Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới (BĐG), kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.Cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV theo phiếu xã bổ sung thêm nhiệm vụ thu thập thông tin về số lượng cơ sở dạy nghề tại xã/phường/thị trấn tính đến ngày 01/7/2024. Cùng với việc thu thập thực trạng trình độ của lao động theo phiếu hộ thì thông tin về cơ sở dạy nghề đưa ra bộ dữ liệu quan trọng để nhìn lại công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động người DTTS.Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu phải khẩn trương, tích cực thực hiện tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và tiến hành cuộc cách mạng về sắp xếp, tổ chức, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị.Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ Người có uy tín, trong tháng 11 và tháng 12/2024, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), năm 2024.Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới (BĐG), kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.Đến nay, tỉnh Trà Vinh đã đạt 7/8 nội dung xây dựng nông thôn mới, tất cả cấp huyện được Thủ tướng quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.Cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV theo phiếu xã bổ sung thêm nhiệm vụ thu thập thông tin về số lượng cơ sở dạy nghề tại xã/phường/thị trấn tính đến ngày 01/7/2024. Cùng với việc thu thập thực trạng trình độ của lao động theo phiếu hộ thì thông tin về cơ sở dạy nghề đưa ra bộ dữ liệu quan trọng để nhìn lại công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động người DTTS.11 huyện miền núi ở Nghệ An có không gian văn hóa đậm đà bản sắc. Di sản văn hóa phi vật thể nơi ấy rất phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình. Tuy nhiên, công tác kiểm đếm, kiểm kê đang gặp những bất cập nhất định; là thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn, phục dựng và phát triển. Đó cũng là nguyên nhân dân đến thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” cần phải nỗ lực rất lớn thì mới có hiệu quả.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Long An – Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm. Bánh ngũ sắc – Đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan. Nơi bản sắc văn hóa Ba Na được gìn giữ và phát huy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 – Phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc tế, quản lý rủi ro, tính minh bạch và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nâng cấp giúp nâng cao hiệu suất và năng lực hệ thống, đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, qua đó mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội nhất khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.Tại vòng 13 Ngoại hạng Anh, Tottenham và Fulham tạo nên thế trận đôi công khá hấp dẫn trong trận đấu này. Rất nhiều cơ hội ngon ăn được đôi bên tạo ra nhưng không tận dụng thành công.Man United có trận tiếp đón Everton tại vòng 13 Ngoại hạng Anh mùa giải 2024-2025. Dù đội hình có nhiều xáo trộn nhưng đội chủ nhà vẫn dễ dàng giành chiến thắng với tỉ số 4-0.Tại vòng 13 Ngoại hạng Anh mùa giải 2024-2025, Man City đã có cuộc hành quân đầy khó khăn đến sân của Liverpool. Trước sức mạnh và tính kỷ luật của đội chủ nhà, Man City buộc phải rời sân với hai bàn tay trắng.Thời gian qua, hàng chục hộ dân tại xã Đăk Long, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đang phải đối mặt với tình trạng ngập úng và sạt lở đất canh tác do hoạt động tích nước của Thủy điện Đăk Psi 6. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị lên cơ quan chức năng, nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đăk Psi 6 vẫn chưa có phương án đền bù thiệt hại.
Quan tâm trạng bị kiến thức
Văn Lãng có 17 đơn vị hành chính (16 xã, 1 thị trấn), trong đó có 5 xã biên giới tiếp giáp với Thị Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang – Quảng Tây, Trung Quốc, với đường biên dài hơn 36km.
Huyện có 8 xã và 1 thị trấn thuộc khu vực I và 8 xã khu vực III; có 161 thôn, khu phố; tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 56.741,34 ha; dân số trên 50 nghìn người, có 4 dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh, Hoa và một số ít dân tộc khác cùng sinh sống.
Đối với tổ chức Hội LHPN của huyện, phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là 17.270 người, tổng số hội viên phụ nữ là 10.944, tỷ lệ tập hợp phụ nữ từ 18 tuổi trở lên vào Hội là 63,37 %, tỷ lệ thu hút hội viên tham gia các hoạt động Hội đạt trên 87 %. Tổng số chi hội phụ nữ 161; tổng số chi hội trưởng 161, trong đó có 46 chi hội trưởng là đảng viên. Số chi hội trưởng có trình độ văn hoá ở cấp tiểu học và trung học cơ sở chiếm 55%, trình độ chuyên môn chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao trên 84%. Số chi hội trưởng phụ nữ hiện đang đảm nhiệm một trong ba chức danh được hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước ở thôn, khu phố theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP còn thấp chỉ chiếm một phần nhỏ (6/161 chi hội trưởng, chiếm 3,72% ).
