Trang chủNewsThế giớiVai trò cầu nối của Qatar trong khủng hoảng con tin Gaza

Vai trò cầu nối của Qatar trong khủng hoảng con tin Gaza


Qatar trở thành cầu nối then chốt trong nỗ lực cứu con tin ở Gaza cũng như đối thoại giữa những cường quốc liên quan chiến sự Israel – Hamas.

Hai ngày sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhằm thuyết phục Qatar hỗ trợ đàm phán con tin và ngăn xung đột mở rộng, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian ngày 14/10 cũng tới vương quốc Vùng Vịnh và có cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên với lãnh đạo Hamas từ khi tổ chức vũ trang này tấn công Israel ngày 7/10.

Hai chuyến thăm của quan chức ngoại giao Mỹ và Iran, cùng hàng loạt cuộc điện đàm giữa các quan chức cấp cao Qatar với lãnh đạo nhiều nước trên thế giới về giải cứu con tin ở Dải Gaza đã tái khẳng định vị thế trung gian đàm phán quan trọng của Doha trong nhiều vấn đề an ninh khu vực.

Doha giữ quan hệ tốt với Washington lẫn Tehran. Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh giai đoạn 2017-2021, khi Qatar bị các nước láng giềng phong tỏa, Iran đã duy trì hành lang hàng không cho nước này, giúp Doha không bị cô lập toàn diện. Qatar cũng là đối tác then chốt của Mỹ trong kiến trúc an ninh khu vực, với tổng hành dinh Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) được đặt tại căn cứ không quân al-Udeid phía tây Doha.

“Qatar theo đuổi chính sách đối ngoại 360 độ”, Bruce Riedel, chuyên gia về Trung Đông và là cựu quan chức Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhận định. “Họ giữ quan hệ đồng đều và luôn âm thầm để mở cánh cửa đối thoại với mọi bên”.

Tiếng nói của Qatar cũng rất có trọng lượng với Hamas, khi các thủ lĩnh tổ chức này dời cơ quan chính trị từ Syria đến Doha năm 2012. Thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh lẫn cựu lãnh đạo Khaled Mashaal đang nương náu tại Qatar. Quốc gia Vùng Vịnh mỗi năm còn hỗ trợ hàng trăm triệu USD cho Dải Gaza với danh nghĩa viện trợ nhân đạo và kiên trì ủng hộ phong trào độc lập của người Palestine.





Thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh thăm Dải Gaza vào năm 2018. Ảnh: Washington Post

Thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh thăm Dải Gaza vào năm 2018. Ảnh: Washington Post

Giới chức Qatar nhiều lần khẳng định họ không hậu thuẫn hay rót tiền cho Hamas, mà các gói viện trợ vốn dành cho người dân Palestine tại Dải Gaza.

Doha thiết lập liên lạc chính trị với Hamas từ gợi ý của Mỹ vào năm 2006, sau khi lực lượng này giành chiến thắng trước đảng Fatah trong tổng tuyển cử tại Dải Gaza và Washington cần đầu mối đối thoại gián tiếp.

Bởi vậy, khi Hamas tuyên bố đang giữ hơn 220 con tin tại Dải Gaza sau chiến dịch tấn công Israel ngày 7/10, phương Tây đã xem Qatar là cầu nối chủ chốt để đàm phán với nhóm vũ trang này.

Các nỗ lực đối thoại bước đầu chứng tỏ hiệu quả với hai người mang quốc tịch Mỹ và hai công dân Israel đã được Hamas trả tự do. Giới thạo tin cho biết Doha đang thuyết phục Hamas phóng thích thêm 50 con tin, trong đó tập trung vào người mang hai quốc tịch, người cao tuổi và trẻ em.

Cố vấn An ninh Quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ca ngợi Qatar là đối tác” thiết yếu và có lợi ích mật thiết trong thúc đẩy giải pháp nhân đạo” cho xung đột tại Dải Gaza. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi Qatar là “kênh đối thoại đúng đắn và hiệu quả” trong giải quyết khủng hoảng con tin.

