Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốVật báu" trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa...

Vật báu” trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa “vô đối

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể “làm mưa làm gió’ trên thực địa.

Vật báu trong chiến thuật của Nga và Ukraine trên chiến trường
Máy bay không người lái được sử dụng phổ biến trong xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: Atlantic Council)

Trong một bài phân tích gần đây trên Atlantic Council, ông Tomas Milasauskas, Giám đốc điều hành của RSI Europe (nhà sản xuất hệ thống điều khiển từ xa dành cho lĩnh vực quốc phòng có trụ sở tại Lithuania) và ông Liudvikas Jaškūnas, Giám đốc truyền thông tại RSI châu Âu đã có bài phân tích về chỗ đứng của máy bay không người lái trong cục diện xung đột Nga-Ukraine hiện nay. Báo Thế giới & Việt Nam lược dịch bài viết.

“Át chủ bài” trên tiền tuyến

Cuộc xung đột Nga-Ukraine được coi là cuộc xung đột máy bay không người lái quy mô lớn đầu tiên trên thế giới. Nhưng thực chất, “xung đột máy bay không người lái” có ý nghĩa gì trong thực tế và cuộc xung đột này đang được tiến hành như thế nào?

Phương tiện truyền thông đưa tin về cuộc chiến máy bay không người lái thường tập trung vào các mẫu cụ thể như máy bay không người lái Shahed được Nga sử dụng để tấn công các thành phố và cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine hoặc máy bay không người lái Bayraktar đóng vai trò gây chú ý trong nỗ lực chống trả của Ukraine giai đoạn đầu của cuộc xung đột.

Tuy nhiên, đằng sau những thương hiệu này là một hệ sinh thái máy bay không người lái phức tạp hơn và đang mở rộng một cách nhanh chóng.

Cho đến nay, loại máy bay không người lái phổ biến nhất trên chiến trường Ukraine là máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV). Loại này cũng khá phổ biến ở một số nơi khác.

Mặc dù có chi phí tương đối thấp so với các nền tảng trên không khác, máy bay không người lái FPV sở hữu một số ưu việt có thể thay đổi đáng kể hiểu biết về chiến tranh hiện đại. Với khả năng điều hướng, những chiếc máy bay không người lái này đã trở thành vũ khí được ưa chuộng để gắn chất nổ và thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích.

Ban đầu, FPV nổi lên từ lĩnh vực đua máy bay không người lái theo sở thích dân sự. Nó có động cơ và khung cứng cáp, được chế tạo để chịu sự khắc nghiệt của các cuộc đua tốc độ cao và nhiều vụ va chạm.

So với những “người anh em khác”, FPV loại máy bay trực thăng có động cơ mạnh hơn, khi được điều khiển bởi các phi công lành nghề, khả năng nhắm mục tiêu chính xác của nó là “độc nhất vô nhị”.

Không có gì lạ khi các phi công điều khiển FPV đi qua cửa sổ của một tòa nhà hoặc vào cửa sập của một chiếc xe bọc thép. Máy bay không người lái FPV cũng rất phù hợp để nhắm mục tiêu vào các thiết bị cụ thể như radar hay ăng-ten gắn bên ngoài xe bọc thép.

Phi công FPV ở Ukraine thường không hoạt động từ chiến hào tiền tuyến. Thay vào đó, họ làm nhiệm vụ trong các đội đặc biệt cách tiền tuyến khoảng 2 đến 5 km. Khoảng cách này giúp họ an toàn tương đối trước các nguy cơ bị tiêu diệt.

Bản chất của thiết bị điều khiển máy bay không người là có thêm một lớp bảo vệ. Vì mọi quy trình đều được điều khiển từ xa nên chỉ cần lưu tâm rằng ăng-ten truyền giữa máy bay không người lái và người điều khiển được kết nối thông suốt, các thiết bị còn lại và đội phi công có thể hoạt động từ tầng hầm an toàn.

Mặc dù các trung tâm điều hành máy bay không người lái được xem là những mục tiêu lớn trên chiến trường, nhưng trên thực tế, hầu hết sự chú ý đều tập trung vào việc ngăn chặn hoặc tiêu diệt chính máy bay không người lái.

Chính điều này vô hình chung đã đẩy nhanh việc sử dụng máy bay không người lái FPV, khiến cả Nga và Ukraine lún sâu vào cuộc xung đột tiêu hao trong bối cảnh cả hai bên đều đang thiếu nguồn lực trầm trọng.

Đặc điểm quan trọng khiến máy bay không người lái FPV trở thành vũ khí “át chủ bài” của Nga cũng như Ukraine là giá thành tương đối thấp, chưa tới 500 USD cho một chiếc FPV đôi. Giá thành thấp cùng với hiệu suất và tính linh hoạt về mặt chiến thuật khiến FPV trở nên ngày càng phổ biến trên tiền tuyến của cuộc xung đột.

Đối với Ukraine, quốc gia không phải lúc nào cũng có thể tiếp cận được nguồn cung cấp vũ khí có thể dự đoán được từ các đối tác phương Tây, khả năng chi trả cho máy bay không người lái FPV đã giúp quân đội của họ tiếp tục chiến đấu, mặc dù bị Moscow áp đảo về hỏa lực.

