Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Vắt chân lên cổ' chạy đua vào lớp 10

‘Vắt chân lên cổ’ chạy đua vào lớp 10


Hà NộiHoàng Linh học ở trường hai buổi sáng chiều, sau đó tới trung tâm học đến 22h, về nhà tự học quá nửa đêm, cuối tuần cũng kín lịch.

Linh là học sinh trường THCS Yên Hòa, quận Cầu Giấy. Ba tuần nữa em sẽ thi vào trường THPT Quang Trung – Đống Đa, trường lấy điểm chuẩn trung bình môn năm ngoái là 7,7. Sức học khoảng 7 điểm mỗi môn, nên Linh lo sốt vó.

Nhà cách trường một km, buổi sáng nữ sinh đi bộ, hoặc gọi xe ôm công nghệ, trưa bố đón về. Linh nói may mắn nhà gần, nên em về và kịp ngủ trưa 30 phút, nhiều bạn trong lớp ăn trưa xong, đi học là vừa.

Đầu giờ chiều Linh trở lại trường. 17h tan học, Linh được mẹ chở đến trung tâm luyện thi, cách đó 5 km. Hôm nào thầy cô chữa đề, tan học muộn, gần 23h Linh mới về tới nhà. Do nhiều bài tập, nữ sinh tự học thêm 1-2 tiếng, có hôm tới 2h sáng mới đi ngủ. Trung bình thời gian học mỗi ngày của Linh khoảng 13 tiếng, có ngày nhiều hơn.

Nữ sinh nói thường tranh thủ ăn tối trong lúc đợi mẹ đón, chủ yếu là bánh mỳ, xúc xích rán, xôi mua ngay tại cổng trường. Hôm nào mệt hoặc chán ăn, Linh chỉ uống milo dầm trân châu – thức uống khoái khẩu của em và nhiều bạn. Nếu trường tan muộn, hoặc mẹ đón trễ, Linh ăn luôn trên yên xe máy. Chỉ nặng 37 kg, tạng người gầy, nhỏ, nhiều người còn nghi ngờ khi em nói mình là học sinh lớp 9. Đợt này ăn uống thất thường, Linh giảm tiếp 2 kg.

“Căng thẳng, mệt mỏi nhưng vẫn phải học, sắp thi rồi. Em cố để mỗi môn tăng 1 điểm, vậy mới có khả năng đỗ”, Linh nói.

Hoàng Nam, huyện Thanh Trì, cũng bận rộn không kém. Ngoài hai buổi ở trường, tối nào Nam cũng học thêm, hai ngày cuối tuần cũng kín lịch. Nguyện vọng một Nam chọn THPT Ngô Thì Nhậm, nguyện vọng hai vào trường Nguyễn Quốc Trinh với điểm chuẩn trung bình năm ngoái lần lượt 6,85 và 6,25 mỗi môn. Sau các lần thi thử, Nam đạt khoảng 7 điểm mỗi môn, nhưng vì chưa yên tâm, mỗi tối khi về nhà lúc 21h, em chỉ dám nghỉ một chút rồi lại ngồi vào bàn học.

Sợ con không đảm bảo sức khỏe, chị Phượng – mẹ của Nam, không cho con tự đạp xe đến các lớp học như trước. Chị phân công bố đưa, mẹ đón. Chồng chị thoải mái thời gian hơn, nên về sớm buổi chiều lo cơm nước cho Nam để kịp giờ học tối, bắt đầu lúc 18h30.

“Con ôn thi mà cả nhà áp lực, như cùng thi với con”, chị Phượng nói.

Để giành một suất vào lớp 10 công lập, Linh, Nam và hàng chục nghìn học sinh lớp 9 đang chạy đua với thời gian để ôn luyện. Tuy không có thống kê cụ thể, việc học sinh tham gia nhiều lớp học thêm rất phổ biến, theo bà Tô Thị Hải Yến, hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ.





