Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVẫn chưa chọn được ngành học, làm sao?

Vẫn chưa chọn được ngành học, làm sao?


Vẫn chưa chọn được ngành học, làm sao?- Ảnh 1.

Thí sinh đến nghe tư vấn tại Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024 tại TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo chuyên gia, phần lớn do thí sinh chưa hiểu rõ về ngành nghề và thậm chí không hiểu được chính mình nên cứ loay hoay trong việc chọn ngành và đổ xô vào ngành “hot”.

Thay đổi sau một đêm

Thí sinh Đăng Khôi (Vĩnh Long) đã đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm ngành công nghệ thông tin của một trường đại học ở TP.HCM nhưng mấy tuần qua vẫn thấy bối rối, chưa biết chốt nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.

Khôi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 với bài thi khoa học xã hội và điểm thành phần mỗi môn tương đối cao. Thực tế sức học của Khôi ở các môn khoa học tự nhiên không tệ, nhưng bạn vẫn không tự tin lựa chọn bài thi này để thi.

“Em nghe nhiều người bảo chọn ngành công nghệ thông tin sẽ có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao nên đã đăng ký xét tuyển sớm và đủ điều kiện trúng tuyển ngành này. Nhưng em cảm thấy rất lo vì thực sự bản thân không biết nhiều về công nghệ và cũng không đam mê ngành này. Điểm thi khối C00 đạt hơn 25 điểm, nhiều bạn khuyên em chọn ngành báo chí hoặc truyền thông đa phương tiện”, Khôi chia sẻ.

Do vậy, thí sinh này dự định đăng ký nguyện vọng theo thứ tự: truyền thông đa phương tiện, báo chí, công tác xã hội, quản lý nhà nước, công nghệ thông tin (đã trúng tuyển sớm). Nhưng do vẫn còn lăn tăn vì thực sự chưa hiểu rõ về ngành học nên Khôi đã liên hệ chuyên gia tư vấn tuyển sinh.

“Đi dự Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024 ở Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) ngày 20-7, em được các thầy tư vấn. Sau một đêm suy nghĩ kỹ, em đã thay đổi hoàn toàn nguyện vọng xét tuyển dự kiến.

Nhận thấy mình phù hợp với ngành luật nên em ưu tiên chọn ngành này vào Trường ĐH Cần Thơ và rất hy vọng sẽ đậu. Trước giờ do thấy vẻ hào nhoáng của ngành báo chí – truyền thông nên em cứ muốn lao vào, trong khi thực sự chưa hiểu rõ”…

Đổ xô vào ngành “hot”

Đến mỗi mùa tuyển sinh đại học, thí sinh đều muốn chọn ngành “hot” để đăng ký xét tuyển, chấp nhận rủi ro cao, rớt hoặc khi vào học lại nhận thấy không phù hợp. Những ngành học được cho là “hot” những năm gần đây luôn thu hút đông đảo thí sinh gồm y dược, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, ô tô, du lịch, báo chí, truyền thông đa phương tiện, tâm lý, sư phạm tiếng Anh, quan hệ quốc tế, tài chính ngân hàng, kinh doanh quốc tế…

Những ngành học này liên tục nhiều năm qua đều có điểm chuẩn rất cao ở các trường, có ngành 29-30 điểm. Trong khi trên thực tế, với nhiều ngành khó tuyển, xã hội vẫn có nhu cầu nhân lực nhưng học sinh lại không muốn theo học nên có ngành chỉ vài thí sinh trúng tuyển. Lý giải về việc này, theo chuyên gia, do phần lớn học sinh và phụ huynh hiểu sai về ngành nghề.

GS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, phó giám đốc Đại học Kinh tế TP.HCM, nhận định: “Rất nhiều học sinh nghĩ rằng muốn làm việc trong một lĩnh vực ngành nghề nào đó thì phải chọn học ngành đó.

