Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVất vả của chúng tôi chưa là gì...

Vất vả của chúng tôi chưa là gì…


Trường học mở cửa đón người dân sơ tán

Ngay từ chiều tối ngày 10/9, nhiều trường học ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã trở thành điểm tránh trú của người dân địa phương.

Nhiều trường nấu cơm, mở cửa đón dân tránh lũ, hiệu trưởng chia sẻ:

Trường Tiểu học Thụy Phương chuẩn bị đón người dân di dời tránh lũ. Ảnh: NTCC

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, cô Lê Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội kể lại: “Nhận được chỉ đạo của UBND quận, cũng như các trường trên địa bàn, toàn bộ giáo viên Trường Tiểu học Thụy Phương ngay lập tức đã chuẩn bị sẵn sàng trở thành điểm tiếp nhận các hộ dân di dời tránh lũ.

Hiện tại có 13 người đang trú tạm tại trường, chủ yếu là người già, trẻ em và bà mẹ trẻ. Theo thông báo tối nay mực nước dâng lên sẽ có nhiều người di dời đến. Sức chứa của trường khoảng 100 nhân khẩu nếu học sinh đang học. Nếu học sinh học online sẽ tận dụng các phòng học chứa được thêm nhiều người nữa. Học sinh của trường vẫn học bình thường, các em sẽ chuyển sang học thể dục ngay lại lớp học”.

Nhiều trường nấu cơm, mở cửa đón dân tránh lũ, hiệu trưởng chia sẻ:

Cô Thanh hỏi han người dân sơ tán tại trường. Ảnh: NVCC

Cô Thanh cho hay, nhà trường đã dọn dẹp tầng 2 là phòng Thể chất rất rộng rãi, có sẵn quạt. Do chiếu và chăn gối nhà trường phục vụ bán trú mỗi năm đều mua dôi ra dự phòng nên có sẵn mang ra sử dụng. Cô Thanh và các giáo viên của trường phân chia nhau mua nhu yếu phẩm thiết yếu như nước, sữa, mì tôm… để phục vụ người dân bất cứ lúc nào. Trưa nay, toàn bộ người dân tại đây đã được ăn cơm theo suất ăn bán trú của học sinh. Chiều tối nay, giáo viên trong trường sẽ tự nấu cơm phục vụ người dân. Đặc biệt, kinh phí mua sắm ban đầu này đều do giáo viên trong trường tự nguyện chung tay vì đồng bào.

“Kinh phí và nhân sự ban đầu chưa nhiều nên nhà trường vẫn có thể lo liệu được. Khi nào quá đông, quá tải nhà trường sẽ xin hỗ trợ từ UBND hoặc các mạnh thường quân sau. Các chiến sĩ bộ đội, công an, tổ dân phố đang vật lộn với mưa ngập ở ngoài đê bảo vệ tài sản, di dời người dân, trong khi đó nhân sự lại mỏng. Vất vả của chúng tôi chưa là gì với các chiến sĩ đang ở ngoài kia”, cô Thanh chia sẻ.

Nhiều trường nấu cơm, mở cửa đón dân tránh lũ, hiệu trưởng chia sẻ:

Đội ngũ y bác sĩ của phường túc trực thăm khám người dân. Ảnh: NVCC

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thụy Phương cũng bày tỏ thương cảm với người dân đang gặp khó khăn vì ngập lụt. “Tối qua có một bác hơn 60 tuổi đến trường xin tạm trú đã nói với tôi: “Ngần này tuổi đầu, chứng kiến nhiều lần ngập lụt nhưng đây là lần đầu tiên tôi phải di dời. Lúc đầu tôi rất ngại nhưng được các cô quan tâm nên tôi rất cảm động. Có cháu bé mới đến lạ lẫm nhưng sau đó tươi cười vui chơi. Chúng tôi chỉ mong người dân nhanh chóng di dời khi được lệnh để an toàn cho gia đình”, cô Thanh bày tỏ.

Hiện tại học sinh của Trường Tiểu học Thụy Phương đang học tập bình thường do địa hình trường trên cao không bị ngập lụt. Tuy nhiên, một số trường hợp phụ huynh muốn con nghỉ học về quê nên cô Thanh vận động để học sinh ở lại đi học. Nhà trường sẵn sàng hỗ trợ học sinh nếu gia đình gặp khó khăn cần giúp đỡ.

Hệ thống bếp sẽ phục vụ hết công suất phục vụ bà con

Cô Nguyễn Thị Hảo, Phó hiệu trưởng Trường THCS Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm cho biết: “Nhà trường có thể đón được khoảng 200 người đến trú bão. Trong đó, chúng tôi đã chuẩn bị phòng thư viện có thể ở được khoảng 100 người, 3 phòng bán trú khoảng 60 người. Tất cả đã sẵn sàng để hỗ trợ người dân”.

Nhiều trường nấu cơm, mở cửa đón dân tránh lũ, hiệu trưởng chia sẻ:

Trường THCS Thượng Cát tiếp nhận người dân. Ảnh: NTCC

Không chỉ chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, Trường THCS Thượng Cát cũng bố trí bếp ăn cung cấp lương thực.

“Buổi sáng bộ phận bếp sẽ nấu xôi mang đến tận nơi cho mọi người, buổi trưa thì ăn cơm bán trú với các học sinh, cùng với đó là chuẩn bị thêm mì tôm, nước, thịt, gạo. Hệ thống bếp sẽ đảm bảo hết công suất phục vụ bà con”, cô Hảo cho biết.

