Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốVật báu" trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa...

Vật báu” trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa “vô đối

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể “làm mưa làm gió' trên thực địa.

Vật báu trong chiến thuật của Nga và Ukraine trên chiến trường
Máy bay không người lái được sử dụng phổ biến trong xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: Atlantic Council)

Trong một bài phân tích gần đây trên Atlantic Council, ông Tomas Milasauskas, Giám đốc điều hành của RSI Europe (nhà sản xuất điều khiển từ xa dành cho quốc phòng có trụ sở tại Lithuania) và ông Liudvikas Jaškūnas, Giám đốc truyền thông tại RSI châu Âu đã có bài phân tích về chỗ đứng của máy bay không người lái trong cục diện xung đột Nga-Ukraine hiện nay. Báo Thế giới & Việt Nam lược dịch bài viết.

“Át chủ bài” trên tiền tuyến

Cuộc xung đột Nga-Ukraine được coi là cuộc xung đột máy bay không người lái quy mô lớn đầu tiên trên thế giới. Nhưng thực chất, “xung đột máy bay không người lái” có ý nghĩa gì trong thực tế và cuộc xung đột này đang được tiến hành như thế nào?

Phương tiện truyền thông đưa tin về cuộc chiến máy bay không người lái thường tập trung vào các mẫu cụ thể như máy bay không người lái Shahed được Nga sử dụng để tấn công các thành phố và cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine hoặc máy bay không người lái Bayraktar đóng vai trò gây chú ý trong nỗ lực chống trả của Ukraine giai đoạn đầu của cuộc xung đột.

Tuy nhiên, đằng sau những thương hiệu này là một hệ sinh thái máy bay không người lái phức tạp hơn và đang mở rộng một cách nhanh chóng.

Cho đến nay, loại máy bay không người lái phổ biến nhất trên Ukraine là máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV). Loại này cũng khá phổ biến ở một số nơi khác.

Mặc dù có chi phí tương đối thấp so với các nền tảng trên không khác, máy bay không người lái FPV sở hữu một số ưu việt có thể thay đổi đáng kể hiểu biết về chiến tranh hiện đại. Với khả năng điều hướng, những chiếc máy bay không người lái này đã trở thành vũ khí được ưa chuộng để gắn chất nổ và thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích.

Ban đầu, FPV nổi lên từ lĩnh vực đua máy bay không người lái theo sở thích dân sự. Nó có động cơ và khung cứng cáp, được chế tạo để chịu sự khắc nghiệt của các cuộc đua tốc độ cao và nhiều vụ va chạm.

So với những “người anh em khác”, FPV loại máy bay trực thăng có động cơ mạnh hơn, khi được điều khiển bởi các phi công lành nghề, khả năng nhắm mục tiêu chính xác của nó là “độc nhất vô nhị”.

Không có gì lạ khi các phi công điều khiển FPV đi qua cửa sổ của một tòa nhà hoặc vào cửa sập của một chiếc xe bọc thép. Máy bay không người lái FPV cũng rất phù hợp để nhắm mục tiêu vào các thiết bị cụ thể như radar hay ăng-ten gắn bên ngoài xe bọc thép.

Phi công FPV ở Ukraine thường không hoạt động từ chiến hào tiền tuyến. Thay vào đó, họ làm trong các đội đặc biệt cách tiền tuyến khoảng 2 đến 5 km. Khoảng cách này giúp họ an toàn tương đối trước các nguy cơ bị tiêu diệt.

Bản chất của thiết bị điều khiển máy bay không người là có thêm một lớp bảo vệ. Vì mọi quy trình đều được điều khiển từ xa nên chỉ cần lưu tâm rằng ăng-ten truyền giữa máy bay không người lái và người điều khiển được kết nối thông suốt, các thiết bị còn lại và đội phi công có thể hoạt động từ tầng hầm an toàn.

