Trang chủPolitical ActivitiesVăn hóa dân gian - tài sản phát triển du lịch

Văn hóa dân gian – tài sản phát triển du lịch



Hiện nay du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nước ta. Các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn… đang nở rộ ở nhiều địa phương. Ở các vùng quê, vùng đô thị có dịch vụ du lịch phát triển, văn hóa dân gian ứng dụng đang đóng vai trò quan trọng trong vấn đề quy hoạch, tạo nên sản phẩm du lịch.

Văn hóa dân gian - tài sản phát triển du lịch - Ảnh 1.

Khai thác tốt giá trị cốt lõi của văn hóa dân gian sẽ là chìa khóa để phát triển du lịch cho từng địa phương.

Tìm kiếm sản phẩm du lịch văn hóa dân gian

Sản phẩm du lịch văn hóa dân gian là một gói các dịch vụ, hàng hóa được xây dựng trên cơ sở tài nguyên văn hóa dân gian và nhu cầu du khách, phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên du lịch văn hóa dân gian. Ở những vùng tài nguyên phong phú, độc đáo, có nhiều giá trị sẽ tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Tài nguyên du lịch văn hóa dân gian ở nước ta rất đa dạng và phong phú (có 54 dân tộc với 200 ngành nhóm địa phương) ở nhiều vùng, nhiều tộc người có tài nguyên du lịch mang tính đặc thù, đặc trưng dễ hấp dẫn du khách. Đặc điểm phong phú tài nguyên và tính đặc thù cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm văn hóa dân gian đa dạng, hấp dẫn có khả năng thu hút khách cao.

Các sản phẩm du lịch văn hóa dân gian không thể di chuyển, các cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên du khách muốn tiêu dùng phải đến cơ sở du lịch, đến các điểm, khu du lịch thưởng thức.

Đặc điểm này đòi hỏi phải quảng bá mạnh mới thu hút được du khách. Mặt khác, các sản phẩm du lịch có tính thời vụ nghiêm ngặt. Không thể xem lễ hội, xem chợ phiên ở ngày thường. Không thể mua đặc sản trong mùa trái vụ… Tính thời vụ còn dẫn đến sự “quá tải” của du lịch. Đặc điểm này cũng đòi hỏi nhà thiết kế sản phẩm du lịch văn hóa luôn coi trọng nghiên cứu thực tiễn đời sống văn hóa dân gian.

Căn cứ vào các dạng tài nguyên du lịch văn hóa dân gian có thể phân chia các sản phẩm du lịch thành các loại hình như sản phẩm du lịch nghệ thuật biểu diễn, sản phẩm các đồ mỹ nghệ thủ công, lưu niệm; sản phẩm du lịch từ dịch vụ ăn, nghỉ; sản phẩm du lịch được khai thác từ lễ hội, lễ tục (nghi lễ, phong tục) dân tộc; sản phẩm du lịch trải nghiệm dựa trên cơ sở của kho tàng tri thức dân gian.

Khơi nét đặc trưng văn hóa vùng miền

Thiết kế, xây dựng sản phẩm du lịch đòi hỏi phải tuân theo một quy trình cụ thể. Trước hết, cần phải nghiên cứu tài nguyên du lịch và đặc trưng văn hóa dân gian ở địa phương. Tìm hiểu các điểm, khu du lịch và căn cứ vào nhu cầu du khách thường đến với tiềm năng mở rộng thị trường để xây dựng ý tưởng.

Từ ý tưởng, doanh nghiệp và nhà tư vấn sẽ thiết kế các sản phẩm du lịch mang tính văn hóa dân gian. Các sản phẩm này phải đạt được yêu cầu mới và phải hấp dẫn, có khả năng được du khách chấp nhận. Nhưng điều quan trọng hơn đó phải là các sản phẩm đặc thù của từng vùng miền, địa phương.

Cũng là sản phẩm du lịch biển, nhưng du lịch biển ở Quảng Ngãi khác với ở Bình Định và càng khác với Nha Trang (Khánh Hòa). Điểm khác đó do nhiều yếu tố quyết định, nhưng yếu tố hàng đầu phải là tài nguyên du lịch và “hồn cốt” văn hóa dân gian.

Để thiết kế được các sản phẩm, đòi hỏi người sản xuất phải tiến hành sản xuất thử nghiệm, thăm dò nhu cầu du khách. Sau đó, tiến hành quảng cáo, bán sản phẩm. Cả một quy trình xây dựng sản phẩm đòi hỏi có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa nhà tư vấn (có thể là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian), các nghệ nhân và doanh nghiệp du lịch. Tất nhiên, muốn xây dựng, thiết kế sản phẩm du lịch đặc thù đòi hỏi phải tuân theo hệ thống nguyên tắc quan trọng:

Thứ nhất, phải chứa đựng cái hồn của văn hóa dân gian. Hồn của văn hóa dân gian phải trở thành cốt lõi của sản phẩm, nó tạo nên tính đặc thù riêng của từng vùng, miền khác nhau.