Mạnh đến mấy vẫn có “gót chân Achilles”

Về mặt công nghệ, máy bay không người lái FPV hiện đang ở giai đoạn đầu phát triển. Hầu hết các thành phần vẫn có nguồn gốc từ thị trường dân dụng, trong khi nhiều mẫu chỉ cung cấp dải tần số tương đối hạn chế.

Điều này rất quan trọng vì việc gây nhiễu được coi là “gót chân Achilles” của máy bay không người lái FPV. Nhiều người hoài nghi cho rằng, không lâu nữa, thiết bị gây nhiễu sẽ được sử dụng ở khắp mọi nơi, khiến việc điều khiển vô tuyến trở nên vô dụng. Thiết bị gây nhiễu có những hạn chế về phần cứng riêng và khó khắc phục.

Việc tạo ra nhiễu tín hiệu phụ thuộc vào việc gửi tín hiệu mạnh hơn tín hiệu mà nó muốn gây nhiễu. Nói cách khác, khả năng gây nhiễu hiệu quả đòi hỏi nguồn điện đáng kể và phần cứng cồng kềnh.

Đây là lý do tại sao hầu hết các đơn vị bộ binh chỉ có thể hoạt động với các thiết bị gây nhiễu nhỏ tạo ra “bong bóng” bảo vệ trong thời gian ngắn.

Các hệ thống gây nhiễu mạnh hơn có thể được sử dụng trên các phương tiện bọc thép, sự phổ biến của “lồng đối phó” xe tăng và sự xuất hiện gần đây của “xe tăng rùa” cho thấy rằng “áo giáp vật lý” vẫn là biện pháp bảo vệ phù hợp trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái FPV.

Công nghệ gây nhiễu hiện nay được xem là hữu hiệu nhất trong việc đối phó với FPV, tuy nhiên, vũ khí này đã chứng tỏ được khả năng phục hồi và tìm cách thích ứng hiệu quả với các biện pháp gây nhiễu.

Những đổi mới liên tục trong các lĩnh vực như tần số tùy chỉnh, nhảy tần và các kiểu bay tự động hứa hẹn sẽ nâng cao hơn nữa năng lực của FPV.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến máy bay không người lái FPV trở nên nổi bật như một phần của quân đội hiện đại. Điều này có thể được nhìn nhận qua cách quân đội Ukraine và Nga đều kết hợp công nghệ này vào các cơ cấu quân sự hiện có.

Vào đầu năm 2024, Ukraine đã thành lập một nhánh mới của lực lượng vũ trang nước này dành riêng cho máy bay không người lái.

Có một số lý do để tin rằng vai trò của máy bay không người lái FPV sẽ giảm dần trong những năm tới. Vậy nhưng, khi công nghệ tiến bộ và chiến thuật quân sự phát triển, máy bay không người lái FPV cũng rất có thể sẽ trở nên nổi bật hơn trong các cuộc xung đột trong tương lai.

Hiện nay, các nhà hoạch định quân sự và quốc phòng trên khắp thế giới đang tìm cách tích hợp máy bay không người lái vào học thuyết quốc phòng của mình, dựa trên trường hợp cụ thể là xung đột Nga-Ukraine.





Nguồn: https://baoquocte.vn/vat-bau-trong-chien-thuat-cua-nga-va-ukraine-vua-re-vua-vo-doi-276363.html

Cùng chủ đề

Kenya sẽ nhận máy bay không người lái chiến thuật từ EU

Ngày 24/6, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ gửi hỗ trợ quân sự trị giá hơn 21,4 triệu USD cho Lực lượng Phòng vệ Kenya (KDF) nhằm tăng cường bảo vệ biên giới nước này.

Tập đoàn SpaceX nhận việc hủy ISS

Theo France 24, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã trao hợp đồng trị giá 843 triệu USD cho tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk để xây dựng tàu vũ trụ U.S. Deorbit Vehicle. Phương tiện này được thiết kế để đưa Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) quay trở lại bầu khí quyển Trái đất để phá hủy, sau khi ngừng hoạt động vào năm 2030. ...

Nga nói chính sách của NATO khó thay đổi dưới thời lãnh đạo mới

"Không chắc rằng sự lựa chọn này có thể thay đổi bất cứ điều gì trong đường lối chung của NATO. Tại thời điểm này, đây là một liên minh kẻ thù của chúng tôi", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.Tuyên bố của Điện Kremlin được đưa ra ngay sau khi Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte được xác nhận sẽ trở thành Tổng thư ký kế tiếp của NATO, kế nhiệm ông Jens Stoltenberg.Ông Rutte...

Tên lửa đạn đạo Nga phá huỷ hệ thống phòng không Iris-T của Ukraine

Quân đội Nga đã tấn công một hệ thống phòng không tầm trung Iris-T SLM do Đức sản xuất đang được Lực lượng Vũ trang Ukraine sử dụng. Tên lửa Nga đã tấn công chính xác khiến hệ thống Iris-T SLM nổ tung. Theo SF, hệ thống phòng không công nghệ cao bị phá huỷ này được triển khai ở gần khu định cư Novomykhailivka thuộc Krivoy Rog. Hình ảnh từ video cho thấy, tên lửa đạn đạo...

