Đây là nội dung được đề cập trong “Hội thảo TrueConf về Hội nghị truyền hình bảo mật và cộng tác” do CTCP Thông tin Hapro (HaproInfo) phối hợp với hãng TrueConf – phần mềm Hội nghị truyền hình số 1 của Nga tổ chức ngày 10/9 tại Hà Nội.
Hội thảo, với sự tham dự của ông Lev Yakupov – Giám đốc Tiếp thị TrueConf; ông Rudolf Kotler – Giám đốc Phát triển Kinh doanh TrueConf và ông Bùi Minh Tuấn – Công ty Cổ phần Thông tin Hapro (HaproInfo) là sự kiện công nghệ nhằm cung cấp thông tin về sự quan trọng của an ninh giao tiếp doanh nghiệp và các giải pháp tự lưu trữ độc lập cho các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ có quy mô mọi lớn nhỏ.
Toàn cảnh “Hội thảo TrueConf về Hội nghị truyền hình bảo mật và cộng tác” |
Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Minh Tuấn – Giám đốc HaproInfo, cho biết khách hàng chủ yếu của TrueCont là các tổ chức nhà nước như các UBND, các Sở, ban, ngành địa phương, đặc biệt là khối giáo dục, các bệnh viện, trường học, cơ quan nhà nước mà yêu cầu tính bảo mật cao.
“Về thị trường, trước đây, khách hàng chủ yếu của TrueConf là các doanh nghiệp lớn, các cơ quan của Chính phủ. Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 xảy ra, thị trường truyền hình có một bước phát triển rất đột phá.
Hiện nay, làm việc trực tuyến không chỉ phổ biến đối với các doanh nghiệp lớn nữa mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang sử dụng hàng ngày. Vì thế, các công ty công nghệ lớn chuyển hướng sang nhóm đối tượng này. Chính sự phát triển nhanh chóng đã tạo ra thách thức về bảo mật và an toàn thông tin. Với khách hàng có yêu cầu cao về bảo mật và chia sẻ dữ liệu thì có rất ít các giải pháp để triển khai.
Một vấn đề nữa là các khách hàng đã triển khai các hệ thống hội nghị truyền hình đang gặp rất nhiều khó khăn về công tác bảo trì. Chính vì vậy, TrueConf tổ chức hội thảo để chia sẻ những nhận thức về rủi ro và các cách để bảo đảm an toàn thông tin và những giải pháp để xây dựng được hệ thống hội nghị truyền hình riêng cho tổ chức của mình. Ngoài ra có những giải pháp để có thể tận dụng được kết nối của hạ tầng triển khai trước đó.” ông Tuấn cho biết.
Ông Bùi Minh Tuấn – Giám đốc HaproInfo phát biểu tại Hội nghị. |
Chia sẻ với khách hàng về tầm quan trọng của “Hội nghị truyền hình bảo mật năm 2024”, Ông Rudolf Kotler – Giám đốc Phát triển Kinh doanh TrueConf cho biết: “Thông thường chúng ta sẽ gửi link cho nhau để tham gia vào một cuộc họp. Hôm nay chúng ta sẽ bàn là làm thế nào để tạo cách thức an toàn hơn để chúng ta có thể tổ chức, mời người tham gia vào cuộc họp. Chúng ta sử dụng PIN, nó sẽ cung cấp sự bảo mật cao hơn so với link thông thường. Với link chỉ cần click vào là đã tham gia được nhưng với PIN sẽ cần các chế độ bảo mật khác để tham gia vào cuộc họp. Với Zoom Boming thì khi tổ chức một cuộc họp thì nếu như một bên thứ 3 có được link của mình thì có thể truy cập được vào cuộc họp đó.
Với TrueConf, chúng ta sẽ thấy phần ưu việt hơn đó là có thể thay được ID hội nghị đó, thậm chí còn có thể thay đổi PIN như một mật mã ngay cả khi hội nghị đó đã được diễn ra rồi. Người chủ trì hội nghị hoàn toàn làm được việc này. Một cách nữa để có thể đảm bảo bảo mật là khóa cuộc họp. Nếu như không muốn bất cứ ai có thể tham gia cuộc họp đó thì có thể sử dụng tính năng khóa để đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối. Thêm nữa là hoàn toàn có thể quyết định được những người tham gia cuộc họp đó có thể thực hiện được tính năng gì.”
Ông Rudolf Kotler – Giám đốc Phát triển Kinh doanh TrueConf phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu tại hội thảo, ông Lev Yakupov – Giám đốc tiếp thị của TrueConf, đã tham gia một phiên thảo luận tập trung vào sự hợp tác do AI hỗ trợ và bảo mật truyền thông kỹ thuật số. Trong bài phát biểu, ông đã cung cấp thông tin tóm tắt về các rủi ro liên quan đến các giải pháp đám mây cho truyền thông doanh nghiệp và đưa ra lời khuyên thực tế về việc xây dựng các hệ thống truyền thông an toàn cho các tổ chức có yêu cầu bảo mật và chủ quyền kỹ thuật số độc đáo.
Nguồn: https://baoquocte.vn/van-de-bao-mat-va-luu-tru-trong-cac-cuoc-hop-truc-tuyen-285830.html