Anh Đức là công nhân tại một nhà máy cơ khí đã gần chục năm nay, hàng tháng nhận lương qua tài khoản ngân hàng. Khi cháu nhà mắc một chứng bệnh hiếm, anh xoay xở mọi nơi để có tiền chạy chữa.
Nhưng gia đình vốn chẳng khá giả, lên thành phố ở trọ, không có tài sản gì đáng giá khiến việc vay tiền trở nên khăn. Có người mách nên vay tiền bằng bảng lương tại ngân hàng vẫn nhận lương hàng tháng. Anh nghĩ đây là giải pháp tốt nhưng vẫn e ngại liệu có được duyệt vay hay lại tốn thêm thời gian chờ đợi.
Vay tiền bằng bảng lương có thực sự dễ dàng?
Hiện tại, gần như tất cả các ngân hàng, công ty tài chính tại Việt Nam đều có sản phẩm cho vay dựa trên bảng lương hàng tháng. Về cơ bản, đây là hình thức cho vay tín chấp và không cần tài sản đảm bảo. Mấu chốt của khoản vay nằm ở chỗ ngân hàng ghi nhận được thu nhập hàng tháng của khách hàng. Điều này giúp việc thẩm định điều kiện vay dễ dàng hơn. Nhưng đây chỉ là bề nổi bởi từ việc có bảng lương đến việc vay tiền thành công còn rất nhiều thủ tục khác, thậm chí không phải lúc nào việc vay tiền cũng dễ dàng.
Đầu tiên, người vay cần có thời gian làm việc ổn định. Một số ngân hàng quy định khách hàng phải có tối thiểu 1 năm làm việc tại công ty và hợp đồng lao động còn thời hạn ít nhất là 6 tháng. Điều này đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng nhưng lại khiến nhiều người thường xuyên thay đổi công việc gặp khó khăn. Tiếp đến là mức thu nhập bình quân phải đạt từ 7-8 triệu đồng/tháng. Định mức tối thiểu này đảm bảo khách hàng vừa có đủ tiền để trang trải cuộc sống, vừa có đủ tiền để trả ngân hàng. Thứ ba và quan trọng nhất là khách hàng không có nợ xấu tại các ngân hàng hay công ty tài chính khác. Thậm chí, vài ngân hàng khi biết khách đang có những khoản vay ở các tổ chức tín dụng khác, dù chưa phải nợ xấu, thì sẽ hạn chế cho vay.
Khách hàng được lợi gì khi vay bằng bảng lương?
Dù điều kiện vay khó khăn là thế nhưng nhiều người vẫn muốn vay theo hình thức này. Trên thực thế, hình thức vay này thực sự “đắt hàng” ở mọi cấp độ vì một số lợi ích riêng.
Trước tiên là việc chứng minh thu nhập khá dễ dàng, thậm chí, nếu vay ở chính ngân hàng mình nhận lương thì khách hàng gần như không phải thực hiện thủ tục này. Khi ấy, thời gian duyệt vay được rút ngắn đáng kể. Tiếp theo là số tiền được duyệt vay sẽ khá cao, tùy thuộc vào từng ngân hàng nhưng thông thường là từ 10-15 lần mức lương mà người vay nhận hàng tháng. Thậm chí có ngân hàng còn duyệt vay lên đến 20 lần mức lương. Cuối cùng là thời gian vay khá dài, thông thường là 5 năm, thậm chí là 10 năm.
Những điều cần cân nhắc khi vay tiền bằng bảng lương?
Đầu tiên là về lãi suất. Có một quy luật rõ ràng là lãi suất các khoản vay thế chấp tài sản luôn thấp hơn các khoản vay tín chấp. Lãi suất của hình thức vay bằng bảng lương thường giao động từ khoảng 16%/năm đến 28%/năm, thậm chí có nơi còn đưa mức lãi suất vượt trên ngưỡng 30%/năm, tùy theo thời gian vay và mức độ rủi ro của khoản vay.
Tiếp đến là kỹ năng quản lý tài chính của người vay. Bởi việc duyệt vay tương đối dễ dàng nên người vay có tâm lý chủ quan, dễ dẫn đến việc chi tiêu quá tay, tương tự với việc nhiều người chi tiêu bằng thẻ tín dụng thiếu kiểm soát khiến bản thân rơi vào cảnh nợ nần không đáng có. Thêm nữa, nếu vay tại chính ngân hàng mình nhận lương, rất có thể ngân hàng sẽ đưa ra điều kiện cho phép tự động trích tiền trả nợ từ khoản lương hàng tháng của khách. Chính vì vậy, người vay cần có kỹ năng quản lý tài chính để đảm bảo cuộc sống thường nhật không bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp của anh Đức, anh có thể đến bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch nào của ngân hàng mà anh nhận lương để đề nghị khoản vay và với quá trình công tác gần 10 năm của mình, chắc chắn anh sẽ được duyệt vay nhanh chóng, có thể là trong vòng 48h. Tuy nhiên, nếu cần gấp một khoản tiền khoảng 10 – 15 triệu đồng để xử lý các vấn đề cấp bách, anh có thể chọn lựa một số hình thức vay tiền phổ biến khác như vay cầm cố tài sản (cầm đồ). Nếu lựa chọn hình thức vay này, anh cần tìm hiểu thông tin, lựa chọn những địa chỉ vay hợp pháp, có uy tín và có độ phủ rộng rãi như chuỗi cầm đồ F88 để đảm bảo bản thân không bị lợi dụng, không bị rơi vào bẫy tín dụng đen.