Mặc dù các trung tâm điều hành máy bay không người lái được xem là những mục tiêu lớn trên chiến trường, nhưng trên thực tế, hầu hết sự chú ý đều tập trung vào việc ngăn chặn hoặc tiêu diệt chính máy bay không người lái.

Chính điều này vô hình chung đã đẩy nhanh việc sử dụng máy bay không người lái FPV, khiến cả Nga và Ukraine lún sâu vào cuộc xung đột tiêu hao trong bối cảnh cả hai bên đều đang thiếu nguồn lực trầm trọng.

Đặc điểm quan trọng khiến máy bay không người lái FPV trở thành vũ khí “át chủ bài” của Nga cũng như Ukraine là giá thành tương đối thấp, chưa tới 500 USD cho một chiếc FPV đôi. Giá thành thấp cùng với hiệu suất và tính linh hoạt về mặt chiến thuật khiến FPV trở nên ngày càng phổ biến trên tiền tuyến của cuộc xung đột.

Đối với Ukraine, quốc gia không phải lúc nào cũng có thể tiếp cận được nguồn cung cấp vũ khí có thể dự đoán được từ các đối tác phương Tây, khả năng chi trả cho máy bay không người lái FPV đã giúp quân đội của họ tiếp tục chiến đấu, mặc dù bị Moscow áp đảo về hỏa lực.

Mạnh đến mấy vẫn có “gót chân Achilles”

Về mặt công nghệ, máy bay không người lái FPV hiện đang ở giai đoạn đầu phát triển. Hầu hết các thành phần vẫn có nguồn gốc từ thị trường dân dụng, trong khi nhiều mẫu chỉ cung cấp dải tần số tương đối hạn chế.

Điều này rất quan trọng vì việc gây nhiễu được coi là “gót chân Achilles” của máy bay không người lái FPV. Nhiều người hoài nghi cho rằng, không lâu nữa, thiết bị gây nhiễu sẽ được sử dụng ở khắp mọi nơi, khiến việc điều khiển vô tuyến trở nên vô dụng. Thiết bị gây nhiễu có những hạn chế về phần cứng riêng và khó khắc phục.

Việc tạo ra nhiễu tín hiệu phụ thuộc vào việc gửi tín hiệu mạnh hơn tín hiệu mà nó muốn gây nhiễu. Nói cách khác, khả năng gây nhiễu hiệu quả đòi hỏi nguồn điện đáng kể và phần cứng cồng kềnh.

Đây là lý do tại sao hầu hết các đơn vị bộ binh chỉ có thể hoạt động với các thiết bị gây nhiễu nhỏ tạo ra “bong bóng” bảo vệ trong thời gian ngắn.

Các hệ thống gây nhiễu mạnh hơn có thể được sử dụng trên các phương tiện bọc thép, sự phổ biến của “lồng đối phó” xe tăng và sự xuất hiện gần đây của “xe tăng rùa” cho thấy rằng “áo giáp vật lý” vẫn là biện pháp bảo vệ phù hợp trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái FPV.

Công nghệ gây nhiễu hiện nay được xem là hữu hiệu nhất trong việc đối phó với FPV, tuy nhiên, vũ khí này đã chứng tỏ được khả năng phục hồi và tìm cách thích ứng hiệu quả với các biện pháp gây nhiễu.

Những đổi mới liên tục trong như tần số tùy chỉnh, nhảy tần và các kiểu bay tự động hứa hẹn sẽ nâng cao hơn nữa năng lực của FPV.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến máy bay không người lái FPV trở nên nổi bật như một phần của quân đội hiện đại. Điều này có thể được nhìn nhận qua cách quân đội Ukraine và Nga đều kết hợp công nghệ này vào các cơ cấu quân sự hiện có.

Vào đầu năm 2024, Ukraine đã thành lập một nhánh mới của lực lượng vũ trang nước này dành riêng cho máy bay không người lái.

