Trang chủNewsKinh tếVăn hóa là động lực quan trọng để du lịch Việt Nam...

Văn hóa là động lực quan trọng để du lịch Việt Nam vươn ra toàn cầu

Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là nguồn lực to lớn để phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn. Thực tế cho thấy du lịch văn hóa đang trở thành là một ngành kinh tế dịch vụ quan trọng của đất nước.

Nghi thức thả cá chép đón Xuân ở Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: TTXVN

Ngành kinh tế dịch vụ quan trọng

Trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đã xác định: “Các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân”, đồng thời chủ trương đưa “du lịch văn hóa trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước và xuất khẩu”.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu “ngành du lịch văn hóa chiếm từ 10-15% trong tổng số khoảng 18.000-19.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch”.

Triển khai chiến lược trên, theo Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Trùng Khánh, những năm qua, nước ta đã làm tốt việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngành du lịch đã phát triển sản phẩm du lịch văn hóa dựa trên khai thác giá trị tự nhiên vốn có của các di sản như tham quan di sản, di tích; tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa truyền thống, đời sống văn hóa cộng đồng, du lịch lễ hội, ẩm thực, tâm linh…

Kết quả là nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể, nhất là các nghệ thuật biểu diễn truyền thống, đã được khôi phục và phát triển, góp phần thu hút lượng lớn khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

Chẳng hạn như “Đêm phố cổ Hội An” đã phục dựng nguyên bản đời sống của người dân Hội An những năm đầu thế kỷ XX cùng với các hoạt động văn hóa đa dạng, đầy màu sắc như hát bội, cờ làng, thư pháp, trò chơi bài chòi, bịt mắt đập niêu, cờ tướng… Sản phẩm du lịch đặc sắc, mang dấu ấn riêng của Hội An đã mang lại cho du khách trong và ngoài nước những trải nghiệm rất thú vị. Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng góp phần mang lại thành công của ngành du lịch Hội An trong những năm gần đây.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong việc phát triển “ngành công nghiệp không khói”, nhiều địa phương đã đưa ra các chiến lược, kế hoạch cụ thể nhằm phát huy giá trị của các di sản này.

Chẳng hạn, sau khi quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, tỉnh Ninh Bình đã đặt ra chiến lược rõ ràng để phát huy giá trị di sản phục vụ cho việc phát triển du lịch bền vững. Kết quả là năm 2022, tỉnh đã đón hơn 3,7 triệu lượt khách tham quan, trong đó 1/3 là khách quốc tế. Gần đây, Ninh Bình còn lọt vào top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới.

Hiện nay, các sản phẩm du lịch văn hóa đang góp phần nâng cao thương hiệu du lịch của Việt Nam trên toàn cầu. Tại Giải thưởng Du lịch Thế giới 2022 (World Travel Awards 2022), Việt Nam được vinh danh là “điểm đến di sản hàng đầu thế giới”. Đây là lần thứ 3 Việt Nam được nhận giải thưởng này (hai lần trước vào năm 2019 và 2020). Thành phố Hội An (Quảng Nam) lần thứ ba được vinh danh ở hạng mục “điểm đến đô thị văn hóa hàng đầu châu Á”…

Để du lịch Việt Nam “cất cánh”

Có thể nói, du lịch văn hóa đang trở thành loại hình du lịch có sức hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh bền vững. Đây cũng là nhân tố giúp nâng tầm thương hiệu, tạo ra sự khác biệt và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Chương trình nghệ thuật “Hải Phòng chào năm mới 2023”. Ảnh: Hoàng Ngọc – TTXVN

Tuy nhiên, theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, việc phát triển du lịch văn hóa vẫn đang gặp không ít thách thức, chẳng hạn như hành lang pháp lý cho việc phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa và du lịch văn hóa vẫn chưa hoàn thiện; hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch còn hạn chế; nhân lực cho du lịch văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu…

Bên cạnh đó, tại một số địa phương, vấn đề bảo tồn và phát huy các di sản vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức do nhiều nguyên nhân, trong đó đáng chú ý là việc thiếu nguồn lực tài chính và nhận thức của người dân còn hạn chế.

Trong bối cảnh đó, Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh ngành du lịch cần xây dựng chính sách đồng bộ để đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, đặc biệt khuyến khích phát triển các loại hình du lịch có trách nhiệm gắn với văn hóa cộng đồng.

Mặt khác, theo các chuyên gia, để du lịch Việt Nam có thể “cất cánh” trên nền tảng văn hóa, từng vùng, địa phương cần định hình và xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa, từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia dựa trên tiềm năng, giá trị văn hóa vốn có, đồng thời thúc đẩy quảng bá du lịch văn hóa thông qua các sự kiện văn hóa du lịch tổng hợp âm nhạc, điện ảnh, ẩm thực, lễ hội văn hóa du lịch Việt Nam ở quốc tế; thiết kế và xây dựng được các sản phẩm du lịch văn hóa sáng tạo, độc đáo và đa dạng.

Ngoài ra, ngành du lịch cũng cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong xây dựng và quảng bá sản phẩm; xúc tiến, quảng bá các thị trường cho từng loại sản phẩm du lịch văn hóa để đẩy mạnh hình ảnh, định vị của thương hiệu du lịch văn hóa của Việt Nam trong khu vực và thế giới.