Một thí sinh dự thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019. Em đến muộn và vội vàng lên phòng thi, trên tay vẫn cầm cuốn sách. Ảnh: Giang Huy

Một thí sinh dự thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019. Em đến muộn và vội vàng lên phòng thi, trên tay vẫn cầm cuốn sách. Ảnh: Giang Huy

Các giáo viên, hiệu trưởng chỉ ra ba nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng học sinh lớp 9 “bơi ra học” trước kỳ thi chuyển cấp.

Một là tỷ lệ cạnh tranh gắt gao để vào lớp 10 công lập ở Hà Nội, theo thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên Hệ thống giáo dục Học mãi. Năm nay, gần 105.000 thí sinh đăng ký thi, trong khi tổng chỉ tiêu khoảng 70.000, nên tỷ lệ trúng tuyển trung bình 66,5%.

Nếu nhìn vào khu vực nội thành, tình hình khắc nghiệt hơn. 12 quận có gần 45.000 học sinh đăng ký, với tổng chỉ tiêu là 21.890, tỷ lệ đỗ chỉ 48%. Trong khi đó, các trường THPT ở ngoại thành tuyển gần 48.000 em trong tổng 60.000 em đăng ký, tỷ lệ trúng tuyển tới 80%.

Lý do thứ hai là cách xét tuyển lớp 10 của Hà Nội. Nhiều năm nay, thành phố vẫn được chia thành 12 khu vực tuyển sinh. Mỗi học sinh được đăng ký tối đa ba nguyện vọng, trong đó nguyện vọng một và hai thuộc khu vực thường trú, nguyện vọng ba bất kỳ. Thí sinh trượt nguyện vọng một được xét vào nguyện vọng tiếp theo, nhưng phải cao hơn 1-2 điểm so với điểm chuẩn của trường đó.

“Đây là cách xét tuyển lạc hậu, gây lo lắng cho các em và gia đình, vì sợ trượt hết nguyện vọng”, thầy Ngọc nói.

Chênh lệch môi trường, học phí giữa trường công và tư là lý do thứ ba, theo một hiệu trưởng ở quận Đống Đa. Hai năm gần đây, học phí THPT công lập ở Hà Nội tối đa 109.000 đồng một tháng. Năm tới, học phí dao động 100.000-300.000 đồng, thấp hơn cả trăm lần so với trường tư.

Các trường tư thường có nhiều hệ với học phí khác nhau, thấp nhất khoảng 4,5 triệu đồng, cao nhất 86 triệu đồng một tháng, chưa kể chi phí khác như bán trú, đồng phục, cơ sở vật chất. Trong khi đó, thu nhập bình quân năm 2021 của người dân thủ đô là 6 triệu đồng một tháng, theo Tổng cục thống kê.

“Mức đóng góp của trường tư là quá sức với đa số phụ huynh Hà Nội”, hiệu trưởng này nhận định. Ông cũng cho rằng ngoài yếu tố tài chính, một đứa trẻ đã học công lập từ lớp 1 đến 9 khi chuyển sang tư thục sẽ không dễ hòa nhập.

Điều đó khiến phụ huynh và học sinh e ngại, từ đó mà kỳ vọng vào trường công tăng, ông kết luận.

Kỳ vọng tăng dẫn đến học nhiều, trong khi thời gian ngủ nghỉ, ăn uống không đảm bảo, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất của học sinh. Đây là tác động rõ ràng, hiển nhiên, theo hiệu trưởng Đinh Thị Vân Hồng, trường THCS Đống Đa. Ngoài ra, việc học sinh chịu căng thẳng trong thời gian dài còn tác động tới tâm lý các em. Bà Hồng đánh giá đây mới là hệ lụy đáng lo ngại, không thấy ngay lập tức và diễn biến khó lường.

Bà Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng THCS Giảng Võ, khuyên học sinh dành thời gian tự học. Chiến lược ôn thi quan trọng trong giai đoạn nước rút là sử dụng thời gian hợp lý. Các em nên học buổi sáng sớm, hạn chế thức đêm, đồng thời cần phân bổ thời gian nghỉ ngơi, ăn uống để tái tạo sức khỏe.

