Đắk Lắk mở nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng trong dịp hè
Thứ Tư, 15/6/2022| 17:30Ngày 14/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức khai giảng 2 lớp truyền dạy đánh chiêng tại huyện Krông Ana. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án do Trung tâm hợp tác Quốc tế tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc tài trợ cho địa phương.
Các nghệ nhân trực tiếp chỉ dẫn cách đánh cồng chiêng cho học viên
Tại huyện Krông Ana, có 2 lớp truyền dạy đánh chiêng được tổ chức ở thị trấn Buôn Trấp và xã Drai Sáp. Trong đó, lớp truyền dạy đánh chiêng Jhô của người Ê Đê Bih ở thị trấn Buôn Trấp dành cho các bé gái với 20 học viên trong độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi. Lớp truyền dạy đánh chiêng ở xã Drai Sáp có 21 học viên nam, nữ trong độ tuổi 20 - 40 tham gia.
Trong thời gian 2 tháng, các học viên sẽ được học cách diễn tấu các bài chiêng cơ bản như Đón khách, Mừng mùa, Cúng lúa mới. Các buổi học được tổ chức vào các buổi tối trong tuần tại nhà văn hóa xã hoặc nhà cộng đồng buôn, do các nghệ nhân đội chiêng tại địa phương trực tiếp hướng dẫn và truyền dạy.
Trong đợt này, Đắk Lắk cũng tổ chức khai giảng một lớp truyền dạy đánh chiêng M'Nông tại huyện Lắk dành cho 20 học viên từ 15 - 25 tuổi tham gia. Ông Đặng Gia Duẩn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cho biết, thực hiện nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, Sở đã chủ động phối hợp với các địa phương để mở các lớp truyền dạy đánh chiêng, cấp phát chiêng và trang phục truyền thống của các dân tộc tại chỗ.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cũng phối hợp với các cơ quan liên quan để mời gọi các nguồn lực hỗ trợ, tài trợ nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng ở tỉnh. Với nguồn kinh phí tài trợ từ Trung tâm hợp tác Quốc tế tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc, Sở đã phân bổ để mở 3 lớp truyền dạy tại các huyện Lắk và Krông Ana. Đây là những địa phương có các đội chiêng đặc trưng theo từng dân tộc.
Ông Đặng Gia Duẩn nói: "Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch đã lựa chọn các địa phương có sở hữu những vốn quý về văn hóa cồng chiêng, ví dụ như là dân tộc Ê Đê Bih ở huyện Krông Ana hay là dân tộc M'Nông ở huyện Lắk. Trong năm 2022, hàng chục lớp như vậy sẽ được triển khai. Không chỉ cấp tỉnh, để triển khai thực hiện nghị quyết thì tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều có kế hoạch tổ chức mở các lớp truyền dạy cồng chiêng và các hoạt động khác liên quan đến bảo tồn văn hóa cồng chiêng"./.
- Từ khóa
đắk lắk
dạy cồng chiêng
dịp hè
Huế: Trưng bày chuyên đề "Câu chuyện từ những dòng sông"
Ngày 15/6, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế phối hợp với Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương khai mạc trưng bày chuyên đề “Câu chuyện từ những dòng sông”.
Tổ chức Lễ hội văn hóa Ẩm thực Việt Nam và Quốc tế - Sáng tạo từ trứng (Eggs Festival) trong khuôn khổ chương trình “Ngày Hội gia đình Việt Nam năm 2022”
Trong khuôn khổ chương trình "Ngày Hội gia đình Việt Nam năm 2022", Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam phối hợp cùng Hội Truyền thông Tp. Hà Nội, Hội Đầu bếp...
Các phong tục tập quán 'kì lạ' trên thế giới
Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài và ổn định thành nề nếp. Điều này được cộng...
Chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca bất diệt" Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ
Sáng 14/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị liên quan về việc tổ chức Chương trình nghệ thuật "Bản hùng...
Người dân Phùng Xá gìn giữ nghề dệt lụa truyền thống
Hàng chục năm trước, Thành phố Hà Nội có nhiều làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, nghề này dần mai một....
Chuyển đổi số báo chí: Xu thế tất yếu
Trước những biến động mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, báo chí không thể đứng ngoài cuộc mà cần phải chủ động tìm lời giải cho những thách thức khốc...