“Cà Mau xứ sở lạ lùng/Dưới sông cá lội trên giồng cọp um”… Đó là chuyện của mấy trăm năm trước, thuở tiền nhân ta khai phá đất phương Nam. Ngày nay, Cà Mau được xem như là vùng đất trẻ. Những cánh đồng phì nhiêu được tạo nên bởi phù sa bồi lắng, tích tụ do sự luân chuyển của hai dòng hải lưu Bắc – Nam. Rừng ngập nước mênh mông giáp với biển Đông và biển Tây là đặc trưng của Cà Mau. Thổ nhưỡng ở đây cũng đa dạng với đất bãi bồi, đất phèn, đất mặn, đất than bùn…Từ thế hệ này sang thế hệ khác, nghề rèn xứ Cố Đô thủa xưa được giữ lại cho đến tận bây giờ, bất chấp những đổi thay của thời cuộc. Dẫu nhiều khốn khó và nặng nhọc, nhưng nhờ nghề này nhiều người dân tại các làng nghề đã phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vừa có thu nhập lại vừa giữ được nghề của cha ông truyền lại.Chiều 12/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì họp Phiên thứ hai của Ban Chỉ đạo, để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.“Cà Mau xứ sở lạ lùng/Dưới sông cá lội trên giồng cọp um”… Đó là chuyện của mấy trăm năm trước, thuở tiền nhân ta khai phá đất phương Nam. Ngày nay, Cà Mau được xem như là vùng đất trẻ. Những cánh đồng phì nhiêu được tạo nên bởi phù sa bồi lắng, tích tụ do sự luân chuyển của hai dòng hải lưu Bắc – Nam. Rừng ngập nước mênh mông giáp với biển Đông và biển Tây là đặc trưng của Cà Mau. Thổ nhưỡng ở đây cũng đa dạng với đất bãi bồi, đất phèn, đất mặn, đất than bùn…Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, khi các giá trị văn hóa truyền thống dần bị lãng quên, em Hoàng Xuân Tuyền, sinh năm 1999, người con dân tộc Tày tại thôn Kiêu, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang lại chọn cho mình một con đường đặc biệt. Với tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc dân tộc, đặc biệt là đàn tính và sáo, Tuyền đã và đang trở thành hình mẫu tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống.Tây Bắc được coi là “lõi nghèo” của cả nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các địa phương trong vùng. Trong đó, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, đời sống xã hội; qua đó, từng bước cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc.Chiều 12/01/2025, Đoàn công tác của Tổng cục Chính trị – Quân đội Nhân dân Việt Nam do Thượng tướng Lê Quang Minh – Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, dẫn đầu đã tiến hành kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và thăm, chúc Tết tại Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang. Cùng tham gia Đoàn công tác có: Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon – Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 9; Đại tá Nguyễn Quốc Cường – Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP.Chương trình “Xuân Biên phòng – Ấm lòng dân bản” tại khu vực biên giới huyện A Lưới (TP. Huế) diễn ra với nhiều hoạt động có ý nghĩa, như: Giao lưu văn hóa, văn nghệ, trao tặng nhà, học bổng, tặng quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo…Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 11/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Đón Xuân sớm ở vùng biên Đắk Lắk. Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên. Làng Ba Na chuẩn bị đón Tết. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 12/1, Đồn Biên phòng Lai Hòa – Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị đồng hành tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng – Ấm lòng dân bản” năm 2025.Hoa Tớ dày đang nở rực rỡ nhất, khoe sắc khắp các con đường lớn nhỏ, bên hiên nhà, trên rẻo cao ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.Không khí lạnh tăng cường những ngày qua đã mang đến cảnh tượng kỳ thú tại nhiều đỉnh núi phía Bắc Việt Nam. Băng giá và sương muối phủ trắng xóa khắp các vùng núi cao như Sa Pa, Y Tý (Lào Cai), Phja Oắc (Cao Bằng), tạo nên vẻ đẹp huyền ảo giữa tiết trời khắc nghiệt.Ngày 12/01/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Lào do đồng chí Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào dẫn đầu đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Theo quốc lộ 1A xuôi về phương Nam, qua Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, chúng tôi đến Cà Mau. Thành phố cuối phương Nam này có một công trình với quy mô tầm cỡ quốc gia và quốc tế đã được xây dựng giữa lòng U Minh Hạ, đó là công trình Nhà máy khí – điện – đạm Cà Mau đã và đang phát huy công suất…
Cà Mau có hệ thống sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với các cửa sông lớn như cửa sông Ông Đốc, cửa Bảy Háp, Cửa Lớn, cửa Rạch Gốc, cửa Bồ Đề. Ngoài biển Cà Mau có các đảo như Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, có nhiều tiềm năng để khai thác du lịch.