Nhiều trường nấu cơm, mở cửa đón dân tránh lũ, hiệu trưởng chia sẻ:

Bếp ăn của Trường THCS Thượng Cát chuẩn bị phục vụ người dân: Ảnh: NTCC

Việc cho người dân tạm trú không ảnh hưởng đến học sinh  của trường bởi đã phân ra khu vực riêng biệt, ngoài ra vào buổi sáng mọi người vẫn tản đi làm, khắc phục hậu quả tại nhà. “Chúng tôi dành mọi điều kiện tốt nhất phục vụ bà con như người thân trong gia đình mình, không kể sớm tối”, cô Hảo bày tỏ.

Nhiều trường nấu cơm, mở cửa đón dân tránh lũ, hiệu trưởng chia sẻ:

Trường THCS Đức Thắng chuẩn bị các giường tầng hỗ trợ người dân. Ảnh: NTCC

Tại Trường THCS Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, từ tối 10/9, nhà trường cũng đã đón khoảng gần 10 người dân đến sơ tán.

Cô Nguyễn Thị Thịnh, Hiệu trưởng Trường THCS Đức Thắng cho biết: “Chúng tôi sẵn sàng mở cửa đón người dân bất cứ lúc nào. Cùng với đó, rà soát các gia đình học sinh ở vùng ngập và có nguy cơ ngập thì mời gia đình đến tạm trú”. 

Cũng theo chia sẻ của cô Thịnh, trường có thể cho từ 100-150 người ở tại khu vực bán trú của học sinh. Nơi đây đều được trang bị đầy đủ điều hòa, giường tầng, chăn màn, nhà vệ sinh, bếp ăn. Đối với học sinh vẫn có thể nghỉ ngơi tại lớp học, nhà trường đảm bảo đủ điều kiện học tập cho các em.

Theo thống kê từ Sở GDĐT Hà Nội, ngày 11/9, toàn TP có gần 130 trường trực thuộc không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. Nếu thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, trời còn mưa lớn thì dự báo số lượng trường phải tạm dừng học trực tiếp sẽ còn tăng.

Nhiều trường học thông báo, phụ huynh bám sát thông tin đăng tải, chia sẻ từ trường để nắm được lịch học của con mỗi ngày.





Nguồn: https://danviet.vn/nhieu-truong-hoc-mo-cua-nau-an-don-dan-tranh-lu-hieu-truong-chia-se-vat-va-cua-chung-toi-chua-la-gi-20240911142532215.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

NSƯT Hoàng Tùng chạm sâu vào cảm xúc khi hát về “cha mẹ già”

"Cha mẹ tôi già" không chỉ tôn vinh công lao trời biển của cha mẹ luôn dành cho con cái, mà ở đó còn là những ký ức về tuổi thơ, những lo toan, tần tảo, hy sinh của cha mẹ dành hết cho con cái....

Lào Cai cho học sinh đi học trở lại sau mưa lũ

Clip: Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường, TP.Lào Cai chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ. Nguồn: Trần Hạnh.Thông tin từ Sở GDĐT tỉnh Lào Cai cho biết, sáng 16/9, có 520/598 trường học đã tổ chức cho học...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Bài đọc nhiều

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Chưa dạy học ở những trường không an toàn

Trưa 8/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành văn bản hoả tốc đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; các cơ sở giáo dục khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học. Theo chỉ đạo của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, các đơn vị, trường học khẩn trương rà...

Cùng chuyên mục

Học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão số 3

Ngày 6/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3 (Yagi) để chủ động phòng tránh, ứng phó. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường trên địa bàn thành phố chủ...

Phụ huynh bức xúc vì bị thu tiền ‘bảo trì ti vi’ 100.000 đồng/học sinh

Mới đây, một phụ huynh của Trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đăng lên mạng xã hội hình ảnh các khoản tiền thu trong buổi họp phụ huynh. Trong đó, khoản tiền “bảo trì ti vi” mức 100.000 đồng/học sinh khiến phụ huynh bức xúc. Tại buổi họp phụ huynh hôm qua (15/9), một số phụ huynh phản đối cho rằng ti vi là tài sản chung của nhà trường, vậy tại sao phụ huynh...

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

5 nguyên nhân tạo nên sức hút cho ngành Giới và phát triển

Học viện Phụ nữ Việt Nam (TƯ Hội LHPN Việt Nam) là cơ sở đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đào tạo cử nhân ngành Giới và phát triển. PGS.TS Dương Kim Anh - Phó Giám...

Mới nhất

Hà Nội Và Những Ngôi Chùa Cổ: Hành Trình Giữ Gìn Và Phục Hồi Di Sản Kiến Trúc

Mỗi lần nhắc đến Hà Nội, người ta không thể quên hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, ẩn mình giữa nhịp sống đô thị nhộn nhịp nhưng vẫn mang một nét tĩnh lặng, trầm mặc. Những ngôi chùa ấy, qua hàng thế kỷ dù xã hội hiện đại đã có nhiều đổi thay, nhịp sống thời đại đã...

Nhiều phụ nữ mắc bệnh khó nói

Bà P.P.N. (79 tuổi, tỉnh Kiên Giang) phải mang tã khoảng 8 năm nay do són tiểu. Chỉ cần bà có cảm giác muốn đi tiểu, nước tiểu tự động rỉ ra ngay, không thể nhịn. Bà đã đến khám tại nhiều bệnh viện nhưng chưa tìm ra phương pháp điều trị cảm thấy an tâm.Tại Trung tâm...

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

Mới nhất