Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVăn nghệ "cây nhà lá vườn" có hại cho học sinh?

Văn nghệ “cây nhà lá vườn” có hại cho học sinh?

(Dân trí) – “Toán, lý, hóa vươn tầm quốc tế, tại sao văn nghệ phải cây nhà lá vườn?”, đó là câu hỏi của nữ giáo viên dạy môn âm nhạc tại Hà Nội.

“Học sinh không học được gì nhiều từ văn nghệ cây nhà lá vườn”

Hơn 10 năm giảng dạy môn âm nhạc tại một trường tiểu học công lập tại Hà Nội, cô N.P.L. cho biết có khoảng cách đáng kể về thẩm mỹ nghệ thuật giữa học sinh trường tư và học sinh trường công. Khoảng cách này xuất phát từ cách các nhà trường đầu tư cho giáo dục nghệ thuật.

Theo cô L., đa số trường tư thục dành một phần kinh phí lớn cho giáo dục nghệ thuật thông qua đầu tư trang thiết bị dạy học và chương trình văn nghệ trong nhà trường. 

Văn nghệ cây nhà lá vườn có hại cho học sinh? - 1

Học sinh tham gia Liên hoan hợp xướng học sinh phổ thông Hà Nội (Ảnh: Hoàng Hồng).

“Điều này cũng tương tự ở trường công lập chất lượng cao, tự chủ tài chính. Tôi từng dự một cuộc thi nhảy dân vũ tại Trường THCS Cầu Giấy và choáng ngợp trước sự đầu tư của nhà trường, của phụ huynh học sinh cho hoạt động văn nghệ.

Các tiết mục không chỉ đặc sắc về ý tưởng mà còn được dàn dựng kỹ lưỡng, đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Chỉ cần xem một tiết mục là có thể nhận thấy sự tập luyện rất nghiêm, rất kỳ công của học sinh. 

Những tiết mục văn nghệ như thế mới giúp các em nâng cao thẩm mỹ, hiểu về cái đẹp, là nền tảng để rèn luyện dần khả năng cảm thụ, thưởng thức nghệ thuật nhằm trở thành những công chúng nghệ thuật đúng nghĩa trong tương lai.

Còn với văn nghệ “cây nhà lá vườn”, học sinh hầu như không học được gì nhiều”, cô L. chia sẻ.

Cô L. nói thêm, tại các trường học không có điều kiện đầu tư cho hoạt động văn nghệ, học sinh chịu nhiều thiệt thòi.

Học sinh thường lên mạng tìm những tiết mục có sẵn rồi tập theo. Tiết mục sao chép không chỉ thiếu tính sáng tạo mà còn dễ gặp những lỗi nghiêm trọng về giáo dục.

“Nhiều tiết mục múa được dàn dựng cho người lớn nhưng các em sao chép y nguyên các động tác không phù hợp với độ tuổi. Thậm chí, các em sao chép cả trang phục quá hở, quá ngắn hay trang phục có yếu tố lịch sử nhạy cảm.

Từ việc sao chép, các em sẽ bị mất năng lực sáng tạo. Các em cũng sẽ không hiểu tác phẩm, ý nghĩa của mỗi động tác, mỗi đoạn nhạc. 

Đáng quan ngại nhất là khi tiếp xúc nhiều, thực hành nhiều văn nghệ “cây nhà lá vườn”, thẩm mỹ nghệ thuật của các em sẽ giậm chân tại chỗ. Các em sẽ không có tiêu chuẩn để đánh giá thế nào là đẹp, là hay. Ở góc độ nào đó, có thể nói văn nghệ “cây nhà lá vườn” có hại với thẩm mỹ của học sinh”, cô L. phân tích.

Văn nghệ cây nhà lá vườn có hại cho học sinh? - 2

Một tiết học âm nhạc của học sinh Trường Hà Nội Adelaide (Ảnh: Hoàng Hồng).

Cô L. khẳng định, văn nghệ học đường phong cách “cây nhà là vườn” xuất phát từ điều kiện hạn chế trong các trường học, đặc biệt là trường học ở vùng kinh tế – xã hội chưa cao. Vì thiếu điều kiện nên thầy và trò phải tự biên tự diễn. Do đó, không nên xem đây là một tiêu chuẩn.

“Toán, lý, hóa thì hướng đến tầm thế giới, tại sao văn nghệ cứ phải “cây nhà lá vườn”?”, cô L. đặt câu hỏi.