Ấn tượng nhất là khi ta đến mũi Cà Mau ở cột mốc toạ độ quốc gia: 8,37,30 độ vĩ Bắc, 104,43 độ kinh Đông. Ngày nay ở đây đã hình thành Khu Bảo tồn quốc gia. Công viên Văn hoá Du lịch nằm trong Khu Bảo tồn. Nổi bật nhất là biểu tượng mang hình một con tàu đang hướng mũi ra biển khơi lộng gió… Hằng năm, mũi Cà Mau lấn ra biển gần 100m. Cứ 100 năm sẽ có thêm diện tích hơn một huyện. Đứng trên đài quan sát cao 21m, chúng tôi nghe bồi hồi, cảm xúc khi thấy bạt ngàn biển, rừng của quê hương với những sắc màu xanh tươi, dạt dào sức sống.
Đến Đất Mũi, ta có thể nhàn du vào những làng chài núp mình dưới bóng rừng đước để tìm hiểu đời sống và sinh hoạt của những cư dân ở đây. Do vị trí địa lý đặc biệt nên chóp mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền ở Việt Nam ta có thể nhìn Mặt trời mọc ở phía biển và lặn xuống biển.
Về đất Năm Căn thuộc huyện Năm Căn ngày nay, ghé thăm những “Làng Rừng”, bạn sẽ thấy dấu ấn lịch sử như còn phảng phất đâu đây! Ta sẽ không khỏi ngạc nhiên và thán phục cách tổ chức, sinh sống của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân ta trong những năm tháng kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm. Ở trung tâm “Làng Rừng” tuyệt nhiên không có đường bộ. Mọi sự liên lạc, quan hệ đều diễn ra trên mặt nước, dưới tán rừng cây rậm rạp, thâm u. Đường đi ngang dọc trong làng là những thân đước, tràm, mắm… được bắc, lót ken sát vào nhau thành những lối giao thông rất tiện lợi. “Làng Rừng” như một xã hội thu nhỏ và trở thành pháo đài vững chắc, bất khả xâm phạm của Khu 9 và quân dân Cà Mau thời ấy! Các đồng chí lãnh đạo cấp cao như Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Vũ Đình Liệu… đã từng gắn bó với những “Làng Rừng” trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đến với thị trấn sông Ông Đốc, chợ búa, phố xá sầm uất. Đây là nơi có nghề cá sầm uất vào bậc nhất nước ta. Cảng cá sông Ông Đốc hằng năm đánh bắt sản lượng hơn 60.000 tấn. Sẽ thiếu sót nếu như chúng ta không thâm nhập vào rừng tràm U Minh Hạ. Đây là khu rừng còn hoang sơ, ngập nước mênh mông vào mùa mưa, khô hạn vào mùa nắng, có diện tích trên dưới 90.000ha thuộc huyện Trần Văn Thời và Thới Bình. Trong rừng có nhiều loài thú như: Khỉ, nai, heo rừng, sóc đỏ, rái cá, dơi và hàng trăm loại chim quý hiếm có tên trong sách đỏ như: Gà đảy Java, diều cá đầu xám, đại bàng đen, hạc cổ trắng, cò lau Ấn Độ, cò ốc, bồ nông chân xám, điên điển, cồng cộc vàng… Rừng U Minh Hạ rất có giá trị về môi trường sinh thái và nghiên cứu khoa học.
Trở về TP. Cà Mau, nếu như bạn có tâm hồn hoài cổ thì hãy ghé Hồng Anh thư quán để chiêm nghiệm quá khứ lịch sử của một nơi từng là cơ sở hội họp, tuyên truyền của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Địa chỉ đỏ này hiện nay là số nhà 41, đường Phạm Văn Ký, phường 2, TP. Cà Mau…
Đến chùa cổ “Sắc tứ Quan Am cổ tự”, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một kiến trúc cổ và nghe sự tích huyền thoại về Hòa thượng Thích Trí Tâm, khai sơn trụ trì chùa cổ. Trong chùa, hiện vẫn còn lưu giữ sắc tứ của vua Thiệu Trị phong vào năm 1842.
Bạn cũng có thể ghé một nhà hàng hay quán ăn bình dân nào đó, nghỉ ngơi và thưởng thức các món đặc sản, mang nét đặc trưng dân dã của đất Cà Mau như: ốc len, khô chạch mắm me, xơ mít nấu dừa, đọt choại xào tép, rắn bông súng nướng lèo (mọi), vọp nấu sọ dừa, lươn um lá nhàu…
Trước khi trở về nhà, bạn nhớ mua tặng người thân, bạn bè những sản vật đặc trưng như: ba khía muối, mắm cá lóc, khô cá chạch, khô cá kèo, khô cá bổi, mật ong rừng tràm… Tạm biệt Cà Mau, bạn sẽ lưu luyến, ấn tượng về vùng đất nghĩa tình, con người hào hiệp.
Tại Cà Mau, sau khi đi một vòng tham quan các di tích, thắng cảnh độc đáo như: sân chim Đầm Dơi, sân chim Ngọc Hiển, công viên Văn hoá 19/5, rừng đước Năm Căn, bãi Khai Long, đầm Thị Tường, Hòn Khoai, Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ, rừng tràm U Minh Hạ…, bạn có thể thuê những chiếc ca-nô “nội hoá”, chạy với tốc độ “xé gió” để rong ruổi trên các nẻo đường sông nước này.
Nguồn: https://baodantoc.vn/ve-dat-mui-ca-mau-1736156931072.htm