Các phong tục tập quán 'kì lạ' trên thế giới
Chủ nhật, 19/6/2022| 9:25Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài và ổn định thành nề nếp. Điều này được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Với đặc sắc riêng về văn hóa, trên thế giới có nhiều phong tục lạ mà chúng ta chưa biết đến.
1. Bắt cóc cô dâu tại Romani
Bắt cóc cô dâu là một trong những phong tục độc đáo của người Romania. Cô dâu bị "cướp" trước mặt chú rể và quan khách tham dự lễ cưới là cảnh tượng ngày càng phổ biến tại thủ đô Romania. Người Romania thích làm như vậy vào mỗi cuối tuần tại Khải Hoàn Môn của Bucharest như cách thêm gia vị cho những đám cưới bình thường.
Cách để chú rể chuộc lại cô dâu rất đa dạng, có thể là vài chai whisky hoặc lãng mạn hơn là lời tuyên bố chính thức về tình yêu. "Những kẻ bắt cóc" liên lạc qua điện thoại để thỏa thuận chi tiết điều kiện chuộc lại cô dâu.
Bắt cóc cô dâu là một trong những phong tục độc đáo của người Romania. Ảnh: Internet
2. Chia sẻ vợ ở Nepal
Tục chia sẻ vợ của người Nepal hiện vẫn còn tồn tại ở những ngôi làng xa xôi trên dãy Himalaya. Tục lệ này bắt nguồn từ việc các vùng núi tại dãy Himalaya có diện tích đất đai canh tác khá ít, nên không đủ đất để chia cho con cái khi họ lấy vợ. Giải pháp duy nhất là các con trai trong cùng một gia đình sẽ lấy chung một người vợ, như vậy họ sẽ không phải chia sẻ phần đất đai của gia đình mà có thể chung sống cùng nhau và cùng làm lụng trên mảnh đất mà gia đình có.
Tục lệ chia sẻ vợ của người Nepal không hề dẫn đến một sự ẩu đả hay ghen tuông nào giữa các người chồng chung vợ. Những người chồng tôn trọng vợ và thực hiện các công việc của gia đình như nấu nướng, giặt giũ, chăm sóc con cái. Riêng phụ nữ sẽ lo quán xuyến và cai quản tiền bạc của gia đình.
Tục chia sẻ vợ của người Nepal vẫn còn tồn tại ở những ngôi làng trên dãy Himalaya. Ảnh: Internet
3. Tắm chung ở Nhật Bản
Trong văn hóa Nhật Bản, phong tục nam nữ tắm chung rất phổ biến. Người Nhật thích tắm rửa là sự thật. Họ tôn sùng Thần - Phật, bất luận là Thần đạo hay Phật giáo đều chú trọng đến việc sạch sẽ và tắm gội. Có một nghi thức ở Nhật Bản gọi là Misogi: Nghi thức tẩy rửa cơ thể và tâm hồn được thực hiện trước khi bước vào đền thờ, để thể hiện sự tôn trọng các vị thần. Dòng nước thanh khiết có thể rửa trôi điều bẩn thỉu và tội lỗi.
Khi tắm chung, mỗi người sẽ mang theo một chiếc khăn nhỏ để che đi chỗ nhạy cảm. Đặc biệt, những người tắm chung với nhau không ai cảm thấy xấu hổ, khó chịu hay có những cái nhìn khiếm nhã với người tắm chung. Người ta sẽ phân chia 3 khoảng thời gian khi tắm chung, đó là thời gian để nam giới ngâm mình, thời gian cho nữ giới tắm và thời gian để nam nữ cùng tắm chung. Với những người tham gia tắm chung mà có hành vi hoặc cử chỉ không đúng mực sẽ lập tức bị mời ra ngoài.