Etienne Dignat, nhà nghiên cứu về đàm phán con tin thuộc Đại học Khoa học Tổng hợp tại Paris, đánh giá Qatar là chuyên gia trong các thỏa thuận giải cứu con tin quốc tế.

Điển hình là thỏa thuận ba bên Mỹ – Iran – Hàn Quốc vào tháng 9, với Qatar giữ vai trò trung gian. Theo thỏa thuận này, Iran đồng ý trả tự do cho 5 công dân Mỹ chịu án tù vì cáo buộc an ninh, đổi lại Washington cam kết không trừng phạt tài chính Seoul nếu họ gỡ phong tỏa khối tài sản 6 tỷ USD của Iran rồi chuyển về các ngân hàng tại Thụy Sĩ và Doha.

Nhiều nước lớn khác trong và ngoài khu vực cũng duy trì kênh liên lạc với Hamas. Ai Cập là bên giữ vai trò trung gian đối thoại truyền thống giữa Israel với tổ chức kiểm soát Dải Gaza, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ luôn muốn khẳng định vị thế dẫn dắt thế giới Arab. Hamas cũng thừa nhận họ có liên lạc với Moskva và đã cử đại diện đến Nga gặp Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Bogdanov.

Trong bối cảnh hiện tại, Qatar vẫn được xem là cầu nối uy tín nhất vì họ hiểu rõ Hamas và có lợi thế hậu thuẫn tài chính cho Dải Gaza, theo Hasni Abidi, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Arab và Địa Trung Hải (CERMAM) tại Thụy Sĩ.

Dignat cho rằng Doha cũng có kinh nghiệm ngoại giao con thoi giữa phương Tây và các nhóm vũ trang Hồi giáo, trong đó có nỗ lực đàm phán với Taliban trong giai đoạn liên quân do Mỹ dẫn đầu từng bước rút khỏi Afghanistan.





Hai con tin Judith Tai Raanan và Natalie Shoshana Raanan được tướng Israel Gal Hirsch (giữa) nắm tay dẫn đi hôm 20/10. Ảnh: Reuters

Hai con tin Judith Tai Raanan và Natalie Shoshana Raanan được tướng Israel Gal Hirsch (giữa) nắm tay dẫn đi hôm 20/10, sau khi được Hamas phóng thích. Ảnh: Reuters

Về dài hạn, Qatar sẽ khó giữ vị thế “độc quyền” trong đàm phán con tin ở Dải Gaza và liên lạc với Hamas, khi nhiều quốc gia Trung Đông cũng đang nỗ lực đóng vai trò lớn hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng con tin.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuần qua cho biết Ankara đã nhận được yêu cầu từ một số nước, đề nghị họ hỗ trợ đàm phán với Hamas. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vài tháng qua cũng tìm cách cải thiện quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ – Israel, song chưa muốn đẩy mạnh quá trình này vì lo ngại chưa xây dựng được niềm tin từ Tel Aviv lại gây mất lòng cộng đồng Arab lẫn Hamas.

Ai Cập cũng từng chứng tỏ được năng lực đàm phán với Hamas, khi từng giúp Israel giải cứu quân nhân Gilad Shalit bị Hamas bắt cóc và giữ làm con tin trong 5 năm.

Theo chuyên gia Hasni Abidi, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ có tiềm năng can thiệp sâu hơn vào nỗ lực đàm phán giải cứu con tin khi đã thiết lập được kênh liên lạc lâu dài với Hamas, từ đó có thể thuyết phục giới lãnh đạo Hamas chấp nhận đối thoại. Với số lượng con tin rất lớn, quá trình đàm phán sẽ kéo dài và các bên khó đạt được thỏa thuận trong một lần đàm phán.