Điều đáng nói không chỉ học sinh mà ngay cả không ít phụ huynh cũng nghĩ như vậy nên thường định hướng và muốn con mình vào ngành “hot”. Tuy nhiên, hiểu như vậy là không chính xác vì một lĩnh vực nghề nghiệp cần nhân lực của nhiều ngành khác nhau. Bên cạnh đó, không ít học sinh chưa xác định rõ sở thích và năng lực bản thân nên nhiều lúng túng trong chọn ngành học”.

ThS Nguyễn Thái Châu, giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường đại học Tài chính – Marketing, cũng cho rằng việc chọn ngành học của thí sinh nhiều năm gần đây khá “thực dụng”.

“Ngành hot, nghề mốt, ra trường lương cao, cơ hội làm việc lớn, môi trường hấp dẫn luôn là những thông tin khiến thí sinh đổ xô theo học. Tôi cho rằng hiện nay học sinh sau khi tốt nghiệp THPT phần lớn chọn nghề chưa thật phù hợp vì chưa có thông tin đầy đủ và chính xác về nghề, trong khi bản thân chưa hiểu hết khả năng và tố chất của mình”, thầy Châu nói.

Cân nhắc kỹ giữa đam mê và năng lực

TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay ngành báo chí nhiều năm qua luôn nằm trong số ngành có điểm trúng tuyển cao nhất của trường do sự hào nhoáng của nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, ngành truyền thông đa phương tiện cũng đang trở thành ngành “hot” thu hút đông đảo thí sinh và năm nay ngành này điểm chuẩn cao nhất ở các phương thức xét tuyển sớm của trường.

Truyền thông đa phương tiện là ngành học có tính ứng dụng cao bởi quá trình kết hợp giữa kiến thức về báo chí, công nghệ mới, tiếp thị, nghệ thuật… trong việc sáng tạo, thiết kế sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác cao ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí…

Người làm công việc này cần có khả năng viết lách tốt, có năng khiếu thẩm mỹ và nhạy cảm với vẻ đẹp của cuộc sống để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả. Để làm việc tốt và phát triển trong lĩnh vực này cần phải chăm chỉ, nhẫn nại và tinh thần học hỏi.

“Theo tôi, tùy theo sức học, đặc biệt thí sinh phải xác định rõ sở trường và đam mê của mình để chọn chuyên ngành nào đó. Không nhất thiết phải chọn đúng tên gọi ngành học cụ thể nào. Vì những khối kiến thức chung, kiến thức cơ sở ngành đều dựa trên nền tảng giống nhau.

Trong quá trình học tập và làm việc sau này có thể tìm hiểu, cập nhật kiến thức cho mình. Như vậy trước hết các bạn cầm tìm hiểu sở trường, tính cách của mình phù hợp với định hướng nghề nghiệp nào, từ đó tìm hiểu các ngành học lĩnh vực liên quan, hơn là chọn một ngành cụ thể”, thầy Hạ tư vấn.

Không nên quá mơ mộng khi chọn ngành học

Y khoa, răng hàm mặt và dược học là những ngành luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo thí sinh với lượng nguyện vọng đăng ký lớn. Thực tế có không ít phụ huynh mong muốn con mình chọn ngành y khoa, thậm chí còn “ép” con phải chọn ngành này.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM, khuyên: “Việc chọn ngành cần cân nhắc kỹ giữa đam mê và năng lực của mình, không nên quá mơ mộng dẫn đến việc rớt đại học. Nếu thật sự quá yêu thích ngành y khoa nhưng không tự tin điểm số, thí sinh có thể chọn học ngành y học cổ truyền và y học dự phòng để theo đuổi đam mê của mình”.

Ngành ít, nghề nhiều

Theo ThS Phùng Quán, chuyên gia tuyển sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), hiện nay ở Việt Nam có khoảng 240 trường đại học với gần 370 ngành đào tạo, trong khi có hơn 3.000 nghề khác nhau.

“Như vậy có thể thấy số ngành rất ít mà số nghề rất nhiều. Điều quan trọng nhất là các em cần biết mình phù hợp với công việc nào, muốn làm gì và nên chọn những ngành học mình có thế mạnh và yêu thích”, thầy Quán khuyên.

Sắp xếp nguyện vọng ra sao?

