Trang chủChính trịChủ quyềnVận hành liên hồ chứa: An dân khi mùa

Vận hành liên hồ chứa: An dân khi mùa


Thực tế từ các địa phương có nhiều công trình thủy điện cho thấy tính phức tạp trong công tác vận hành và điều tiết hồ thủy điện. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Ngô Mạnh Hà – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước để hiểu rõ thêm vấn đề này.

z4277763374596_8abbeb7e5c261490c0c9a63f212cd342.jpg
ông Ngô Mạnh Hà – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước

PV: Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông, ông đánh giá như thế nào về công tác điều tiết nước trong thời gian qua? Sự phối hợp chặt chẽ, chủ động của các địa phương, các chủ hồ trong việc tuân thủ các quy tắc điều tiết vận hành ở các thủy điện lớn, nhỏ trên các địa bàn ra sao, thưa ông?

Ông Ngô Mạnh Hà: Có thể nói, việc vận hành theo quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông trong thời gian qua đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại do mưa, lũ gây ra đối với khu vực hạ du các lưu vực sông lớn và cấp nước an toàn phục vụ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt ở hạ du.

Điển hình, trong đợt mưa lũ lịch sử năm 2020 và các đợt mưa lũ năm 2021, 2022 vừa qua, cả nước có 11 lưu vực sông vận hành điều tiết theo quy trình liên hồ, với tổng số 134 hồ chứa phải vận hành điều tiết theo quy định của quy trình liên hồ, tham gia cắt, giảm lũ cho hạ du rất hiệu quả, giảm ngập lụt đáng kể cho hạ du các lưu vực sông cụ thể: cắt giảm đỉnh lũ từ 30 – 98% tùy từng cơn lũ, cắt giảm tổng lượng lũ từ 30 – 80% tổng lượng lũ (một số cơn lũ cắt được 85 – 92%).

Bộ TN&MT đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông lớn, quan trọng gồm sông: Hồng, Mã, Cả, Hương, Vu Gia – Thu Bồn, Trà Khúc, Kôn – Hà Thành, Sê San, Srepok và Đồng Nai. Khoảng 134 hồ chứa, đập dâng trên 11 lưu vực sông đã được điều tiết, vận hành theo cơ chế liên hồ với nguyên tắc ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn công trình, cắt, giảm lũ cho hạ du trong mùa lũ, ưu tiên duy trì dòng chảy tối thiểu, cấp nước hạ du phục vụ hoạt động sản xuất và dân sinh trong mùa cạn.

Hay trong mùa cạn, trong một số năm, lượng nước tích được đầu mùa cạn của nhiều hồ chứa là khá nhỏ, chỉ từ 40 – 75% tùy từng hồ, đặc biệt có hồ chứa chỉ tích được khoảng 20%, các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ cũng chỉ tích được 40 – 80%. Bộ TN&MT đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để đôn đốc, thống nhất các phương án vận hành nhằm điều chỉnh giảm lưu lượng xả trong các tháng mùa cạn hoặc cắt giảm diện tích sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thiếu hụt nguồn nước. Vì vậy, mặc dù lưu lượng đến các hồ chứa là rất nhỏ, nhưng vẫn cân đối đủ nguồn nước cấp cho hạ du trong cả mùa cạn.

Cùng với đó, thời gian qua, các địa phương đã thể hiện rõ được vai trò chủ động trong việc vận hành các hồ chứa nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc cắt, giảm lũ và cấp nước an toàn cho khu vực hạ du các lưu vực sông. Cụ thể, để đảm bảo hiệu quả trong việc vận hành các hồ chứa đảm bảo theo quy định, đặc biệt là tính tức thời khi xảy ra mưa lũ, hạn hán thiếu nước, các địa phương đã lập nhóm thường trực (thành phần gồm có Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, xã khu vực hạ lưu các hồ chứa và đơn vị quản lý vận hành các hồ chứa) cập nhật thường xuyên, liên tục thông tin, số liệu vận hành, số liệu quan trắc khí tượng thủy văn, tình hình mực nước khu vực hạ du.

Trên cơ sở đó, phương án chỉ đạo, vận hành các hồ chứa sẽ được gửi trực tiếp, tức thời đến các đơn vị quản lý vận hành hồ chứa đảm bảo hiệu quả tối đa trong công tác chỉ đạo điều hành và vận hành.

