Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVào đại học, tân sinh viên lưu ý gì?

Vào đại học, tân sinh viên lưu ý gì?


Vào đại học, tân sinh viên lưu ý gì? - Ảnh 1.

Thí sinh và phụ huynh nghe tư vấn tại Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024 ở TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

TS Bùi Trân Phượng – nguyên hiệu trưởng Trường đại học Hoa Sen – cho rằng việc chọn trường đại học là một trong những chọn lựa quan trọng nhất của thanh niên.

‘Hành trang’ tân sinh viên phải nhớ

Theo bà Phượng, điều kiện “tối thiểu” để tân sinh viên có thể học tốt đại học là kỷ luật và tự giác. “Thứ hai là có ngoại ngữ, tức sử dụng được ngoại ngữ một cách thành thạo để học đại học. Nếu bắt đầu học sớm và thật sự có ý chí học hỏi, ngoại ngữ hoàn toàn có thể trở thành ngôn ngữ thứ hai. Nhưng để làm được những điều đó, người học phải có năng lực tự học”, TS Bùi Trân Phượng nhấn mạnh.

Cũng theo TS Bùi Trân Phượng, học ở đâu cũng vậy, sinh viên cần chăm chú nghe giảng, ghi chép, rồi đặt câu hỏi… Ngoài ra, sinh viên nên tự biết tìm đọc thêm nhiều sách, tìm cho mình người có hiểu biết để lắng nghe ý kiến.

TS Lê Minh Công – giám đốc Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe tinh thần Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) – cho rằng ở bất cứ ngành nghề nào, nếu chỉ học bằng sở thích và làm bằng bản năng thì chưa đủ mà phải được đào tạo và chỉ dẫn một cách chuyên nghiệp.

TS Lê Minh Công gợi ý cho các bạn sinh viên nên học cách cân bằng kỹ năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp.

“Ở đại học, các bạn nên học cách trình bày trước đám đông một cách lưu loát và thuyết phục. Điều đó có thể tự rèn luyện qua việc viết lách, trau dồi vốn ngoại ngữ. Hiểu cặn kẽ kiến thức trên lớp mới có thể đem vào thực hành. Rèn luyện kỹ năng nghề từ sớm qua các buổi thực hành có thể giúp các bạn giỏi nghề khi ra trường”, TS Lê Minh Công nói.

Theo TS Hà Thanh Vân – Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ngoài việc học kỹ năng cần thiết sinh viên cần nắm bắt những cơ hội ở giảng đường. Nên tận dụng tối đa quãng thời gian thực tập ở các doanh nghiệp, cơ quan… để có kinh nghiệm và tạo dựng các mối quan hệ cho công việc sau này.

“Một việc làm thêm phù hợp có thể giúp các bạn vừa học hỏi kiến thức vừa có thêm thu nhập trang trải học phí, làm dày dặn cho lý lịch tìm việc. Nó còn giúp các bạn làm quen, hòa nhập với môi trường làm việc thực tế, đáp ứng nhu cầu công việc của nhà tuyển dụng khi đi làm”, TS Hà Thanh Vân khuyên.

Sẵn sàng vào đại học

Trước khi đăng ký nguyện vọng đại học 2024, Cao Nguyễn Khánh An – cựu học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Ngãi – đã chủ động tìm hiểu về nghề nghiệp và hỏi về trải nghiệm học đại học của anh chị đi trước.

Khánh An cho rằng tự lập là một kỹ năng quan trọng, giúp bạn ít bỡ ngỡ hơn. Bạn cũng đang tập nói tiếng phổ thông để hòa nhập với môi trường ở đại học.

Thời gian này, bạn chuẩn bị ôn luyện để thi chứng chỉ tiếng Anh (TOEIC) và tin học văn phòng (MOS). Khánh An cho biết bạn đăng ký nguyện vọng 1 và đã trúng tuyển vào ngành luật ở Trường đại học Luật TP.HCM.