Thực hiện Dự án 8, Hội LHPN các cấp huyện Văn Lãng đã chủ động, tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về công tác phụ nữ và BĐG; tập huấn lồng ghép giới, đối thoại chính sách, thành lập và duy trì các mô hình như Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, Tổ truyền thông cộng đồng, địa chỉ tin cậy ở cơ sở. Hội đã mở các lớp tập huấn nội dung về hướng dẫn đối thoại cho bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác Mặt trận thôn, cán bộ, chi hội trưởng phụ nữ.
Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội – Dân tộc huyện tổ chức 7 lớp tập huấn về BĐG và nâng cao năng lực giới cho 324 Bí thư Chi bộ, trưởng thôn, trưởng, phó các tổ chức chính trị xã hội , người uy tín tiêu biểu và một số hội viên phụ nữ, đoàn viên ưu tú trong cộng đồng.
Chị Liễu Thị Hơn, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Cò Luông, xã Nhạc Kỳ cho biết, các buổi tập huấn về Dự án 8 do Hội LHPN huyện tổ chức chị đều tham gia đầy đủ. Tại các buổi tập huấn thường có các nội dung chuyên đề như: Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; Hội phụ nữ cấp cơ sở và nghiệp vụ của Chi hội trưởng; nghiệp vụ hội của chi hội trưởng, những điểm mới của điều lệ và hướng dẫn thực hiện điều lệ hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; một số phương pháp, kĩ năng, tuyên truyền, nắm bắt dư luận xã hội; vai trò của cấp hội tham gia xử lý điểm nóng chính trị – xã hội; kỹ năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền và ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền…
Qua lớp tập huấn giúp các chị và các Chi hội trưởng được trang bị những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác hội, kỹ năng phương pháp vận động hội viên phụ nữ và tham mưu giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác hội; xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, đặc biệt là đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội; nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới…
Theo chị Hơn, sau mỗi buổi tập huấn ở huyện, chị thường tổ chức sinh hoạt Chi hội phụ nữ tại thôn để thông tin, tuyên truyền những nội dung được tập huấn, để từ đó, mỗi hội viên đều nắm được thông tin, kiến thức về Dự án 8, về công tác bình đẳng giới trong gia đình và xã hội. Qua mỗi buổi sinh hoạt như vậy, các hội viên nắm được những thông tin bổ ích nên hầu hết chị em khá chăm chú và hứng khởi lắng nghe.
Chị Hơn cũng thông tin thêm, Chi hội phụ nữ thôn Cò Luông có 46 hội viên phụ nữ. Những năm qua, các hội viên đều rất cố gắng tích cực trong phát triển kinh tế gia đình và có trách nhiệm và dần khẳng định tiếng nói với cộng đồng, xã hội được. Đại đa số các chị em đều đảm đang trong công việc gia đình, dù họ không phải chủ hộ nhưng phần lớn những việc lớn trong gia đình đều do họ quyết định. Đây là những tín hiệu tích cực, một phần nhờ Dự án 8 mang lại.
Đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS
Bà Đặng Thị Hiền, Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Lãng cho biết, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bình đẳng giới, Hội LHPN huyện đã tích cực phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030; tích cực tham mưu thực hiện công tác cán bộ nữ theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW và Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XII) về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, trong đó chủ động phát hiện, giới thiệu phụ nữ ưu tú, quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ nữ nhằm xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ nữ của các cơ quan trong hệ thống chính trị; quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ công chức nữ ở cơ sở, đặc biệt là cán bộ nữ ở địa bàn vùng sâu, vùng cao, biên giới, vùng có đông đồng bào DTTS; bồi dưỡng, giúp đỡ cán bộ.
Đặc biệt, Hội LHPN huyện phối hợp các phòng, ban, đơn vị, đặc biệt là với Phòng Lao động Thương bình và xã hội – Dân tộc huyện tổ chức các lớp tập huấn về BĐG và nâng cao năng lực giới cho các Bí thư Chi bộ, trưởng thôn, trưởng, phó các tổ chức chính trị xã hội, người uy tín tiêu biểu và một số hội viên phụ nữ, đoàn viên ưu tú trong cộng đồng.
Các buổi tập huấn thường tập trung vào các nội dung như: tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; xây dựng và nhân rộng các mô hình tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội; nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng thôn, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện đẩy mạnh tổ chức liên hoan mô hình truyền thông xóa bỏ tập tục lạc hậu, định kiến giới, mua bán phụ nữ và trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc; cuộc thi “Chi hội trưởng phụ nữ giỏi”…
Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Lãng Đặng Thị Hiền nhấn mạnh, qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ trong hệ thống chính trị, là chi hội trưởng, hội viên phụ nữ, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong cộng đồng;… góp phần làm chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên và Nhân dân cùng chung tay để thu hẹp khoảng cách giới, xóa bạo lực trên cơ sở giới, hướng tới mục tiêu đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng xã hội an toàn, văn minh, hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Nguồn: https://baodantoc.vn/van-lang-lang-son-quan-tam-trang-bi-kien-thuc-ve-binh-dang-gioi-dam-bao-su-tien-bo-cua-phu-nu-dtts-1733124346218.htm