Vẫn chưa chọn được ngành học, làm sao?- Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), phát biểu tại Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024 – Ảnh: NAM TRẦN

Chia sẻ ở Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024 tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) – nhấn mạnh các thí sinh đã có kết quả trúng tuyển sớm của các trường vẫn phải đăng ký nguyện vọng lên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

“Năm trước chúng tôi đã phải xử lý các trường hợp thí sinh yên tâm với việc đã trúng tuyển sớm nên đi du lịch mà không đăng ký nguyện vọng đã trúng tuyển lên hệ thống. Khi biết việc phải đăng ký thì hệ thống đã đóng lại” – bà Thủy nói.

Bà Thủy tư vấn thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng mà nên cân nhắc, phân bổ số nguyện vọng (có các ngành mình yêu thích và có các ngành có cơ hội đậu cao) để hạn chế rủi ro trượt tất cả các nguyện vọng.

Một phụ huynh hỏi nguyện vọng 1 có được ưu tiên hơn các nguyện vọng sau đó và nên sắp xếp các nguyện vọng ra sao. Trả lời câu hỏi này, bà Thủy khuyên thí sinh cần xếp thứ tự các nguyện vọng của mình theo thứ tự ưu tiên (sự mong muốn, yêu thích). Nếu thí sinh đỗ nguyện vọng 1 thì hệ thống sẽ không xét tiếp, cho dù thí sinh có đủ điều kiện trúng tuyển các nguyện vọng khác.

Về phía các trường, theo quy định hiện nay, không phải các trường ưu tiên nhận hết thí sinh có nguyện vọng 1 rồi mới xét nguyện vọng 2 hay 3… mà sẽ xét công bằng với tất cả các nguyện vọng, thí sinh đủ điều kiện sẽ được xét trúng tuyển.



Nguồn: https://tuoitre.vn/van-chua-chon-duoc-nganh-hoc-lam-sao-20240721234836904.htm

Cùng chủ đề

Thành phố Hồ Chí Minh: Trường đại học tuyển được ít sinh viên trong đợt bổ sung

Đến nay, nhiều trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ngừng xét tuyển bổ sung dù chưa tuyển đủ chỉ tiêu, do không có kết quả tốt như mong muốn. Thời điểm này, nhiều trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh công bố kết quả xét tuyển bổ sung, với mức điểm ở các ngành tương đương điểm chuẩn ở đợt tuyển chính thức. Theo...

Điểm danh những trường đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên sẽ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới. Hiện nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025. Nhiều trường đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh năm 2025. Năm 2025, học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới với...

Nhiều trường đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Năm 2025, học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới với 4 môn. Trong đó thi bắt buộc 2 môn, gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn...

Hơn 40 trường chốt điểm chuẩn xét tuyển bổ sung, cao nhất gần 29 điểm

Dưới đây là điểm chuẩn xét tuyển bổ sung của hơn 40 trường đại học trên cả nước.STTTrườngXét điểm tốt nghiệp THPTXét học bạXét điểm thi đánh giá năng lực1Đại học Mở TP.HCM16  2Đại học Thủ Dầu Một 15 - 2018 - 21550 - 6003Đại học Quy Nhơn17 - 2518 - 28,25 4Đại học Phenikaa 17 - 22,521 - 27- 70/150 (Đại học Quốc gia Hà Nội)- 50/100 (Đại học Bách khoa Hà Nội)5Học viện Hàng không Việt Nam18 - 2018 -...

Nhiều trường đại học chật vật tuyển bổ sung

Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM thông báo tuyển bổ sung khoảng 200 chỉ tiêu cho 6 ngành đào tạo tại phân hiệu Quảng Ngãi. Tuy nhiên kết thúc tuyển đợt 2, trường chỉ tuyển được vỏn vẹn 30 thí sinh, đạt hơn 10% chỉ tiêu đề ra.Trường Đại học Mở TP.HCM thông báo xét tuyển 150 chỉ tiêu ở 6 ngành đào tạo do trường cấp bằng. Với mức điểm sàn nhận hồ sơ tương đối khiêm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

4 món Việt lọt top 100 món ăn với gừng ngon nhất thế giới

Lẩu gà đen là món ăn truyền thống, xuất phát từ vùng núi Sa Pa miền Bắc Việt Nam. Món ăn chính là lẩu được nấu từ loài gà đen. Món ăn phổ biến với người dân trên những khu vực núi cao phía Bắc, vì gà đen cũng là giống gà đặc biệt của vùng này.Thịt gà khi nấu lên sẽ...