Phụ huynh cũng cần có phương án dự phòng. Bà Yến đánh giá nhiều trường tư, cao đẳng dạy nghề có chất lượng tốt, các gia đình không nhất thiết đóng khung lựa chọn chỉ có trường công lập.

Dù vậy, các giải pháp này chỉ là phần ngọn, theo thầy Ngọc. Theo thầy giáo này, Hà Nội nên điều chỉnh nguyên tắc xét tuyển, học hỏi mô hình xét tuyển đại học hiện nay: cho học sinh đăng ký không giới hạn và không phân biệt điểm chuẩn giữa thứ tự nguyện vọng. Cách làm này tiến bộ, ít áp lực hơn hẳn.





Phụ huynh Hà Nội ngóng con sau buổi thi môn Văn vào lớp 10, tháng 6/2022. Ảnh: Giang Huy

Phụ huynh Hà Nội ngóng con sau buổi thi môn Văn vào lớp 10, tháng 6/2022. Ảnh: Giang Huy

Chị Phượng xót xa khi mỗi lần thấy con trai mệt rũ, bài tập làm không xuể, song vẫn mong con đỗ công lập vì môi trường “lành” hơn.

“Nếu con kém, tôi xác định luôn cho đi học tư thục, đằng này con học lực khá cứng, đang chới với nên cả bố mẹ và con đều muốn cố gắng”, chị nói.

Ngọc Linh cũng biết bố mẹ đã tính phương án dự phòng cho em vào THPT Lương Văn Can – một trường tư thục gần nhà, nhưng nữ sinh không giảm cường độ học.

“Em hiểu điều kiện gia đình, nếu học trường tư, bố mẹ sẽ gặp áp lực chi phí, nên vào được công lập vẫn tốt hơn. Em cũng muốn cố hết sức để không hối hận khi nhận kết quả”, Linh nói.

Thanh Hằng – Bình Minh

*Tên học sinh, phụ huynh đã được thay đổi



Source link

Cùng chủ đề

Thấp thỏm trước những thay đổi quy định môn thi thứ ba tuyển sinh lớp 10

Nhiều phụ huynh học sinh đang trong tâm trạng rối bời với những thay đổi của Bộ GD&ĐT trong quy định về môn thi thứ 3 khi bỏ yêu cầu bốc thăm nhưng vẫn phải thay đổi môn...

Trường THPT nào ở nội thành Hà Nội có điểm chuẩn 7-7,5 điểm/môn vào lớp 10?

(Dân trí) - Năm 2024, có khoảng 20 trường THPT ở các quận nội thành Hà Nội lấy điểm chuẩn vào lớp 10 trong khoảng 7-7,5 điểm/môn, tập trung nhiều ở quận Nam Từ Liêm, Long Biên và Thanh Xuân. Ở mức điểm chuẩn 7-7,5 điểm/môn vào lớp 10, Nam Từ Liêm, Long Biên và Thanh Xuân mỗi quận có 3 trường. Trong số này, Trường THPT Đại Mỗ lấy 34,5 điểm ở đợt tuyển bổ sung, tức chỉ 6,9...

Sở GD&ĐT chính thức thông tin

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, sau khi nhận thông tin về sự việc, đơn vị đã cử đoàn kiểm tra khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh. Phương án đang được xem xét là chuyển toàn bộ học sinh lớp 10 Trường THPT Tô Hiến Thành về học tại Trường THPT Văn Lang (quận Đống Đa). Để bảo đảm điều kiện...

Môn thứ 3 sẽ thay đổi hàng năm để tránh học lệch, học tủ

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, việc thay đổi môn thi thứ 3 vào lớp 10 hằng năm giúp học sinh học đều các môn, tránh học lệch, học tủ.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm

Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi để tránh chuyện học tủ, học lệch. Ngày 31/10, bên lề hội nghị Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, tinh thần thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn. Trong đó Toán và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Mới nhất

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. ...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Mới nhất