Nếu ai hỏi du lịch Tây Nguyên mùa nào là đẹp nhất, câu trả lời là bất kể mùa nào, mảnh đất này đều đẹp theo một cách riêng. Từ tháng 1 đến tháng 3, Tây Nguyên được nhuộm hồng bởi những rặng mai anh đào. Từ tháng 4 trở đi, sắc trắng tinh khôi cùng hương thơm ngào ngạt của hoa cà phê nở rộ khắp núi rừng Tây Nguyên.
Tây Nguyên có nhiều kiến trúc nổi tiếng như: Nhà Rông, nhà Sàn, nhà Mồ, nhà Dài…Trong đó, Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng của các dân tộc ở Tây Nguyên. Đây là ngôi nhà cộng đồng dùng để làm nơi hội họp của các dân làng trong một buôn làng ở Tây Nguyên. Nhà Rông được làm từ cỏ tranh, tre, gỗ…được xây trên một mảnh đất rộng và thường được đặt ở vị trí trung tâm của buôn làng. Mỗi dân tộc sẽ có các trang trí, kiến trúc riêng biệt trong quá trình xây dựng nhà Rông. Tuy nhiên nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà to hơn nhiều so với những ngôi làng bình thường và có mái cao. Vì nhà Rông là trung tâm văn hoá- chính trị của buôn làng nên ở đây thường là nơi tiếp khách, nơi diễn ra các hoạt động trọng đại của buôn làng và là nơi để mọi người tụ họp.
Ngoài ra, Tây Nguyên là vùng đất có nhiều dân cư sinh sống như: Dân tộc Việt ( Người Kinh), dân tộc Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho, Xơ Đăng, Mơ Nông… mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng đã góp phần tạo nên một bản sắc văn hoá rất đậm chất Tây Nguyên.
Ở Đắk Lắk có thác Thuỷ Tiên và những hồ nước thơ mộng như: Hồ Lắk, hồ Buôn Triết, hồ Ea Kao với các khu rừng nguyên sing, vườn quốc gia như: Yok Đôn, khu lâm viên Ea Kao. Ở Đắk Nông có dòng sông Sêrepok, thác Gia Long và thác Dray Nur. Gia Lai có nhiều suối hồ, ghềng thác. Đặc biệt là rừng nhiệt đới Kon Ka Kinh và Kon Cha Rang, thác Xung, suối Đá Trắng, biển Hồ ( Hồ Tơ Nưng). Ở Kom Tum có núi Ngọc Linh, khu rừng nguyên sinh Chư Môn Ray, Sa Thầy, khu du lịch Đăk Tre, chiến trường Đăk Tô…
Trên đất Tây Nguyên, nơi nào người dân từ các vùng miền trong nước về tụ cư tập trung thì nơi đó bản sắc văn hóa cố xứ hết sức đậm đà. Nó như những mạch nguồn âm ỉ trong dòng chảy đời sống hằng ngày của cộng đồng.
Từ những đợt di dân chọn miền thượng du này làm quê hương mới, đồng bào từ nhiều vùng miền trong nước đã mang đến đây hồn cốt cố xứ và bản sắc văn hóa các tộc người. Những giá trị đó góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp của đại ngàn hùng vĩ phía tây Tổ quốc…
Cái đẹp của văn hóa đã tạo nên sự xích lại gần nhau của các cộng đồng cư dân. Phát huy bản sắc các vùng miền, các tộc người đã tạo nên những sinh khí, những cố kết, những nền tảng nhân văn vững bền trên quê hương mới.
Việc khơi thông những mạch nguồn bản sắc trong quá trình giao lưu, tiếp biến, giao thoa văn hóa các dân tộc cùng chung sống trên vùng đất Tây Nguyên là điều vô cùng ý nghĩa và cần thiết.
Tạp chí Heritage