Giáo dục nghệ thuật không dành cho thiểu số học sinh

Cô P.T.C., giáo viên nghệ thuật tại một trường liên cấp tư thục, nhận định: “Dù âm nhạc, mỹ thuật là môn học bắt buộc ở cấp tiểu học và THCS, nhiều phụ huynh vẫn cho rằng giáo dục nghệ thuật chỉ dành cho các bạn có năng khiếu. 

Do đó, họ không coi trọng việc học các môn này, xem văn nghệ học đường chỉ là vui chơi giải trí, không có mục tiêu hay ý nghĩa giáo dục”.

Tuy nhiên, cô C. cho rằng nhiều nhà trường cũng chưa đánh giá đầy đủ về ý nghĩa của văn nghệ học đường, còn xem các cuộc thi văn nghệ thuần túy là thi đua. Do vậy, cách nhà trường, thầy cô ứng xử với văn nghệ học đường có sự phân biệt so với những môn văn hóa khác.

Đồng quan điểm, cô N.P.L. cho biết, từng có học sinh của cô bị giáo viên chủ nhiệm cấm không cho đi tập văn nghệ vì sợ ảnh hưởng đến việc ôn luyện đội tuyển.

“Giáo dục nghệ thuật không dành cho thiểu số học sinh. Giáo dục nghệ thuật là 1 trong 4 trụ cột của giáo dục toàn diện gồm đức – trí – thể – mỹ. Vì thế, cả nhà trường và phụ huynh đều cần chung tay góp sức để con trẻ có môi trường sinh hoạt nghệ thuật lành mạnh, bổ ích”, cô P.T.C. bày tỏ.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/van-nghe-cay-nha-la-vuon-co-hai-cho-hoc-sinh-20241109154638426.htm

Cùng chủ đề

Một tiết mục văn nghệ chào mừng 20/11 gần 22 triệu đồng: Đắt hay rẻ?

(Dân trí) - Chi phí trung bình để biên đạo 1 tiết mục văn nghệ trong trường học là 8 triệu đồng, theo lời một biên đạo múa tại Hà Nội. "Tại sao dạy học sinh tập múa hát thì phải rẻ?"Chia sẻ với phóng viên Dân trí, một biên đạo múa tại Hà Nội bức xúc khi nhiều phụ huynh cho rằng giá 8 triệu đồng để dàn dựng một tiết mục văn nghệ là quá đắt."8 triệu đồng...

Giáo dục nghệ thuật theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Thay mặt lãnh đạo Trường đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Minh Lam, Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ cho biết, chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018, các môn nghệ thuật gồm Âm nhạc và Mỹ thuật đã được xác định đóng vai trò cốt lõi trong việc hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực thẩm mỹ của học sinh...

Nhớ món dưa bở ngày hè

Lớn lên lập nghiệp xa quê nhưng với tôi, món dưa bở ngày xưa vẫn in sâu trong trí nhớ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

02:00:25

Ngắm hoàng hôn cuối thu rực rỡ trên 2 cây cầu nổi tiếng nhất Hà Nội

(Dân trí) - Hai cây cầu đại diện cho mỗi thời kỳ phát triển của Hà Nội - cầu Long Biên và Nhật Tân - cùng phô bày vẻ đẹp dưới ánh hoàng hôn của mùa thu rực rỡ. Hoàng hôn mùa thu rực rỡ làm nổi bật vẻ đẹp của 2 cầu nổi tiếng nhất Hà Nội (Video: Hữu Nghị). Những ngày cuối thu ở Hà Nội, hoàng hôn rực rỡ phủ ánh vàng lên cầu Long Biên hơn 100...

Thủ khoa đại học áp lực khi thấy nhiều bạn học vừa giỏi vừa hiểu biết

(Dân trí) - Tân sinh viên Ngô Gia Phong, thủ khoa đầu vào Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) theo phương thức điểm đánh giá năng lực, thừa nhận bị áp lực khi thấy nhiều bạn vừa giỏi, vừa hiểu biết. Tại lễ khai giảng năm học 2024-2025 diễn ra vào sáng 4/10, Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) vinh danh 2 thủ khoa đầu vào của trường. Với số điểm 29,05/30 trong...

