Trang chủNewsThời sựVai trò, ý nghĩa của "Độc lập - Tự chủ" với Việt...

Vai trò, ý nghĩa của “Độc lập – Tự chủ” với Việt Nam và bài học kinh nghiệm chia sẻ với các nước châu Phi


Sáng 10/11 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Độc lập – Tự chủ: Nghiên cứu và chia sẻ giữa Việt Nam và các quốc gia Châu Phi và Trung Đông” do Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông tổ chức.

Vai trò, ý nghĩa của 'Độc lập - Tự chủ' với Việt Nam và bài học kinh nghiệm chia sẻ với các nước châu Phi - Trung Đông
PGS.TS. Lê Phước Minh, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Khu vực quan trọng

Châu Phi và Trung Đông được gắn với nhau không chỉ bởi sự kết nối về địa lý, mà còn có sự tương đồng về văn hóa và ngôn ngữ. Bên cạnh sự giàu có của một số quốc gia vùng Vịnh, hai khu vực này được biết đến là sự bất ổn, bạo lực, xung đột, chiến tranh và nghèo đói, dịch bệnh.

Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, trong giai đoạn 2000 – 2010, sáu trong số mười quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới nằm ở châu Phi cận Sahara: Angola, Nigeria, Ethiopia, Chad, Mozambique và Rwanda. Còn châu Phi của ngày hôm nay là Kenya và các quốc gia Tây Phi tích cực sử dụng blockchain để xác minh hồ sơ tài sản; Nam Phi đứng đầu tiên trong bảng xếp hạng các Hệ sinh thái công nghệ châu Phi; Lagos (Nigeria) ghi nhận số lượng công ty khởi nghiệp cao nhất ở châu Phi; Nigeria là quốc gia dẫn đầu về Bitcoin và tiền điện tử; hơn 400 cụm công nghệ đã mọc lên trên khắp lục địa, với ba trung tâm chính Lagos, Nairobi và Cape Town; Morocco thúc đẩy số hóa hướng tới một môi trường tài chính kỹ thuật số hoàn toàn. Ai Cập đặt mục tiêu sản xuất 42% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2035…

Còn ở Trung Đông, thực tế cho thấy các chính phủ và thế hệ doanh nhân mới nổi ở Trung Đông tập trung phát triển các lĩnh vực khoa học và đổi mới, hỗ trợ rất lớn dành cho giới trẻ trong việc học các kỹ năng công nghệ mới và đây là những hướng phát triển nghề nghiệp phổ biến nhất đối với thanh niên Trung Đông. Nghiên cứu của UNESCO đã phát hiện ra rằng từ 34% đến 57% sinh viên tốt nghiệp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) ở các nước Arab là phụ nữ – cao hơn nhiều so với các trường đại học châu Âu hoặc Mỹ. Các quốc gia giàu tài nguyên đang thực hiện các chương trình cải cách đa dạng hóa kinh tế, chuyển đổi số, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ. UAE đã đặt mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050, và để đạt được mục tiêu UAE đặt mục tiêu tăng đóng góp của năng lượng tái tạo vào hỗn hợp năng lượng của mình từ mức hiện tại là 13% lên 31% vào năm 2025. Saudi Arabia ra mắt của nhà máy điện mặt trời Sakaka 300 MW, dự án năng lượng tái tạo quy mô tiện ích đầu tiên của quốc gia này, là một trong những nhà máy lớn nhất thế giới sau khi hoàn thành. Qatar cũng đã tập trung vào việc tăng cường khả năng tự cung tự cấp trong một số lĩnh vực, như cải thiện an ninh lương thực bằng cách đầu tư vào các giải pháp nông nghiệp công nghệ cao, thành lập các cơ sở tái chế công nghiệp để giảm lượng khí thải carbon của ngành công nghiệp nặng…

Tại hội thảo, các diễn giả tham gia tọa đàm đã chia sẻ về tầm quan trọng của khu vực châu Phi-Trung Đông, cùng mối quan hệ đặc biệt của các nước với Việt Nam; nhấn mạnh việc nhiều nước trong khu vực coi Việt Nam là tấm gương đấu tranh giành độc lập dân tộc và đã từng tích cực ủng hộ và giúp đỡ nhân dân ta trong cuộc kháng chiến cứu nước.

Vai trò, ý nghĩa của 'Độc lập - Tự chủ' với Việt Nam và bài học kinh nghiệm chia sẻ với các nước châu Phi - Trung Đông
Các diễn giả trong phiên thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Những bài học có thể chia sẻ

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Lê Phước Minh, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông cho biết, gần đây, tình hình mâu thuẫn, xung đột ở một số nước châu Phi và Trung Đông đã làm dấy lên sự lo ngại của cộng đồng thế giới về những sự thay đổi nhanh chóng, bất ổn, khó dự báo.

Trong khi đó, nhìn lại Việt Nam, chúng ta càng thấy có niềm tin về sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đường lối đối ngoại hết sức đúng đắn của Chính phủ. Nhờ vậy, Việt Nam hiện đang trở thành một quốc gia có mô hình tăng trưởng bền vững, phát triển nhanh nhất trên thế giới. Mô hình kinh tế – chính trị Việt Nam được nhiều quốc gia châu Phi và Trung Đông mong muốn được chia sẻ và học tập kinh nghiệm.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã trao đổi, thảo luận về các vấn đề như: Vai trò, ý nghĩa của độc lập đối với sự phát triển của đất nước; quan điểm của Đảng ta về độc lập trong giai đoạn hiện nay; vấn đề độc lập – tự chủ trong quan hệ quốc tế; những điều Việt Nam cần lưu ý để tránh tình trạng bất ổn như một số quốc gia Trung Đông – Châu Phi hiện nay; con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta mưu cầu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” cho người dân Việt Nam có thể chia sẻ với các bạn bè năm châu, với châu Phi và Trung Đông như thế nào…

Qua đó, các đại biểu khẳng định, độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến với toàn nhân loại. Với dân tộc Việt Nam, đó còn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân. Khi Tổ quốc lâm nguy trước thù trong giặc ngoài, Người khẳng định với câu nói bất hủ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đây không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống, là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam, là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, trong đó có các quốc gia châu Phi và Trung Đông.