Có một số lý do để tin rằng vai trò của máy bay không người lái FPV sẽ giảm dần trong những năm tới. Vậy nhưng, khi công nghệ tiến bộ và chiến thuật quân sự phát triển, máy bay không người lái FPV cũng rất có thể sẽ trở nên nổi bật hơn trong các cuộc xung đột trong tương lai.

Hiện nay, các nhà hoạch định quân sự và quốc phòng trên khắp thế giới đang tìm cách tích hợp máy bay không người lái vào học thuyết quốc phòng của mình, dựa trên trường hợp cụ thể là xung đột Nga-Ukraine.





Nguồn: https://baoquocte.vn/vat-bau-trong-chien-thuat-cua-nga-va-ukraine-vua-re-vua-vo-doi-276363.html

Cùng chủ đề

Cửa ngõ phía Tây TPHCM kẹt cứng tối cuối tuần

30/06/2024 | 20:30 TPO - Chiều tối 30/6, cửa ngõ phía Tây TPHCM xảy ra tình trạng kẹt xe. Các phương tiện nối đuôi kéo dài hàng cây số, và phải nhích từng chút qua khu vực thi công nút giao Quốc lộ 1 - cao...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài là đầu mối giao thương quan trọng

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài là đầu mối giao thương quan trọngQuy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đến năm 2045 vừa được HĐND tỉnh Tây Ninh thông qua nhằm thúc đẩy khu kinh tế; trở thành vùng động lực mới, cạnh tranh với khu vực và quốc tế. HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, Kỳ họp thứ 13,...

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư Khu đô thị huyện lỵ Hoà Vang

Khu đô thị huyện lỵ Hoà Vang đang được kêu gọi đầu tư có tổng diện tích quy hoạch hơn 229 ha, sẽ được thành phố Đà Nẵng tổ chức đấu thầu dự án có sử dụng đất. Ông Tô Văn Hùng – Bí thư huyện Hoà Vang cho biết, huyện đã hoàn tất các nội dung để báo cáo, đề xuất xin chủ trương để kêu...

Trao Quyết định bổ nhiệm đồng chí Trương Thanh Hoài giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương

Tham dự lễ bổ nhiệm, về phía Bộ Công Thương còn có Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công Thương.Đồng chí Trương Thanh Hoài được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương từ ngày 21/6/2024 tại Quyết định số 555/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, quyết định có hiệu lực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Trung Quốc-Singapore “bắt tay” hợp tác về kỹ thuật số

Trung Quốc và Singapore lần đầu tiên tổ chức Đối thoại chính sách kỹ thuật số (DPD) tại thủ đô Bắc Kinh.

Tạp chí Time mở kho dữ liệu trăm năm tuổi cho công ty mẹ ChatGPT

Hôm 27/6, OpenAI và Tạp chí Time thông báo đạt thỏa thuận kéo dài nhiều năm. Theo đó, nhà phát triển ChatGPT sẽ được phép hiển thị nội dung của Time trong chatbot khi người dùng đặt câu hỏi. Startup cũng được dùng nội dung của Time để cải tiến sản phẩm hay nói cách khác là đào tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI). Khi sử dụng nội dung của Time, OpenAI sẽ chú thích và...

OPPO F27 Pro+ có giá từ 8.52 triệu đồng

Theo thông tin được chia sẻ từ leaker Ishan Agarwal, Oppo F27 Pro là mẫu điện thoại kế nhiệm của F25 Pro. Thiết bị sẽ sở hữu khả năng kháng nước và chống bụi IP69 xịn xò. Thiết bị này có vẻ như sẽ là phiên bản đổi tên của Oppo A3 Pro mới ra mắt tháng trước ở Trung Quốc. Đây là smartphone đầu tiên ở Ấn Độ được xếp hạng IP69 về khả năng kháng nước, chống...

Trung Quốc ra mắt tàu điện ngầm siêu nhẹ với phần khung và thân làm từ sợi carbon

Hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa xã cho biết, Tập đoàn CRRC Thanh...

