Trang chủNewsNhân quyềnVấn đề con người trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN...

Vấn đề con người trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 (kỳ 1)


Lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN đã đưa ra một tầm nhìn dài hạn dài hạn nhất cho tương lai phát triển của khối – Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045.

Trong Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 (từ ngày 5-7/9/2023), ASEAN đã công bố văn kiện quan trọng đó là Tuyên bố Hòa hợp ASEAN IV. Đây là sáng kiến của Chủ tịch ASEAN Indonesia năm 2023, đóng vai trò là nền tảng cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2045, giúp củng cố ASEAN để giải quyết các thách thức khác nhau trong tương lai. Đây là lần đầu tiên ASEAN có một tầm nhìn mang tính chiến lược dài hạn. Cho dù tương lai phải đối diện với những thách thức to lớn nhưng ASEAN vẫn cần bám sát tinh thần cốt lõi “lấy người dân làm trung tâm, mục tiêu, động lực” của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đến năm 2045.

Sáng 5/9, tại Jakarta, Indonesia, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng đoàn các nước ASEAN tham dự Lễ khai mạc và Phiên toàn thể Cấp cao ASEAN-43. (Ảnh: Anh Sơn)
Tuyên bố Hòa hợp ASEAN IV được xem là thành tựu chính của Hội nghị cấp cao ASEAN 43 tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: Anh Sơn)

Nỗ lực hoạch định tương lai

Từ khi ASEAN được thành lập, Tuyên bố Bangkok đã khẳng định các mục tiêu chính của khối là “thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc tôn trọng công lý và pháp quyền” và “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua nỗ lực chung”. Liệu ASEAN có hoàn thành được những mục tiêu này hay không còn tùy thuộc vào nhận thức và năng lực hành động của khối. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các siêu cường hiện nay, việc chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những hậu quả bất ngờ và không lường trước sẽ là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo ASEAN. ASEAN vẫn là một chiếc cốc đã “nửa đầy” chứ không phải một chiếc cốc “nửa vơi”, đó là ý tưởng đầu tiên mà Lực lượng đặc nhiệm cấp cao về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, đang cố gắng thực hiện.

Nhìn lại, ASEAN đã đi được một chặng đường dài trong việc hoạch định cho tương lai. Trước khi các nhà lãnh đạo ASEAN thống nhất thành lập nhóm đặc nhiệm chuẩn bị cho tầm nhìn xa hơn 2025, khối đã có Tầm nhìn ASEAN 2020, được thống nhất từ năm 1997 với mục tiêu “ASEAN là một khối hòa hợp của các quốc gia Đông Nam Á, hướng ngoại, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn kết với nhau trong quan hệ đối tác phát triển năng động và một cộng đồng xã hội quan tâm”.

Trong 23 năm qua, ba cột mốc quan trọng đã được hoàn thành. Năm 2003, tại Hội nghị cấp cao Bali, Thỏa thuận Bali II quy định, Cộng đồng ASEAN được thành lập bao gồm ba lĩnh vực hợp tác – chính trị và an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội. Để tiến xa hơn, ASEAN đã nhất trí vào năm 2007 về việc thiết lập khuôn khổ pháp lý và thể chế cho ASEAN. Kết quả là Hiến chương ASEAN được thi hành từ tháng 12/2008. Năm 2015, các nhà lãnh đạo ASEAN nhận thấy Cộng đồng ASEAN là “gắn kết về chính trị, hội nhập kinh tế và có trách nhiệm xã hội” để đối mặt với những thách thức và cơ hội trong tương lai. Với vị thế và ảnh hưởng quốc tế ngày càng tăng của nhóm, tầm nhìn của ASEAN vào năm 2025 là phát huy vai trò trung tâm của ASEAN để bảo đảm cộng đồng sẽ duy trì hòa bình, ổn định, sôi động, kiên cường và bền vững.

Quan trọng và kiên cường hơn

Vấn đề đặt ra là ASEAN sẽ định hình như thế nào vào năm 2045. Nhóm đặc nhiệm cấp cao về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 (HLTF-ACV) được thành lập vào năm 2022, có thời gian đến tháng 12/2025 để đưa ra tầm nhìn. HLTF-ACV gồm 20 thành viên (mỗi quốc gia có hai thành viên) được giao trách nhiệm cụ thể để xây dựng tầm nhìn sau năm 2025 cho Cộng đồng ASEAN.

Liên quan đến nội dung tương lai của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2045, kỳ họp lần thứ 7 cũng thảo luận những xu hướng quan trọng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Cộng đồng ASEAN trong 20 năm tới. Những xu hướng này bao gồm địa chính trị, an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, chuyển đổi kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và đại dịch, cùng nhiều xu hướng khác. Theo đó, Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 sẽ được kéo dài thêm 10 năm từ 2035 đến 2045. Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn công bố tầm nhìn 20 năm (với đánh giá giữa kỳ vào năm 2035) tại Bangkok vào tháng 3/2023. HLTF-ACV đã đưa ra quyết định trên tại cuộc họp lần thứ 7 tổ chức tại Belitung, Indonesia, từ ngày 19-20/3/2023.

