Triển lãm 'Nét đẹp di sản Cố Đô Huế qua thơ ca, hội họa'
Thứ Sáu, 24/6/2022| 14:11Chào mừng tuần lễ Festival Huế 2022 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển", vào chiều nay 23/6, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm "Nét đẹp di sản Cố Đô Huế qua thơ ca, hội họa".
Triển lãm trưng bày, giới thiệu đến công chúng hơn 250 tác phẩm ký họa; 30 bài thơ phản ánh các khía cạnh của di sản văn hóa Huế, như: Quần thể di tích Cố đô Huế; các công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với lịch sử triều đình nhà Nguyễn; kiến trúc dân gian cũng như phong cảnh Huế. Đây là kết quả của chương trình "Hành trình ký họa di sản Cố đô Huế 2022" do Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức, với sự tham gia của gần 100 thành viên gồm các kiến trúc sư, nghệ sỹ, họa sĩ, nhà thơ, nhà văn, thiếu nhi và người yêu ký họa, cũng như yêu di sản đến từ Liên hiệp các hội Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế và Nhóm Ký họa đô thị Hà Nội.
Theo Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế Đinh Thị Hoài Trai, qua lăng kính cảm xúc của nghệ thuật ký hoạ và thơ ca, nét đẹp của di sản Cố đô Huế đã được khắc họa dưới khía cạnh, góc độ khác nhau của các kiến trúc sư, họa sỹ, nghệ sỹ, nhà thơ, nhà văn, thiếu nhi, từ đó tạo nên một "bức tranh" di sản Cố đô Huế cổ kính, lãng mạn, đầy chất thơ. Không gian triển lãm sẽ là nơi "gặp gỡ" của những người cùng chung niềm đam mê nghệ thuật, đồng thời kết nối cộng đồng để nâng cao ý thức gìn giữ, bồi đắp các giá trị tốt đẹp của di sản Huế; góp phần thúc đẩy phát triển văn hoá, du lịch, kinh tế địa phương, nâng cao vị thế hình ảnh mảnh đất, con người Huế.
Trong khuôn khổ triển lãm còn diễn ra các hoạt động đặc sắc khác như: trưng bày bộ sưu tập áo dài truyền thống; trưng bày và trình diễn bộ sưu tập áo dài của Nhà thiết kế Viết Bảo trên nền tranh của một số họa sĩ Huế, lấy ý tưởng từ mỹ thuật cung đình và một số tác phẩm ký họa về Huế; vẽ phong cảnh Huế lên áo dài, ký họa chân dung, vẽ trên nón lá Huế do các họa sĩ Huế thực hiện.
Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế đến ngày 30/6.
Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia
Vừa qua, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã công bố Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024”...
Tuyên Quang: Sức hút từ phong trào văn nghệ quần chúng
Đời sống ngày càng phát triển, hoạt động văn hóa, văn nghệ càng diễn ra sôi nổi từ tỉnh đến cơ sở, trở thành món ăn tinh thần bổ ích, thu hút đông đảo các tầng...
Phú Thọ: Tăng cường công tác ngoại giao văn hóa
Công tác ngoại giao văn hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng, được xác định là một trong ba trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam. Tại Phú Thọ, công tác ngoại...
Hà Nội: Huyện Gia Lâm tăng cường phát triển du lịch văn hóa, sinh thái thu hút du khách
Gia Lâm là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lợi thế về cảnh quan sinh thái nên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Dể phát triển du lịch, UBND huyện Gia...
Tăng giờ tham quan ban ngày, mở cửa miễn phí về đêm tại Đại Nội Huế dịp Tuần lễ Festival Huế 2022
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị vừa có thông báo về việc thay đổi giờ tham quan và mở cửa miễn phí ban đêm Đại Nội nhằm hướng ứng...
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam gắn với Ngày hội 'Văn hóa xứ Dừa năm 2022'
Hưởng ứng các hoạt động hướng đến kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28-6) năm 2022, UBND tỉnh đã có công...