Huỳnh Ngọc Xuân Thy bị khiếm thị bẩm sinh nhưng vẫn quyết tâm đăng ký theo học ngành công tác xã hội của Học viện Cán bộ TP.HCM. Theo Xuân Thy, trước đây bạn gặp nhiều trở ngại trong việc tìm các trung tâm, mái ấm hay trường học phù hợp.

Việc làm giấy tờ, thủ tục nhập học cũng khó khăn. Do vậy, bạn muốn làm nhân viên công tác xã hội để giúp đỡ những người có hoàn cảnh như mình được tới trường.

Bạn cho hay vào đại học là lựa chọn của bản thân để được học ngành mình yêu thích.

Xuân Thy chia sẻ: “Học đại học không chỉ nghe chép, làm bài tập, học thuộc rồi đi thi… mà quan trọng là tự học. Mình biết hành trình đại học còn rất dài với không ít khó khăn như viết tiểu luận, làm khảo sát nghiên cứu khoa học, phản biện thuyết trình… Nhiều thử thách nhưng mình không bao giờ bỏ cuộc”.

Học đại học trực tuyến

TS Bùi Trân Phượng cho biết có nhiều hình thức để có thể học đại học. Ngày nay có nhiều bạn trẻ đang theo đuổi con đường học trực tuyến trên Internet hay học ở những chương trình miễn phí. Người học tự chọn cho mình môn học và thầy cô giáo.

“Học trực tuyến các bạn phải biết tự lập kế hoạch để tuân thủ, tự kiểm soát và khắc phục những trở ngại mà mình gặp phải, vì lúc đó chỉ có một mình người học. Thực tế cho thấy các bạn học trực tuyến thành công thường là những bạn tự giác và có năng lực tự học. Nhưng cũng lưu ý là có vô số chương trình không chất lượng”, TS Bùi Trân Phượng gửi gắm.

Không nên hời hợt chọn trường, chọn ngành

TS Lê Minh Công lưu ý các bạn trẻ không nên hời hợt chọn trường, chọn ngành vì dễ sinh ra nản chí. Các bạn phải tìm hiểu kỹ và học hành bài bản để củng cố năng lực, tạo đà cho bản thân phát triển trong tương lai.

“Khi đã chọn được một ngành phù hợp, kiên trì theo đuổi có thể giúp các bạn mở rộng vùng phát triển của bản thân. Từ đó phát huy được năng lực của mình, đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Quan trọng là xác định đúng con đường để đi đến tận cùng nghề nghiệp”, TS Lê Minh Công nhấn mạnh.



Nguồn: https://tuoitre.vn/vao-dai-hoc-tan-sinh-vien-luu-y-gi-20240828081209853.htm

Cùng chủ đề

132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”

Chiều 2/11, tại tỉnh Hà Nam, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Nam và các tỉnh, thành đoàn phía bắc tổ chức lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho 132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 19 tỉnh, thành Đồng bằng sông Hồng và khu vực phía bắc gồm (Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên,...

Cảm phục nữ sinh Đà Lạt ‘lượm ve chai có gì đâu xấu hổ’: Nhìn vào Thúy, thấy tương lai!

Nữ sinh Đà Lạt vừa đi học, vừa nhặt ve chai kiếm tiền vào đại học và khẳng định "vừa đi học vừa kiếm tiền có gì phải xấu hổ" đã khiến bạn đọc thương mến, cảm phục. Hàng chục lời động viên đã gửi đến Thúy. ...

Báo Tuổi Trẻ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho 90 tân sinh viên khu vực Tây Nguyên

(CLO) Ngày 27/10, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai, Kon Tum tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho 90 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn...

Tiếp sức đến trường SV Tây Nguyên: Nữ sinh không cha mẹ muốn bán bánh quanh giảng đường kiếm sống

Nước mắt đã rơi nhiều tại lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường 5 tỉnh Tây Nguyên tại Đà Lạt. Có SV bị ung thư quyết tâm giành giật tính mạng, có SV không cha mẹ quyết tâm bán bánh bột lọc ở trường để kiếm sống ...