Điều này đánh dấu lần đầu tiên tổ chức 56 tuổi này đưa ra một tầm nhìn dài hạn khác thường vào thời điểm quan trọng của tình trạng hỗn loạn địa chính trị và địa kinh tế toàn cầu. Các nước ASEAN đã nhấn mạnh rằng năm 2045 sẽ là thời điểm mới để tìm ra cách làm cho ASEAN trở nên quan trọng và kiên cường hơn. Từ nay đến năm 2025, lực lượng đặc nhiệm sẽ phải tìm câu trả lời làm thế nào để phát triển Tầm nhìn không chỉ bảo đảm vai trò của ASEAN trong bối cảnh địa chính trị trong 20 năm tới mà còn bảo đảm khả năng phục hồi trong nước và quốc tế của ASEAN vào thời điểm khối này sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản hay Ấn Độ hay không?

Cộng đồng ASEAN. (Nguồn: ERIA)
Tầm nhìn ASEAN năm 2045 có thể bao gồm những thách thức liên thế hệ mới mà các thế hệ khác nhau sẽ phải liên tục giải quyết trong cộng đồng ASEAN. (Nguồn: ERIA)

Nhiều việc cần phải làm

Tuy nhiên, còn rất nhiều việc cần phải làm để bảo đảm rằng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 mới, hiện có hiệu lực đến năm 2045, phù hợp với nguyện vọng chung của khoảng 672 công dân ASEAN. Sẽ có đánh giá giữa kỳ về tầm nhìn của 10 năm đầu tiên vào năm 2035. Lực lượng đặc nhiệm đã đệ trình danh sách các yếu tố cốt lõi của Tầm nhìn sau năm 2025 của Cộng đồng ASEAN lên các nhà lãnh đạo ASEAN. Trong ba năm tới, Tầm nhìn ASEAN vào năm 2045 sẽ được xây dựng và hoàn thiện. Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng khuyến nghị các nhà soạn thảo cần cân bằng giữa chủ nghĩa thực dụng và tham vọng để ASEAN ổn định, tiến bộ và giữ đúng bản sắc của mình.

Những xu hướng lớn được Nhóm đặc trách cấp cao đề cập bao gồm: hiệu ứng dây chuyền từ những thay đổi địa chính trị, khủng hoảng năng lượng và an ninh lương thực; trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số và an ninh mạng. Ngoài ra, thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức do đại dịch và thiên tai gây ra. Tầm nhìn ASEAN năm 2045 có thể bao gồm những thách thức liên thế hệ mới mà các thế hệ khác nhau sẽ phải liên tục giải quyết trong cộng đồng ASEAN.

Để phù hợp trong thế giới tương lai phân cực hơn, ASEAN phải cùng nhau hành động và củng cố vai trò trung tâm của khối để duy trì vai trò chủ chốt toàn cầu. Cho đến nay, một số từ khóa đã xuất hiện trong dự thảo Tầm nhìn ASEAN, trong đó sẽ bao gồm các ưu tiên của ASEAN – Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, sự cạnh tranh lớn ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, gián đoạn kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo…

(còn tiếp)


* Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

** Học viện An ninh nhân dân





Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 gắn kết để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của Người đứng đầu Chính phủ/Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập”.Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone – Chủ tịch Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Mới nhất

Tước vương miện hoa hậu Panama sau khi bị loại khỏi Miss Universe 2024

Tổ chức Miss Universe Panama vừa thông báo tước bỏ ngôi vị hoa hậu của Italy Mora, sau khi cô bất ngờ bị loại khỏi cuộc thi Miss Universe ở Mexico vì vi phạm quy chế. Theo Hola!, quyết định này được đưa ra sau khi Italy Mora liên tục vi phạm hợp đồng với Tổ chức Hoa hậu Panama. "Việc...

Phong tỏa DN huy động vốn trả lãi 50%: Nợ hơn 7.500 người, gốc hơn 3.700 tỷ đồng

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Công ty GFDI ở Đà Nẵng mất khả năng chi trả cho 7.541 khách hàng với tổng số tiền dư nợ gốc hơn 3.700 tỷ đồng. Chiều 8/11, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Đà Nẵng đã thông báo thông tin liên quan đến vụ việc tại Công ty TNHH...

Phà qua sông bị hỏng, dân xã đảo chật vật vào đất liền

Chiếc phà sắt duy nhất để đi vào đất liền bị hỏng khiến hàng nghìn người dân xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) chật vật di chuyển bằng ghe máy. ...

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội. Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia (MITI) đã có thông báo khởi xướng điều tra...

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam - Philippines, nhất là trong lĩnh vực thương mại gạo. Ngày 8/11, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, thực hiện chương trình công tác và xúc tiến thương mại quốc...

Mới nhất