PV: Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được như giúp cắt, giảm lũ cho hạ du vào mùa lũ và điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa cạn, theo ông, việc vận hành liên hồ chứa tại các địa phương hiện nay có gặp khó khăn, vướng mắc gì?

Ông Ngô Mạnh Hà: Thực tế cho thấy, việc thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa đã phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống thiên tai, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số yếu kém, bất cập cần khẩn trương khắc phục. Ðầu tiên là hiệu quả trong công tác phối hợp còn chưa cao, một số địa phương vẫn còn lúng túng trong công tác chỉ đạo, điều hành các hồ chứa.

kiem-tra-3.jpg
Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Vấn đề chia sẻ thông tin, dữ liệu vận hành, khí tượng – thủy văn, giữa các địa phương còn chưa hiệu quả. Năng lực các hồ khu vực miền Trung, Tây Nguyên còn hạn chế, chỉ có thể cắt, giảm lũ cho các địa phương ở khu vực hạ du chịu ảnh hưởng bởi sự điều tiết của các hồ mà không thể giải quyết được toàn bộ các vấn đề lũ lụt phía hạ du trên toàn bộ lưu vực sông. Ngoài ra, trên các lưu vực hiện nay còn có hàng nghìn công trình hồ chứa thủy lợi đơn mục tiêu khác, ít công trình có cửa van điều tiết cho nên khả năng điều tiết lũ là rất hạn chế so với tổng lượng lũ trên lưu vực.

PV: Để vận hành liên hồ chứa đảm bảo phù hợp, hiệu quả, khắc phục những bất cập tồn tại, trong thời gian tới, Cục Quản lý tài nguyên nước có đề xuất giải pháp gì trong vận hành liên hồ chứa, thưa ông?

Ông Ngô Mạnh Hà: Để gia tăng hiệu quả trong vận hành liên hồ chứa, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ ra quyết định vận hành các hồ chứa theo quy định của các Quy trình vận hành liên hồ chứa, Cục Quản lý tài nguyên nước đã tham mưu, đề xuất một số nội dung trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Cụ thể, Cục đã đề xuất cần có cơ chế chính sách quy định các điều kiện để vận hành linh hoạt, hướng tới vận hành các hồ chứa tiệm cận theo thời gian thực, xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định để điều hành, vận hành các hồ chứa; Thiết lập mối liên hệ giữa hệ thống điều hành việc vận hành liên hồ chứa với bộ công cụ phục vụ phân phối điều hòa nguồn nước trên các lưu vực sông theo thời gian thực. Đồng thời, bổ sung quy định vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức lưu vực sông trong việc giám sát, điều hành việc vận hành liên hồ chứa nói riêng và việc phân phối, điều hòa tài nguyên nước trên lưu vực sông nói chung.

Hy vọng khi Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với quy định quan trọng về quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông được sửa đổi sẽ khắc phục được những tồn tại hạn chế, góp phần vào việc phòng, chống lũ và giữ gìn an toàn hồ đập để người dân hạ du không còn phải chịu cảnh lũ hoành hành và “khát” nước mỗi khi hạ về.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Người mẹ khóc ngất bên thi thể 2 con đuối nước ngay trong sân nhà

(Dân trí) - Tỉnh dậy không thấy con đâu, chị T. vội đi tìm thì đau đớn phát hiện 2 con trai sinh đôi của mình tử vong trước sân nhà. Chị Nguyễn Thị Tưởng (SN 1992), trú thôn Vinh Quang, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) vừa mất cùng lúc 2 con vì mưa lũ. Các con của chị Tưởng là cháu V.V.Q. và V.V.T. (cùng SN 2022).Khoảng 5h ngày 31/10, khi thức dậy, chị Tưởng không...

Chiến sỹ biên phòng cắt lũ, cõng bệnh nhân đi cấp cứu trong đêm

(Dân trí) - Nhận tin báo có bệnh nhân cần chuyển tuyến gấp, lực lượng biên phòng tại Quảng Bình đã dùng ca nô, tiến vào vùng lũ để đưa bệnh nhân ra ngoài. Ngày 31/10, Thiếu tá Võ Doãn Dũng, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ngư Thủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình, cho biết tổ công tác của đơn vị vừa hỗ trợ đưa một bệnh nhân ở vùng "rốn lũ" Lệ Thủy (Quảng...