Bị Nga chặn nguồn cung khí đốt, EU đặt trọn niềm tin vào quốc gia Kavkaz này, ‘trái ngọt’ đã trong tầm tay?

Sự bất ổn trong mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga, cùng với trữ lượng khí đốt tự nhiên ngày càng cạn kiệt, đã buộc các nhà lãnh đạo châu Âu phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển lãm mỹ thuật “Cuộc sống quanh ta 2024” giới thiệu 63 tác phẩm khắc họa đời sống hàng ngày

Ngày 26/6, tại 16 Ngô Quyền (Hà Nội), Triển lãm Cuộc sống quanh ta 2024 đã được khai mạc. Triển lãm do Câu lạc bộ Mỹ thuật sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc tổ chức.

Czech chuyển lô đạn pháo đầu tiên cho Ukraine, Israel chuẩn bị chiến tranh với Hezbollah, Nga xem xét hạ cấp quan hệ với...

Mỹ-Nhật-Hàn tập trận ở Biển Hoa Đông, Czech chuyển lô đạn pháo đầu tiên cho Ukraine, Nga lên án mạnh mẽ âm mưu đảo chính ở Bolivia, Triều Tiên thử thành công tên lửa mang nhiều đầu đạn, Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bị khai trừ đảng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng băng băng vượt lực cản, sự thật Ngân hàng Trung Quốc tạm dừng mua vàng?

Giá vàng hôm nay 28/6/2024 đã tăng bật trở lại từ mức giá thấp nhất hai tuần qua. Giá kim loại quý có thể ít khả năng bứt phá trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn, vàng vẫn là thứ hàng hóa đang được các NHTW trên thế giới "trợ lực".

Giá tiêu hôm nay 28/6/2024, nhu cầu ngày càng tăng, thiếu hụt nguồn cung, tiêu Việt Nam sẽ chi phối xu hướng giá trên...

Giá tiêu hôm nay 28/6/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 146.000 đồng/kg.

Kenya sẽ nhận máy bay không người lái chiến thuật từ EU

Ngày 24/6, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ gửi hỗ trợ quân sự trị giá hơn 21,4 triệu USD cho Lực lượng Phòng vệ Kenya (KDF) nhằm tăng cường bảo vệ biên giới nước này.

Bài đọc nhiều

Cách giải phóng dung lượng TikTok giúp điện thoại mượt mà hơn

TikTok là ứng dụng giải trí phổ biến với vô vàn video hấp dẫn được nhiều người dùng yêu thích. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dung, TikTok chiếm khá nhiều dung lượng trên điện thoại. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách giải phóng dung lượng TikTok một cách đơn giản.

Giải nén file trực tiếp trên iPhone đơn giản, không cần thêm ứng dụng

Bạn nhận được một tệp nén (.zip, .rar,...) qua email hoặc tải về từ internet và muốn xem ngay nội dung trên iPhone của mình? Đừng lo lắng, với tính năng giải nén tệp tích hợp sẵn trên iPhone, bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng xem nội dung của tệp nén mà không cần bất kỳ công cụ hỗ trợ nào khác. Xem ngay bài viết!

Cùng chuyên mục

Nắm bắt cơ hội thương mại hoá 5.5G, đón đầu kỷ nguyên AI di động

DNVN - Với thông điệp “Thúc đẩy Thế giới Thông minh – Advancing the Intelligent World”, Huawei mang đến trải nghiệm thực tế các ứng dụng thương mại hoá 5.5G, giới thiệu và trưng bày hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp mới nhất cùng các thiết bị AI cần thiết cho kỷ...

Mới nhất

Thí sinh tại Đà Nẵng bước vào môn thi đầu tiên trong thời tiết mát dịu

Sáng 27/6, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh, Trưởng ban Chỉ đạo kỳ thi và đoàn công tác đã đến kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi và động viên các thí sinh dự thi tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Khuyến và điểm thi Trường THPT Nguyễn Hiền (quận Cẩm Lệ,...

Điều trị thành công u ác tính nhờ phát hiện sớm

Tin mới y tế ngày 23/6: Điều trị thành công u ác tính nhờ phát hiện sớmMới 15 tuổi, nữ sinh lớp 9 ở Bắc Ninh bị đau bụng kéo dài, đi khám bàng hoàng khi bác sĩ nghi có u ác tính khổng lồ. ...

Thống kê vòng bảng Euro 2024: Đức vượt trội, Georgia gây bất ngờ

Tại vòng bảng Euro 2024, tuyển Đức chính là đội có màn trình diễn nổi bật nhất. Thầy trò HLV Julian Nagelsmann dẫn đầu mọi thông số trên mặt trận tấn công.“Die Mannschaft” là đội ghi nhiều bàn thắng nhất với 8...

Mới nhất