“Sẽ không có một cuộc đàm phán chung cho tất cả con tin. Mỗi nước có công dân bị giữ sẽ phải tự tìm hướng đàm phán”, Hasni Abidi nhận định.

Sau thành công bước đầu, Qatar đang đứng trước sức ép phải đánh giá lại rủi ro khi vừa cần giữ quan hệ đối tác quân sự với phương Tây, vừa duy trì liên lạc với tổ chức vũ trang Hamas, đặc biệt vì mức thương vong dân thường quá lớn trong vụ tấn công ngày 7/10.

Theo tiết lộ từ giới chức ngoại giao cho Washington Post, bên cạnh chủ đề đàm phán giải cứu con tin tại Dải Gaza, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã đạt thỏa thuận yêu cầu Qatar xét lại quan hệ với Hamas một khi khủng hoảng con tin được giải quyết. Động thái này là một phần trong chiến lược cô lập và giảm sức mạnh của Hamas, ngăn tái diễn những cuộc tấn công quy mô lớn vào Israel.

Trang Axios dẫn nguồn tin chính phủ Mỹ tiết lộ Washington còn đề nghị Qatar “giảm tông” các thông điệp công kích Israel trên đài Al Jazeera có trụ sở tại nước này. Mỹ lo ngại hãng truyền thông do chính phủ Qatar tài trợ sẽ châm thêm dầu vào lửa với các bài viết chỉ trích Israel, thổi bùng tâm lý phẫn nộ trong dư luận các nước Arab và khiến xung đột lan rộng ở Trung Đông.

“Quan hệ với Hamas đã trở thành con dao hai lưỡi, buộc chính phủ Qatar cần định hình thông điệp phù hợp. Dù Mỹ đang đánh giá cao vai trò của Qatar trong nỗ lực giải cứu con tin, hình ảnh của quốc gia Vùng Vịnh này vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực vì Hamas”, Mehran Kamrava, giáo sư về chính sách công tại Đại học Georgetown Qatar, nhận định.

Thanh Danh (Theo Financial Times, Times of Israel, AFP)




Source link

Cùng chủ đề

Israel ra lệnh sơ tán mới tại Dải Gaza

Theo Al Arabiya, ngày 16-8, quân đội Israel ban hành lệnh sơ tán mới tại các khu vực ở miền Nam và miền Trung Gaza, nơi trước đây được đánh dấu là vùng an toàn nhân đạo. Với tư cách là bên trung gian cùng với Qatar và Ai Cập, Mỹ đang nỗ lực nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn ở Gaza. Nhà Trắng cho biết, các cuộc đàm phán...

Lãnh đạo Hamas được chôn cất tại Qatar, người kế nhiệm tuyên bố trả đũa Israel

Trong sự kiện này, người kế nhiệm có thể của Haniyeh đã nói với những người đưa tang rằng cái chết của ông sẽ chỉ khiến nhóm chiến binh Palestine này quyết tâm hơn trong cuộc đấu tranh chống lại Israel. Hamas và Iran đều cáo buộc Israel đã...

Sáng kiến hòa bình Gaza của ông Biden rơi vào bế tắc

Chiến lược đe dọa phản tác dụng của ông Biden Tổng thống Biden đã cố gắng phá vỡ sự bế tắc trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza hồi cuối tháng trước. Người đứng đầu Nhà Trắng có bài phát biểu nêu rõ điều mà ông nói...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.

Hồi chuông về bạo lực cực hữu

Hàng trăm cuộc biểu tình với hàng ngàn người đổ xuống đường khắp nước Anh phản đối người nhập cư và Hồi giáo trong suốt hai tuần đầu tháng Tám cho thấy những vấn đề đáng báo động còn tồn tại trong xã hội và chính trị xứ sương mù.

