, và với người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng cũng vậy. Để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, nhiều đám cưới của người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng ngày nay đã có những sự kết hợp độc đáo và thú vị.

Trình diễn văn hóa cồng chiêng tại Đồi Mơ – Đà Lạt

Không chỉ biểu diễn Cồng chiêng phục vụ khách du lịch tại buôn làng mà người dân Cờ-ho còn biểu diễn tại đồi Mộng Mơ tại Đà Lạt. Hàng ngày nhóm nghệ nhân Cờ-ho Lạnh đến đây biểu diễn với khát vọng không chỉ gói gọn trong cộng đồng người Cờ Ho dưới chân núi Lang Biang mà họ còn muốn đưa không gian văn hóa này đến với du khách trong nước và ngoài nước. Sử dụng cồng chiêng...

Tân binh Luton Town và những điều độc đáo tại Ngoại hạng Anh năm nay

Ngoại hạng Anh mùa bóng 2023/2024 đã bắt đầu từ 11/8/2023 vừa rồi và kéo dài đến 19/5/2024 với 17 đội từng chơi tại ngoại hạng mùa trước và 3 tân binh mới lên hạng, trong đó có Luton Town khá độc đáo. Keniworth Road, sân nhà của đội Luton Town - sân bóng nhỏ nhất và lâu đời nhất với 120 năm tuổi tại giải ngoại hạng hiện nay • TỪ “KHÔNG HẠNG” LÊN NGOẠI HẠNG 17 đội bóng chơi...

Mới nhất

Cổ phiếu bất động sản và tài chính hồi phục, VN-Index tăng hơn 11 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 20/11, thị trường đảo chiều tăng điểm từ giữa phiên sáng với thanh khoản cải thiện; cổ phiếu các nhóm ngành chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, năng lượng, công nghệ thông tin... hồi phục mạnh; 24/30 mã VN30 đóng cửa trong sắc xanh, tác động tích cực kéo VN-Index...

Huyện Trường Sa kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

NDO - Sáng 20/11, các xã, thị trấn của huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức gặp mặt, kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Tham dự có đồng chí Đại tá Trần Văn Quyển, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; đại diện chính quyền địa phương, cán bộ, chiến sĩ, các thầy,...

Cảnh báo gia tăng ca mắc xuất huyết não ở người trẻ

Xuất huyết não ở người trẻ tuy không phải là tình trạng phổ biến, nhưng lại vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Xuất huyết não ở người trẻ tuy không phải là tình trạng phổ biến, nhưng lại vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa...

Trồng rau cải, trồng rau dền, đủ thứ rau theo mùa, một người Bình Phước hễ đi ngủ là cất 1,7 triệu

Gia đình ông Trần Văn Viễn ở ấp Thanh Tâm, thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) gắn bó với nghề trồng rau đến nay đã hơn 30...

Mới nhất