Xe điện Trung Quốc giảm giá bất chấp, sẵn sàng hy sinh lợi nhuận

Theo tờ South China Morning Post, ngày 18-9, các hãng xe điện Trung Quốc đang trên đà tăng tốc ra mắt các mẫu xe mới, nhằm nỗ lực duy trì vị thế trong cuộc cạnh tranh giữa những thay đổi nhanh chóng về sở thích của người tiêu dùng.Tuy nhiên, chi phí phát triển tốn kém và cuộc chiến giá cả khốc...

Bữa ăn có đủ thịt, rau của học sinh Làng Nủ sau những ngày mưa lũ thiếu thực phẩm

Nguồn: https://tuoitre.vn/bua-an-co-du-thit-rau-cua-hoc-sinh-lang-nu-sau-nhung-ngay-mua-lu-thieu-thuc-pham-20240918171740418.htm

Một số doanh nghiệp, người dân chưa đồng tình cơ chế thu phí tại BOT Phú Hữu

Dự án đường BOT Phú Hữu có mức đầu tư 461 tỉ đồngDự án đường nối Nguyễn Duy Trinh vào Khu Công nghiệp Phú...

55 trường học tại TP.HCM ghi nhận có ca bệnh sởi từ đầu năm đến nay

Chiều 18-9, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp về tình hình dịch sởi trên địa bàn, tham dự có Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo; trung tâm y tế các quận, huyện, TP Thủ Đức. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Tâm - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM - cho biết tính từ tuần thứ...

Bài đọc nhiều

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Các kỳ thi riêng thay đổi thế nào từ năm 2025?

Đổi mới nội dung, cấu trúc đề thiGhi nhận từ mùa tuyển sinh năm 2024, số lượng cơ sở giáo dục đại học tổ chức các kỳ thi riêng để phục vụ nhu cầu tuyển sinh tăng lên....

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

Cùng chuyên mục

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Công văn nêu rõ, thời gian qua, bên cạnh các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ tiền đóng học phí theo quy định của Chính phủ, nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh mầm non, phổ thông...

Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị

Cùng dự còn có Trung tướng Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu); Thiếu tướng Phạm Tuấn Anh, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân cùng đại diện các cơ quan của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân và các đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. ...

Mưa lớn như trút nước, Quảng Nam cho học sinh nghỉ học ngày 19/9

Chiều 18/9, ông Thái Viết Tường - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam đã ký công văn cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn trước tình hình mưa lũ.Theo đó, thực hiện công điện số 07/CĐ-UBND ngày 17/9/2024...

Mới nhất

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Công văn nêu rõ, thời gian qua, bên cạnh các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ tiền đóng học phí theo quy định của Chính phủ, nhiều tỉnh, thành...

Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi

Vẫn còn đến 70% trẻ từ 1-5 tuổi và gần như toàn bộ nhóm trẻ từ 6-10 tuổi (thuộc diện cần tiêm trong chiến dịch) tại TP.HCM chưa được tiêm chủng. Tại TP.HCM, chỉ 3 ngày sau khi Ủy ban nhân dân TP ban...

Ngư dân Đà Nẵng chi tiền triệu thuê xe cẩu thuyền lên bờ tránh bão

(Dân trí) - Ngư dân Đà Nẵng tất bật thuê xe cẩu, đưa thuyền thúng lên bờ nhằm tránh bão số 4. Nhiều khách sạn, hộ dân ven biển đã bắt đầu chèn chống nhà cửa. Ngày 18/9, khi nghe tin áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão (bão số 4), ngư dân thành phố Đà Nẵng đã...

Mới nhất