Những đám tang trong lũ, dùng thuyền chở quan tài đi an táng

(Dân trí) - Không may có người thân qua đời đúng lúc lũ lên, người dân tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) phải dùng thuyền chở quan tài đi an táng. Chiều 30/10, tại "rốn lũ" Lệ Thủy (Quảng Bình), nước đã rút, tuy nhiên hàng ngàn căn nhà vẫn còn bị ngập, chia cắt. Trên tuyến đường dẫn vào trung tâm huyện này, các phương tiện chưa thể lưu thông, người dân phải dùng thuyền để đi lại.Ở huyện...

Lũ sông Buông lên nhanh, hơn 3.000 học sinh ở Đồng Nai nghỉ học

(Dân trí) - Hơn 3.000 học sinh ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) phải nghỉ học do lũ sông Buông bất ngờ dâng cao trong đêm, gây ngập các trường học, đường giao thông và nhiều khu dân cư. Ngày 29/10, ông Võ Văn Minh, Trưởng phòng Giáo dục TP Biên Hòa (Đồng Nai), cho biết, lũ sông Buông dâng cao và gây ngập ở nhiều khu dân cư từ 0,6 đến 0,8m khiến toàn bộ các phòng học trường...

Đường sắt tiếp tục chạy tàu, chuyển tải hành khách qua Quảng Trị

Đường sắt tiếp tục chạy tàu, tổ chức chuyển tải hành khách qua khu vực bị hư hỏng ở Quảng Trị do ảnh hưởng bão số 6. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội “chốt” chỉ tiêu GDP năm 2025 khoảng 6,5-7,0%

Theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%... ...

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ...

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo Tài nguyên và Môi trường Trân trọng giới thiệu...

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

(TN&MT) - Chiều 12/11, để làm rõ hơn một số nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giải đáp thêm các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. ...

Điều động, bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TN&MT

Chiều 12/11, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT về điều động, bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến, Chánh Văn phòng Bộ TN&MT giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TN&MT. ...

Cần đổi mới, tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, để báo chí phát triển, thời gian tới, cần hoàn thiện Luật Báo chí và các luật có liên quan. Đồng thời, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. ...

Bài đọc nhiều

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, trừ các loại khoáng sản dầu khí, than đá, than bùn, quặng phóng xạ (urani, thori, ...) khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ...

Hai anh em sinh đôi cùng lên đường nhập ngũ

Được biết bố của Thành và Đạt mắc bệnh hiểm nghèo, đã qua đời cách đây gần 2 năm. Người mẹ là bà Nguyễn Thị Anh lam lũ với mấy sào ruộng, vườn rau. Dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn nhưng gia đình bà Anh luôn gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng,...

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam cho rằng quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, bao gồm quyền tự do hàng hải và quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế, phù hợp...

Cùng chuyên mục

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Mới nhất

giảm xuống mức thấp nhất

Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đã giảm 2% xuống còn 9.141 USD/tấn, sau khi chạm mức yếu nhất kể từ ngày 11/9 là 9.115 USD. Các nguồn tin cho biết, Tổng thông Mỹ Donald Trump dự kiến ​​sẽ chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio làm ngoại trưởng, có thể nói là...

Lý giải nguyên nhân giá tiêu đồng loạt giảm mạnh?

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 13/11/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 13/11 thế nào? Giá tiêu hôm nay ngày 13/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ giảm mạnh 2.000 - 2.200 đồng/kg ở phần lớn các...

Giá vàng hôm nay, 13-11: Tiếp tục giảm mạnh

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay vẫn trên đà lao xuống khi đồng USD tăng giá rất mạnh, lãi suất trái phiếu Mỹ đi lên. ...

Để chiếm lại top đầu, ngành 40 tỷ USD của Việt Nam nhìn bài học từ Bangladesh

Chỉ sau 2 năm, Bangladesh đã bứt phá lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may. Muốn tồn tại và chiếm vị trí top đầu, ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD dứt khoát phải có sự đầu tư, hy sinh cho sản xuất xanh. Bài học từ Bangladesh Thực tế...

Thị trường âm nhạc TP HCM dần trở lại thời đỉnh cao

Tại Nhà hát Hòa Bình, sô diễn của ca sĩ Uyên Linh "The Vocalist" (tối 9-11) chật kín khán giả. ...

Mới nhất