Trong văn hóa Nhật Bản, phong tục nam nữ tắm chung rất phổ biến. Ảnh: Internet
4. Ném trẻ em ở Ấn Độ
Ở Maharashtra, Ấn Độ, người dân tại đây có một phong tục là ném trẻ sơ sinh từ trên mái của một ngôi đền có độ cao 15 m xuống một tấm nệm bên dưới. Họ nghĩ rằng điều đó sẽ đem đến may mắn cho cuộc đời của em bé, giúp tăng trưởng trí não. Nghi lễ này bắt đầu xuất hiện vào khoảng 700 năm về trước tại Maharashtra và Karnataka (hai tiểu bang ở miền Tây và miền Tây Nam Ấn Độ). Đây là hai nơi có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao vì y tế ở đây rất lạc hậu. Kể từ đó, những người dân ở 2 tiểu bang luôn thực hiện nghi lễ này mỗi khi trong làng có đứa trẻ sơ sinh nào đó ra đời. Mục đích là cầu chúc cho những đứa trẻ sơ sinh có một cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài và gặp thật nhiều may mắn.
5. Ăn tro cốt người chết
Một trong những phong tục khiến nhiều người chỉ nghe thôi đã thấy rợn tóc gáy là việc hỏa táng, rồi ăn tro cốt người chết của người dân thuộc bộ tộc Yanomami. Họ sống trong các rừng nhiệt đới ở vùng núi phía Bắc Brazil và miền Nam Venezuela. Với người dân của bộ tộc này, nghi thức tang lễ cho người thân đã chết là rất quan trọng. Vì họ muốn để đảm bảo hòa bình cho các linh hồn của người chết.
Bộ lạc này tin rằng có sự tồn tại của thế giới linh hồn. Khi người trong bộ lạc chết đi, họ tìm cách giữ linh hồn người đó ở lại. Không còn cách nào khác là khiến thân xác người chết được hòa với thân xác người sống cho nên khi người trong bộ lạc chết đi, dân làng sẽ tiến hành đốt xác và ăn tro cốt.
6. Sống cùng người chết ở Indonesia
Người Toraja có truyền thống trò chuyện với xác ướp, mặc quần áo, chải tóc hoặc thậm chí chụp ảnh cùng người quá cố. Toraja là một dân tộc thiểu số với khoảng một triệu người sinh sống trên đảo Sulawesi. Quá trình ướp xác có sử dụng dấm chua và lá trà, nhưng ngày nay các gia đình thường tiêm formaldehyde vào xác chết. Tập tục này có thể khiến một số người cảm thấy rùng rợn: Sống cạnh một xác ướp hàng tháng trời hoặc thậm chí hàng năm, trước khi tỏ lòng thành kính với người quá cố theo nghi lễ đầy bạo lực. Người chết sẽ không được coi là chết hẳn cho đến khi một con trâu nước được giết và hiến tế làm bạn đồng hành với họ đi vào cõi âm. Thế nhưng không phải gia đình nào cũng có khả năng chi trả cho nghi lễ Ma'nene đắt đỏ này nên những xác chết thường không được coi là đã chết. Hàng năm, những gia đình nơi đây sẽ đào xác chết lên để tôn vinh họ. Chẳng ai thấy sợ cả, người thân trong gia đình muốn được tận mắt thấy xác chết để có thể tỏ lòng thương tiếc đúng cách.
Nguồn Tổng hợp
Chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca bất diệt" Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ
Sáng 14/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị liên quan về việc tổ chức Chương trình nghệ thuật "Bản hùng...
Người dân Phùng Xá gìn giữ nghề dệt lụa truyền thống
Hàng chục năm trước, Thành phố Hà Nội có nhiều làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, nghề này dần mai một....
Chuyển đổi số báo chí: Xu thế tất yếu
Trước những biến động mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, báo chí không thể đứng ngoài cuộc mà cần phải chủ động tìm lời giải cho những thách thức khốc...
Hà Giang: Xây dựng nếp sống văn minh gắn bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc
Với quyết tâm xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh và tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của...
Cần Thơ: Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng diễn ra từ ngày 08 đến 10/7
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ và UBND quận Cái Răng vừa ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng lần thứ VI -...
Người cận vệ cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời
Theo thông tin từ gia đình, cụ Tạ Quang Chiến, một trong 8 người cận vệ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên trong nhóm “Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định,...