Truyền thông quốc tế đưa tin Đà Lạt bước vào đường đua bất động sản ESG thế giới

(Dân trí) - Bên hồ Xuân Hương (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), The One Destination, Tập đoàn Terne Holdings Singapore, quỹ đầu tư BTS Bernina hợp tác xây dựng tổ hợp bất động sản ESG tiên phong tại Việt Nam, mục tiêu đưa Đà Lạt thành điểm đến mới của thế giới. "Cuộc cách mạng" cho bất động sản tại Việt NamThe One Destination là chủ đầu tư dự án Haus Da Lat với quy mô 5ha, nằm bên...

220 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - Nằm trong tòa nhà cao nhất Việt Nam với các mặt đều là kính trong suốt, căn phòng tổng thống này luôn "bận rộn" đón các vị khách thượng lưu với trải nghiệm độc đáo dù giá lên đến 220 triệu đồng/đêm. Trải nghiệm "view triệu đô" từ phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam (Video: Cẩm Tiên). Phải mất thời gian chờ đợi, chúng tôi mới có dịp đặt chân đến phòng tổng thống...

Báo Mỹ: Ông Trump gọi điện cho ông Putin

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cho là đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về cuộc xung đột Ukraine và phương hướng giải quyết. Ông Trump và ông Putin gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản năm 2019 (Ảnh: Reuters). Washington Post ngày 10/11 dẫn một số nguồn thạo tin cho biết, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã gọi điện cho Tổng thống Nga...

Bài đọc nhiều

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Học ngoại ngữ, tăng lợi thế cạnh tranh

Thống kê từ Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân cho thấy trong năm 2024, 70% sinh viên đỗ vào trường có IELTS từ 5.5 trở lên trong khi chuẩn đầu ra theo quy định của nhà trường hiện nay là 5.5 đối với sinh viên học chương trình chính quy bằng tiếng Việt và 6.0 - 6.5 đối với chương trình tiên tiến, chất lượng cao, chương trình học bằng tiếng Anh và khoa Ngôn ngữ Anh. ...

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5, TPHCM) cũng là tâm trạng của nhiều phụ huynh mà phóng viên Báo PNVN ghi...

Cùng chuyên mục

Kỳ vọng đại học ngoài công lập ngày càng có vai trò lớn hơn trong nền giáo dục

(ĐCSVN) - Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn trong phát biểu nhân Kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Đại học Duy Tân và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân diễn ra ngày 10/11. ...

Trường đại học thử thách sinh viên 7 ngày sống xanh

Cùng mục đích lan tỏa thông điệp sống xanh sống khỏe nhưng các trường ĐH có hình thức khác nhau dành cho người học. Đáng chú ý là hoạt động 'Thử thách sinh viên 7 ngày sống xanh'. ...

Trường đại học tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Ngày 10/11, tại Đà Nẵng, Đại học Duy Tân tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân. ...

Quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh giáo viên

Tiêu chuẩn về xếp loại chất lượng tại Thông tư 13 là phù hợp với yêu cầu về cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ ...

Nhiều trường đại học cắt giảm tổ hợp xét tuyển năm 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) mới đây công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Điểm đáng chú ý là trường sử dụng 4 tổ hợp môn xét tuyển áp dụng cho tất cả các ngành/chuyên ngành, tất cả các phương thức xét tuyển, gồm: Toán - tiếng Anh - Ngữ văn; Toán - tiếng Anh - Vật lý; Toán - tiếng Anh - Tin học; Toán...

Mới nhất

Đông Nam Bộ giảm từ 500 – 1.000 đồng/kg so với tuần trước

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 11/11/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 11/11 thế nào? Giá tiêu hôm nay ngày 11/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ ổn định ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao...

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng...

Sự cố mất điện làm gián đoạn metro Nhổn – ga Hà Nội: Thiếu nhân sự trực

Tại thời điểm xảy ra mất điện phải dừng metro Nhổn - ga Hà Nội hôm 24/10, nhà thầu đã liên hệ đơn vị vận hành nhưng không có nhân sự trực giải quyết sự cố. Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo UBND TP về sự việc metro Nhổn – ga Hà Nội buộc phải dừng tàu sau khi...

Mặt sân Mỹ Đình xơ xác, cỏ úa vàng loang lổ

Tại mùa giải 2024/2025, CLB Thể Công Viettel phải chọn Mỹ Đình làm sân nhà. Đội bóng áo lính phải chia tay sân Hàng Đẫy do quyết định của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC). Tổ chức này yêu cầu chỉ tối đa 2 câu lạc bộ được chọn một sân vận động làm sân nhà.Tuy nhiên,...

Mới nhất