Có thể nói, phát triển du lịch văn hóa là phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của du lịch Việt Nam cũng như xu thế chung của nhân loại. Điều này không chỉ nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch nước ta còn giúp bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc, nguyên bản, đem lại sinh kế bền vững cho cộng đồng./.

Kim Khuyên

Cùng chủ đề

Công đoàn Xây dựng Việt Nam và Công đoàn TCT thăm hỏi người lao động bị ảnh hưởng bởi lũ quét tại Công ty...

Hôm nay, ngày 18/9, đoàn đại biểu Công đoàn Xây dựng Việt Nam do ông Nguyễn Thanh Tùng – Uỷ viên BCH Tổng Liên đoàn LĐVN, Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã tới thăm hỏi người lao động bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại Công ty CP Khoáng sản Viglacera. Về phía Viglacera có ông Nguyễn Quý Tuấn – Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Viglacera – CTCP; ông Nguyễn Mạnh Hà...

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam

(ĐCSVN) - Tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cả về kết nối cứng, kết nối mềm, kết nối giao thông, hạ tầng viễn thông… ...

Tăng cường giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện với thành phố Trùng Khánh

(ĐCSVN) - Thủ tướng khẳng định: Chính phủ Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, ủng hộ và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bộ, ngành, địa phương Việt Nam mở rộng và tăng cường giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện với thành phố Trùng Khánh. ...

Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Sau hơn 12 năm triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), tỉnh Tây Ninh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần mang lại những đổi thay nhanh chóng và rõ nét về diện mạo kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.Chương trình không chỉ cải thiện đời sống vật chất mà còn nâng cao tinh thần cho người dân, đồng thời bảo đảm môi trường,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Những dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024

Trong các báo cáo công bố gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Fitch Ratings đều đưa ra các dự báo khá lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong hai năm tới. Đáng chú ý, cả WB và Fitch Ratings đều dự báo sau một năm chững lại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5% (WB) và...

Sắp có cơ chế gỡ khó cho các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Pháp chế, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Chính phủ để kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ những vướng mắc đối với quy định của pháp luật hiện hành trong triển khai các dự án...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung bình ổn giá hàng hóa, kiểm soát lạm phát dịp Tết Ất Tỵ 2025. Chuẩn bị Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, khi nhu cầu mua sắm của người dân dự kiến sẽ tăng mạnh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm đã khẩn trương triển...

Chính sách kinh tế của Trump và Harris tác động đến thị trường vàng như thế nào?

Các chuyên gia đang đánh giá tác động các chính sách kinh tế của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đối với thị trường vàng. Sau nhiều tháng diễn thuyết, thăm dò, tranh luận và suy đoán, ngày bầu cử cuối cùng đã đến. Hôm nay, người dân Mỹ sẽ tới các điểm bỏ phiếu để lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống hiện tại Kamala...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam

(ĐCSVN) - Tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cả về kết nối cứng, kết nối mềm, kết nối giao thông, hạ tầng viễn thông… ...

Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Sau hơn 12 năm triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), tỉnh Tây Ninh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần mang lại những đổi thay nhanh chóng và rõ nét về diện mạo kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.Chương trình không chỉ cải thiện đời sống vật chất mà còn nâng cao tinh thần cho người dân, đồng thời bảo đảm môi trường,...

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 10.166 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,2 triệu USD, so với tháng trước lượng xuất khẩu tăng 58,1%. Prosi...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Miếng SJC tăng 1 triệu, nhẫn vượt mốc 85 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trong nước vàng miếng đảo chiều tăng mạnh 1 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vượt mốc 85 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng quốc tế tăng thẳng đứng, quanh mốc 2.700 USD/ounce. Đến 9h56', Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng nhẫn 9999 ở mức 83-84,8 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 200 nghìn đồng mỗi lượng ở cả chiều mua và bán so với đầu giờ sáng. Lúc 10h41', Tập đoàn...

Trong nước giảm mạnh, thị trường thế giới bật tăng trở lại

Cập nhật giá cà phê hôm nay 8/11/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, cà phê Arabica 8/11/2024. Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 8/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay giảm 1.000 đồng/kg nằm trong khoảng 105.500-106.000 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là...

Mới nhất

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden...

Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo

TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải...

Tỉnh nào có diện tích rừng lớn nhất cả nước?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-nao-co-dien-tich-rung-lon-nhat-ca-nuoc-ar906183.html

Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao thông quan trọng

Cả 2 dự án đường bộ ven biển đoạn tuyến qua khu vực cầu Cửa Tùng và Cửa Việt, Tuyến đường kết nối Cảng hàng không Quảng Trị với Quốc lộ 1 đang được xem xét điều chỉnh thiết kế nhằm phù hợp với thực tế và quy hoạch. Quảng Trị: Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao...

Tiền Giang: Đánh thức tiềm năng du lịch làng cổ gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát huy thế mạnh du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp được xem là định hướng quan trọng gắn với mô hình du lịch sinh thái sông nước và vườn cây ăn trái đặc sản mà địa phương đang nỗ lực khai thác hiệu quả. Trung bình mỗi năm, Đông Hòa Hiệp đón...

Mới nhất