Thứ hai, cần nghiên cứu xây dựng thành các chuỗi sản phẩm, trong đó có sản phẩm cốt lõi. Đây là loại sản phẩm đặc trưng, tinh túy nhất phản ánh vẻ đẹp đặc sắc, có sức hấp dẫn du khách. Sản phẩm cốt lõi giữ vị trí trung tâm, hạt nhân của sản phẩm. Bên cạnh sản phẩm cốt lõi cần phải xây dựng các sản phẩm bổ trợ. Các sản phẩm này có khả năng kết nối với sản phẩm cốt lõi, bổ sung thêm tính đặc thù, đặc sắc của sản phẩm cốt lõi, có điều kiện thuận lợi cho du khách tham gia. Trong sản phẩm bổ trợ, cần xây dựng loại sản phẩm hoàn thiện. Sản phẩm hoàn thiện là những dịch vụ, hàng hóa cung cấp những tính năng, lợi ích vượt quá sự mong đợi của khách hàng, giúp cho sản phẩm đó hấp dẫn hơn các sản phẩm khác.

Ví dụ bên cạnh dịch vụ tắm biển ở đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), còn có sản phẩm trải nghiệm, hướng dẫn khám phá các dải san hô bằng dịch vụ lặn biển, ngắm san hô bằng thuyền đáy kính.

Trước thực trạng và nguyên tắc xây dựng sản phẩm du lịch như vậy, du lịch Việt Nam muốn cất cánh đòi hỏi phải thoát ra cái vẻ đẹp “na ná” của du lịch các cùng miền. Du lịch các địa phương cần căn cứ vào tính riêng của tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên du lịch tự nhiên để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù.

Ở các chương trình này vừa lựa chọn các di tích làm điểm nhấn, vừa khai thác các di sản văn hóa dân gian phi vật thể (lễ hội, phong tục, nghề thủ công, ẩm thực…) tạo thành các sản phẩm bổ trợ. Ví dụ chương trình “Hành trình của các thần linh” sử dụng các chất liệu từ nghi lễ thờ cúng âm hồn, làm mộ gió, thờ cá ông… trở thành những sản phẩm thiêng nhưng mang tính đồ lưu niệm.

Hoặc bổ sung các trải nghiệm về khám phá biển, khám phá san hô, khám phá tri thức dân gian về văn hóa tỏi cùng những sản phẩm mang tính đặc sản của tỏi, của đảo Lý Sơn…

Các chương trình du lịch khác về bãi biển đẹp Mỹ Khê, về cửa biển, cửa sông, các khu chứng tích Sơn Mỹ, khu di tích Sa Huỳnh, các danh thắng núi Ấn, sông Trà… cần gắn với việc khai thác các di sản nghề thủ công, ẩm thực, tri thức dân gian trong sinh hoạt đời thường nhằm tạo thành các sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm văn hóa dân gian của từng vùng ở Quảng Ngãi.

Mặt khác, nghiên cứu một số nghề thủ công được khai thác thành sản phẩm du lịch vừa đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, mua các sản phẩm thủ công, sản phẩm đặc sản với hình thức đồ lưu niệm, hàng đặc sản…

Linh hồn của các sản phẩm du lịch đặc thù là các bài thuyết minh của hướng dẫn viên, các tài liệu giới thiệu về các di sản văn hóa, các địa danh, đặc trưng ẩm thực… Vì vậy các chi hội Văn nghệ dân gian ở các tỉnh nên đăng ký đề tài cấp tỉnh về xây dựng bộ tài liệu làm cẩm nang hướng dẫn viên du lịch.

Mục đích của bộ tài liệu này nhằm cung cấp các kiến thức chuẩn, khoa học cho các hướng dẫn viên, thuyết minh viên ở địa phương và toàn quốc về du lịch địa phương mình. Bộ tài liệu còn được xây dựng thành giáo trình giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng, tập huấn hướng dẫn viên, thuyết minh viên.

Phương thức phát hành của bộ tài liệu có thể xây dựng thành các sách giới thiệu cẩm nang du lịch (dưới dạng sách in và sách điện tử). Hoặc có thể phát hành trên mạng dưới dạng tài liệu hạn chế có trả phí. Như vậy, cẩm nang thuyết minh du lịch không phải là sản phẩm du lịch mà là linh hồn tạo ra sự hấp dẫn của các điểm, tour, tuyến du lịch.