Tiếp sức đến trường SV Tây Nguyên: Vay tiền đi học chỉ dám ăn mì tôm ‘không tin mình có học bổng’

Sáng 27-10, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai, Kon Tum tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho 90 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 5 tỉnh này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dịp lễ Quốc khánh 2-9 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã long trọng tuyên bố Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Doanh nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh: TTXVN Thông điệp này nhấn mạnh quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước, tạo ra bước ngoặt lịch sử mở ra một thời kỳ phát triển...

Giá cà phê: Mở mắt là thấy giảm

Nối tiếp 'lao dốc' của giá cà phê những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 giá cà phê trong nước tiếp tục giảm. Từ 109.000 đồng/kg, cà phê rớt giá còn khoảng 106.000 đồng/kg. Ghi nhận thị trường, ngày 3-11 giá cà phê...

Tiểu thương ‘thiên đường hàng hiệu’ Saigon Square nhốn nháo đóng quầy né quản lý thị trường

Nghe nói cơ quan chức năng kiểm tra, hàng loạt tiểu thương tại Saigon Square (quận 1) nhốn nháo gọi nhau đóng cửa quầy sạp để đối phó. Lực lượng quản lý thị trường nói gì? "Về nguyên tắc, phải có người bán hàng...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tình hình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã thực hiện khảo sát và thấy các doanh nghiệp...

Đến Việt Nam giảng dạy, nghệ sĩ Philip Quast cũng yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại

Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại. Không chỉ truyền kinh nghiệm, kỹ...

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Cùng chuyên mục

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Con đứng nhất lớp, tuần học thêm 5 buổi mẹ vẫn lo bị tụt lại phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong muốn cùng...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Đến Việt Nam giảng dạy, nghệ sĩ Philip Quast cũng yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại

Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại. Không chỉ truyền kinh nghiệm, kỹ...

Khai mạc Tuần lễ doanh nghiệp của ngành Việt Nam học lần thứ III

(ĐCSVN) - Tại Chương trình khai mạc đã diễn ra nhiều hoạt động như: Tọa đàm, chia sẻ của địa phương, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đến với sinh viên giúp nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp trước khi ra trường; sinh viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm, trải nghiệm và làm quen với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. ...

Mới nhất

Tổng thống Putin quyết một điều về vũ khí hạt nhân, Triều Tiên nói sát cánh đến khi Nga thắng, “sục sôi” bầu cử...

Dương Liễu 06:12 | 04/11/2024 Xung đột ở Ukraine, Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức “đủ”, Bình Nhưỡng khẳng định sát cánh cùng Moscow cho tới khi chiến thắng, phát ngôn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump gây tranh cãi… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng...

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng – Kỳ 4: Lo ngại bất ổn hậu bầu cử

Song hành sự hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay là sự lo lắng về rủi ro bất ổn nếu phía cựu Tổng thống Donald Trump không chấp nhận kết quả chung cuộc. "Nếu kết quả được công bố là ông Trump thua cuộc, ông ấy sẽ bác bỏ kết quả, đồng thời bằng mọi cách...

Dự báo thời tiết 4/11/2024: Hà Nội mưa rét ngày đầu tuần

Dự báo thời tiết 4/11/2024, khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có mưa vào giờ đi làm buổi sáng, trời rét. Trong gần như suốt cả tuần này, Miền Bắc sẽ mưa nhiều. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Từ gần...

Trong nước giảm tuần thứ 5 liên tiếp lên tới 3.500 đồng/kg so với tuần trước

Giá cà phê hôm nay 4/11: Giá cà phê nội địa đã giảm tuần thứ 5 liên tiếp trong tuần này, với mức giảm 3.300 – 3.500 đồng/kg xuống còn 106.000 – 106.500 đồng. Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 4/11/2024 như sau,...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường...

Mới nhất