Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS 1982)
Thứ Sáu, 9/4/2021| 10:54Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) được xem là hiến chương về đại dương và các nguồn tài nguyên trên biển, điều chỉnh không chỉ vấn đề phân định các vùng biển mà còn vấn đề bảo vệ và bảo tồn môi trường biển. Công ước thiết lập nên các vùng biển- nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển cả và ‘Vùng đáy biển quốc tế’ - và đặt ra các quy định phân định biển theo nguyên tắc định hướng ‘đất thống trị biển’.
Công ước quy định những vấn đề gì?
Tổng cộng UNCLOS có 17 phần, 320 điều và 9 phụ lục. Các điều khoản của Công ước điều chỉnh tất cả các khía cạnh của không gian biển, như phân định biển, kiểm soát môi trường, nghiên cứu khoa học biển, các hoạt động kinh tế và thương mại, chuyển giao công nghệ và giải quyết tranh chấp liên quan đến biển. Cuốn sách này sẽ chỉ đề cập đến Phần XII về ‘Bảo vệ và bảo tồn môi trường biển’.
Mục tiêu
Theo Lời nói đầu của Công ước, UNCLOS hướng đến mục tiêu tạo thuận lợi cho thông tin liên lạc quốc tế, thúc đẩy sử dụng hòa bình biển và đại dương, sử dụng hiệu quả và công bằng các nguồn tài nguyên, bảo tồn tài nguyên sinh vật, bảo vệ và bảo tồn môi trường biển.
Nội dung
UNCLOS quy định một khuôn khổ khung, một hiến chương cho việc sử dụng và bảo vệ biển. Các cam kết về bảo vệ và bảo tồn môi trường biển được quy định cụ thể trong Phần XII, trong khi đó các quy định về tuân thủ có thể được tìm thấy xuyên suốt toàn bộ Công ước.
Các nguyên tắc
Do UNCLOS là một hiến chương điều chỉnh tất cả các vấn đề trên biển nên Công ước đề cập đến rất nhiều nguyên tắc của luật môi trường quốc tế. Các nguyên tắc có liên quan nhất đến bảo vệ và bảo tồn môi trường biển ở Phần XII được quy định ở Điều 193, 194 và từ Điều 202 đến Điều 206. Thể chế
Theo quy định của UNCLOS, Cuộc họp các bên là cơ quan ra quyết định chính. Văn phòng Luật biển và các vấn đề đại dương (DOALOS) là Ban thư ký cho Cuộc họp các bên và thực hiện các nhiệm vụ do Tổng thư ký giao theo quy định của UNCLOS, đặc biệt là Điều 319. Văn phòng này cũng đảm nhận vai trò Ban thư ký cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS). Công ước thành lập bốn cơ quan hỗ trợ: (1) Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) hỗ trợ việc xác lập ranh giới ngoài của thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, (2) Cơ quan quyền lực Đáy đại dương (ISA) tổ chức và quản lý các hoạt động ở vùng đáy biển quốc tế bên ngoài thẩm quyền quốc gia, (3) Tòa án Luật Biển Quốc tế (ITLOS) giải quyết các tranh chấp phát sinh từ UNCLOS, và (4) Quỹ tín thác ITLOS cung cấp trợ giúp tài chính cho các quốc gia thành viên trong các vụ kiện được đệ trình lên Tòa.
Tuân thủ
Quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ
Là Văn kiện kèm theo Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung...
Tòa trọng tài tuyên Philippines thắng kiện Trung Quốc
Tòa Trọng tài thường trực (PCA) công bố kết quả phán quyết vụ kiện biển Đông, tuyên bố đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý.
Triều Nguyễn xác lập và khẳng định chủ quyền quốc gia về biển, đảo
Triều Nguyễn là triều đại đã vẽ nên một hình thể lãnh thổ đất nước thống nhất từ đất liền đến biển, đảo để có một nước Việt Nam hoàn chỉnh hiện nay.
Đà Nẵng: Số hóa toàn bộ bản đồ, tư liệu liên quan đến quần đảo Hoàng Sa
Ngày 11/1, ông Võ Công Chánh, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa cho hay vừa phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng hoàn thiện hồ sơ, lý lịch, số hóa bản đồ, tư liệu, ảnh...
Bằng chứng lịch sử và pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Gần 100 bản đồ cùng nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật là tập hợp các nguồn tư liệu được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và...
Phản bác lý sự "chủ quyền" của Trung Quốc
Nguyên tắc xác định “quyền thụ đắc lãnh thổ” trong pháp luật quốc tế