Bản thân của ngành du lịch là ngành kinh tế liên kết tổng hợp. Vì vậy, cần có giải pháp liên kết du lịch hấp dẫn. Bên cạnh việc liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh cần liên kết theo hướng văn hóa “biển và rừng”.

Các yếu tố văn hóa rừng sẽ bổ sung cho sản phẩm du lịch biển và tạo thành tour du lịch liên thông giữa cửa biển với đầu nguồn sông; giữa văn hóa dân gian miền biển với văn hóa dân gian miền rừng.

Như vậy, dựa vào yếu tố văn hóa dân gian để xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù sẽ góp phần cho các địa phương có vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn riêng. Sản phẩm du lịch đặc thù sẽ làm cho du lịch từng vùng cất cánh, vượt qua cái bóng “na ná” của du lịch cả nước.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính chất tổng thể, trong đó có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ nhân dân gian với doanh nghiệp du lịch.

Văn hóa dân gian không chỉ đi tìm các vẻ đẹp cổ xưa, không chỉ bằng lòng ca ngợi cái hay, cái đẹp mà văn hóa dân gian thực sự là nguồn lực để phát triển du lịch. Từ di sản, văn hóa dân gian sẽ trở thành tài sản của du lịch.





Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/van-hoa-dan-gian-tai-san-phat-trien-du-lich-20240702143626926.htm

Cùng chủ đề

Lực lượng vũ trang Quân khu 9 đã và đang giữ vững phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ, sáng 2/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thăm và làm việc với Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9.  Tham dự cuộc làm việc có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ...

Những bức hoạ hình mùa đổ nước

Khi những cơn mưa đầu mùa về trên khắp núi rừng Tây Bắc, cũng là lúc bắt đầu mùa nước đổ trên những thửa ruộng bậc thang của bà con dân tộc vùng cao, khởi đầu một mùa vụ mới duy nhất trong năm ở nơi đây.   Con nước từ thượng nguồn chảy về mang theo tấm áo mới đầy sắc màu, với màu của nắng vàng, của mặt nước như gương soi phản chiếu bầu trời, của mạ non...

“Sen kết nối yêu thương” tri ân những gia đình chính sách tại Hà Nội

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội (Liên hiệp) đã phối hợp với quận Tây Hồ và Quỹ xã hội từ thiện Hành trình xanh tổ chức chương trình “Sen kết nối yêu thương” nhằm thăm hỏi, tặng quà tri ân 42 gia đình chính sách trên địa bàn Thủ đô. Chương trình “Sen kết nối yêu thương”  nhằm tặng quà tri ân và...

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh đứng thứ 2 Bắc Trung Bộ

Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn mức tăng bình quân chung cả nước (cả nước tăng 6,42%), đứng thứ 20 cả nước, thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ (sau Thanh Hóa). Về quy mô kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá hiện hành 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 53.379 tỷ đồng...

Thiếu tướng Đinh Văn Nơi chỉ đạo xác minh ‘taxi dù’ dàn hàng chèn xe trên đường

XEM CLIP: (Clip lan truyền trên mạng xã hội) Ngày 2/7, trao đổi với PV VietNamNet, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã nhận được thông tin vụ việc nhóm 3 phương tiện nghi là "taxi dù" dàn hàng ngang trên quốc lộ 18 để chặn đầu một taxi khác sau khi xe này đón khách. Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cũng cho biết đã chỉ đạo đơn vị quản lý lĩnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thanh Hóa: Thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông

Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” được đánh giá là cuộc “cách mạng” thay đổi nhận thức của đại đa số đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh. Để nếp sống văn hóa trong tang lễ trở thành nề nếp, tập quán bền vững, ngày...

Lành mạnh môi trường kinh doanh du lịch

Hiện là cao điểm du lịch hè, hầu hết các ngày trong tuần Quảng Ninh thu hút đông du khách du đến tham quan, nghỉ dưỡng. Các ngành chức năng và địa phương trong tỉnh đang siết chặt công tác kiểm soát thị trường, đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch văn minh, lành mạnh, mang đến sự hài lòng cho...

Quy hoạch Khu Du lịch sinh thái Ba Vòi trở thành điểm đến hấp dẫn

Đồ án Quy hoạch khu du lịch sinh thái thác Ba Vòi có quy mô 120ha vừa được phê duyệt với mục tiêu trở thành khu du lịch sinh thái mạo hiểm, nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên và du lịch cộng đồng. ...

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng giải trình, làm rõ ý kiến ĐBQH về Chương trình MTQG phát triển văn hóa

Tiếp theo chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 19/6, Quốc hội đã tiến hành thảo luận hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Sau khi lắng nghe các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã giải trình, tiếp thu, làm...

Tập huấn triển khai văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hóa cơ sở

Sáng 19.6, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Sở VHTT Bình Định tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hóa cơ sở. ...