Các đại biểu cũng cho rằng Việt Nam ngày càng thấm thía tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là “Chỉ có độc lập dân tộc thật sự mới có một nền hòa bình chân chính; chỉ có hòa bình chân chính, mới có độc lập dân tộc hoàn toàn” và cần tiếp tục triển khai chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các nước trên thế giới, giữ độc lập tự chủ trong các mặt chính trị – kinh tế – văn hóa…

Đây là một Hội thảo khoa học có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận, thực tiễn và thời sự khi tình hình địa chính trị khu vực có nhiều biến động. Hội thảo cũng là hoạt động thiết thực nhằm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 35/NQ-TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các tư tưởng sai trái, thù định trong tình hình mới” và tiếp tục thực hiện Quyết định số 2015/QĐ-TTg ngày 24/10/2016 về “Đề án phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi – Trung Đông giai đoạn 2016-2025”.

Vai trò, ý nghĩa của 'Độc lập - Tự chủ' với Việt Nam và bài học kinh nghiệm chia sẻ với các nước châu Phi - Trung Đông
Casic đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ thành lập ngày 15/1/2004. Viện có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản về khu vực châu Phi và Trung Đông nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chiến lược và chính sách, thúc đẩy hợp tác phát triển giữa Việt Nam với các quốc gia châu Phi và Trung Đông.

Chặng đường 20 năm của Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông đã có những đóng góp và chứng kiến các giai đoạn phát triển với nhiều thành tựu đáng tự hào nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức trong phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia châu Phi – Trung Đông.

Sau 20 năm hình thành và phát triển, Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông chuẩn bị bước sang một trang mới, với sứ mạng và mục tiêu mới theo Quyết định 108/TTg của Thủ tướng Chính phủ, đó là hợp nhất với Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, hình thành Viện Ngiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi.

Nhân dịp này, Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông đã tổ chức lễ tri ân các thế hệ cán bộ nhân viên của Viện qua các thời kỳ, Đại sứ quán các nước châu Phi-Trung Đông, các cơ quan, tổ chức, đối tác, chuyên gia, đồng nghiệp trong nước và quốc tế đã luôn đồng hành với Viện.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học “80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”

Sáng 19-12, Trường Sĩ quan Lục quân 2 tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”. Chủ trì hội thảo có các đồng chí: PGS, TS Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; Thiếu tướng, PGS, TS Đỗ Hoàng Ngân, Phó chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trưởng ban tổ chức hội thảo;...

Chính phủ thông tin việc bổ nhiệm lại chức vụ đối với ông Đặng Xuân Thanh

(NLĐO) - Chính phủ khẳng định việc bổ nhiệm lại chức vụ Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đối với ông Đặng Xuân Thanh là đúng quy định ...

[Ảnh] Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Quân đội nhân dân Việt Nam

NDO - Sáng 14/12, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 -22/12/2024), Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng,...

Làm rõ lý luận và thực tiễn chủ trương dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng

Chiều 11/12, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng theo tinh thần Đại hội XIII - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". ...

Khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng về xây dựng QĐND Việt Nam

(NLĐO)- Đại tá Lê Thanh Bài cho biết Hội thảo khoa học cấp quốc gia sẽ làm rõ quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Trong hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi tại New Delhi hôm 16/12, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng "theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ".

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ "thiết quân luật" từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Chính phủ bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả...

Nguồn cung suy yếu, thị trường tăng, hơn 30% tiêu Việt Nam xuất khẩu sang nền kinh tế lớn nhất thế giới

Giá tiêu hôm nay 20/12/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy thế mạnh kinh tế lâm nghiệp

Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng chất lượng cao, rừng gỗ lớn… Từ đó góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.Ngày 19/12, tỉnh Bình...

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Mới đây Ủy ban nhân dân Bình Định đề xuất đề án thí điểm taxi bay trên địa bàn tỉnh đã thu hút sự quan tâm trở lại với loại hình vận tải mới này. Taxi bay eVTOL (electric vertical take...

Phê chuẩn kết quả bầu chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1616/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Quyết định, phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Long Thành. Quyết...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái làm việc với Đoàn giám sát. Cùng dự buổi làm việc có đại diện các...

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thành viên Ban Chỉ đạo. Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo và thảo luận, cho ý...

Mới nhất

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Mới đây Ủy ban nhân dân Bình Định đề xuất đề án thí điểm taxi bay trên địa bàn tỉnh đã thu hút sự...

Phê chuẩn kết quả bầu chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1616/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Quyết định, phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ...

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản 2021 – 2030

Kế hoạch được ban hành nhằm định hướng cho các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Quy hoạch. Cùng với đó, xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm các mục...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ...

Phi công tiêm kích Su30-MK2 kể về màn khoan, thả đạn nhiễu

Tập trung cao độ, phi công điều khiển chiếc tiêm kích Su30-MK2 mang số hiệu 8591 tiến về phía khu vực lễ đài, bật tăng lực bay thẳng đứng thả 96 quả đạn nhiễu, đồng thời làm động tác khoan xoay nhiều vòng. ...

Mới nhất