Redmi 14C 5G sắp ra mắt

Mới đây, phiên bản kế nhiệm của Redmi 13C 5G đã được phát hiện trong cơ sở dữ liệu IMEI. Redmi 14C 5G dự kiến cung cấp một số cải tiến so với Redmi 13C 5G Theo đó, Redmi 14C 5G sẽ có sẵn trong bốn mẫu cho các thị trường khác nhau: "2411DRN47G", "2411DRN47R", "2411DRN471" và "2411DRN47C". G là viết tắt của "Toàn cầu", R là "Nhật Bản", I là "Ấn Độ"  và C là "Trung Quốc". Đy...

Cùng chuyên mục

Nhật Bản thay đổi thiết kế tiền sau 20 năm, sử dụng công nghệ hiện đại đầu tiên trên thế giới

Nhật Bản sử dụng công nghệ tiên tiến với hình ảnh ba chiều (holography) đầu tiên trên thế giới để tạo hiệu ứng xoay 3D trong lần thay đổi thiết kế tiền sau 20 năm.

Hé lộ thiết kế của tai nghe Galaxy Buds 3 Pro

Mới đây, một nguồn tin rò rỉ đã chia sẻ thiết kế của Galaxy Buds 3 Pro. Theo đó, Buds 3 Pro sẽ có thiết kế khác hoàn toàn so với các mẫu Galaxy Buds hiện tại. Chúng sẽ có phần thân kéo dài tương tự như AirPods của Apple - giúp mang lại cảm giác đeo thoải mái và chắc chắn hơn, đồng thời giúp tối ưu hóa hiệu quả âm thanh. Bên cạnh đó, Buds 3 Pro...

Meta đe dọa không cho phép chia sẻ tin tức tại Australia

Ủy ban mạng xã hội và xã hội Australia vừa tổ chức phiên điều trần với công ty công nghệ Meta. Tại phiên điều trần, Phó Chủ tịch tập đoàn và là người phụ trách vấn đề an ninh trên phạm vi toàn cầu Antigone Davis cho biết, nếu cơ quan chức năng Australia buộc Meta phải đàm phán để trả tiền cho các cơ quan báo chí nước này vì đã sử dụng các nội dung này...

Tạp chí Time mở kho dữ liệu trăm năm tuổi cho công ty mẹ ChatGPT

Hôm 27/6, OpenAI và Tạp chí Time thông báo đạt thỏa thuận kéo dài nhiều năm. Theo đó, nhà phát triển ChatGPT sẽ được phép hiển thị nội dung của Time trong chatbot khi người dùng đặt câu hỏi. Startup cũng được dùng nội dung của Time để cải tiến sản phẩm hay nói cách khác là đào tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI). Khi sử dụng nội dung của Time, OpenAI sẽ chú thích và...

Mới nhất

Đại úy Cảnh sát giao thông vượt 15km đưa thí sinh đến điểm thi kịp thời

Sáng cùng ngày diễn ra bài thi Khoa học tự nhiên, trong khi các thí sinh khác đã có mặt tại điểm thi Trường trung học phổ thông Mỹ Hương để làm thủ tục thì em H.N. vắng mặt. Ngay khi phát hiện thí sinh H.N. chưa có mặt tại phòng thi, cán bộ coi thi đã...

Thái Lan bác tin được Mỹ chào bán tiêm kích F16 với giá hời

Lực lượng Không quân Thái Lan bác tin Mỹ chào bán máy bay chiến đấu F-16 cho nước này với mức giá cạnh tranh kèm theo khoản vay dài hạn.

TP.HCM có thêm 43 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, Cần Giờ chiếm quá nửa

Tối 30-6, UBND TPHCM đã công bố và trao quyết định cho các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn TP.HCM năm 2023.Theo đó, TP.HCM trao quyết định công nhận thêm 43 sản phẩm OCOP của...

Mới nhất