Bài đọc nhiều

Trao Quyết định bổ nhiệm đồng chí Trương Thanh Hoài giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương

Tham dự lễ bổ nhiệm, về phía Bộ Công Thương còn có Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công Thương.Đồng chí Trương Thanh Hoài được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương từ ngày 21/6/2024 tại Quyết định số 555/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, quyết định có hiệu lực...

Sản xuất công nghiệp quý II tăng trưởng tích cực hơn quý I/2024

(MPI) – Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp quý II tăng trưởng tích cực hơn quý I/2024, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 8,55% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,67%. ...

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

(MPI) - Sản xuất nông nghiệp sáu tháng đầu năm 2024 duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Lúa đông xuân năm nay được mùa, được giá; cây ăn quả tăng cả về diện tích và sản lượng do nhu cầu xuất khẩu tăng cao. Chăn nuôi phát triển ổn định với sản lượng thịt lợn và gia cầm xuất chuồng tăng khá, dịch bệnh được kiểm soát. Diện...

GDP quý II/2024 tăng khá, thể hiện rõ xu hướng phục hồi của nền kinh tế

(MPI) – Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2024 do Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 29/6/2024, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng khá, thể hiện rõ xu hướng phục hồi của nền kinh tế với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc

(MPI) – Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck từ ngày 30/6 - 3/7. Chiều 30/6, tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc. ...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Phái Đoàn Hội đồng Kinh doanh châu Âu – ASEAN

Chuyến công tác của Phái đoàn doanh nghiệp EU-ABC là hoạt động thường niên do EU-ABC và EuroCham phối hợp tổ chức tại một số quốc gia ASEAN, nhằm thúc đẩy hoạt thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu tại khu vực Đông Nam Á.Tham gia buổi tiếp có Lãnh đạo các Vụ: Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Chính sách thương mại đa biên, Tiết kiệm năng lượng & Phát triển bền...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Đại diện tổ bầu cử số 6, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, ông Phạm Đức Ấn - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam báo cáo nhanh kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5 và bế mạc vào ngày 27/6, th 2 đợt: đợt 1 từ ngày...

Thúc đẩy xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới

Sự kiện do Amazon Global Selling phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tổ chức, được bảo trợ bởi Bộ Công Thương và Bộ Thông tin & Truyền thông, với sự tham dự của đại diện đến từ Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số - thuộc Bộ Công thương, Vụ Kinh tế số và Xã hội số - thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các hiệp...

Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng

(MPI) - Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng quý II/2024 tốt hơn quý I/2024 với 26,4% doanh nghiệp nhận định thuận lợi hơn; 42,9% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định và 30,7% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn. Dự báo quý III/2024 so với quý II/2024, các doanh nghiệp xây dựng nhận định tốt lên với 28,8% doanh nghiệp dự báo thuận lợi hơn; 43,1% nhận định giữ ổn định...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo một số tập …

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Nghiêm Giới Hoà, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Trang Nghiêm và các lãnh đạo Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương.Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương là doanh nghiệp tư nhân hàng đầu thế giới trong nghành công trình và xây dựng. Năm 2023, Thái Bình Dương đạt doanh thu 79,478 tỷ USD, lợi nhuận 5,188 tỷ USD. Tại Việt...

Mới nhất

Chủ tịch HĐQT Trường quốc tế Mỹ nói về lý do bị đình chỉ?

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường AISVN cho biết, quyết định của Sở GD&ĐT nêu rõ lý do đình chỉ là vì cho đến nay trường không đảm bảo điều...

Sắp xuất hiện 4 hiện tượng thiên văn kì thú tại Việt Nam trong tháng 7

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), trong tháng 7.2024, người yêu thiên văn có thể quan sát 4 hiện tượng kì thú trên bầu trời.Trăng mới ngày 5.7Mặt Trăng sẽ nằm ở cùng phía với mặt trời so với trái đất và sẽ không thể nhìn thấy trên bầu trời đêm. Giai đoạn này xuất hiện lúc...

Trường ĐH Nha Trang công bố điểm chuẩn học bạ, đánh giá năng lực

Theo đó, điểm chuẩn của Trường ĐH Nha Trang như sau:  Trường ĐH Nha Trang quy định, đối với phương thức xét tuyển học bạ điểm từng môn học trong tổ hợp xét tuyển là điểm trung bình chung 6 học kỳ của môn học đó ở cấp THPT. Điểm điều kiện tiếng Anh là điểm trung bình chung...

AIIB đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do SeABank phát hành

Ngày 1/7/2024, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) triển khai gói đầu tư trị giá 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phát hành. AIIB là ngân hàng phát triển đa phương được thành lập bởi hơn 50 nước thành viên sáng lập trong và ngoài khu...

Mới nhất