Chiến dịch ở Nga có tiến triển, đề ra vùng đệm chiến lược

Ảnh: Kommersant Photo/Anatoliy Zhdanov qua Reuters/Ảnh tài liệu.Chiến dịch tràn vào lãnh thổ Nga của Kyiv trong tuần vừa rồi đã khiến Moscow phải bất ngờ. Lực lượng Nga đã tiến hành một chiến dịch đặc biệt tại Ukraine từ năm 2022 và đạt được nhiều...

Cùng chuyên mục

Thái Lan có nữ thủ tướng 37 tuổi, đàm phán ngừng bắn ở Gaza tiếp diễn tại Doha, Nga tiêu diệt đơn vị Ukraine...

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ chốt ngày tranh luận trực tiếp, Nga cáo buộc Mỹ "nháy mắt" cho Ukraine tấn công vào Dòng chảy phương Bắc, Indonesia giải cứu công dân mắc kẹt ở Myanmar, Na Uy đóng cửa cơ quan đại diện tại Palestine... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Thái Lan có nữ thủ tướng 37 tuổi, đàm phán ngừng bắn ở Gaza tiếp diễn tại Doha, Nga tiêu diệt đơn vị Ukraine...

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ chốt ngày tranh luận trực tiếp, Nga cáo buộc Mỹ "nháy mắt" cho Ukraine tấn công vào Dòng chảy phương Bắc, Indonesia giải cứu công dân mắc kẹt ở Myanmar, Na Uy đóng cửa cơ quan đại diện tại Palestine... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Israel ra lệnh sơ tán mới tại Dải Gaza

Theo Al Arabiya, ngày 16-8, quân đội Israel ban hành lệnh sơ tán mới tại các khu vực ở miền Nam và miền Trung Gaza, nơi trước đây được đánh dấu là vùng an toàn nhân đạo. Với tư cách là bên trung gian cùng với Qatar và Ai Cập, Mỹ đang nỗ lực nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn ở Gaza. Nhà Trắng cho biết, các cuộc đàm phán...

Một phương Nam được trao quyền vì một tương lai bền vững

Đó là chủ đề Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói phương Nam lần thứ 3 do Ấn Độ tổ chức vào ngày mai, 17/8.

Hàn Quốc dịu giọng với Triều Tiên, kêu gọi nối lại đối thoại, nhấn mạnh thống nhất là “nhiệm vụ lịch sử”

Ngày 16/8, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Yung Ho đã kêu gọi Bình Nhưỡng đáp lại lời đề nghị của Seoul về việc thiết lập một nền tảng đối thoại chính thức và nối lại các kênh liên lạc liên Triều vốn đang bị đình chỉ.

Mới nhất

HHV trúng thầu quản lý vận hành 3 hầm đường bộ trên cao tốc Bắc

HHV trúng thầu quản lý vận hành 3 hầm đường bộ trên cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1Đây là các hầm đường bộ thuộc đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 và đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc Dự án xây dựng một số đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017...

Hải Phòng đi đầu về phát triển nhà ở xã hội

Đây là nhận định chung của các đại biểu khi tham dự Hội thảo “Hải Phòng - Điểm sáng phát triển nhà ở xã hội” diễn ra sáng nay (16/8) tại Thành phố Hải Phòng. Điểm sáng về phát triển nhà ở xã hội Thực tế thời gian...

AEON Việt Nam – Nơi làm việc lý tưởng ngành bán lẻ

AEON Việt Nam lần thứ 6 liên tiếp lọt vào Top “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” tại HR Asia Award 2024, khẳng định những nỗ lực trong việc tạo nên môi trường làm việc phát triển toàn diện cho nhân sự ngành bán lẻ. ...

Bộ Quốc phòng xét duyệt điểm chuẩn tuyển sinh quân sự năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 16/8, tại Hà Nội, Ban Tuyển sinh quân sự (TSQS) Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Xét duyệt điểm chuẩn TSQS năm 2024, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng...

Sóng xung kích điều trị rối loạn cương dương và những điều cần lưu ý

Rối loạn cương dương diễn ra thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến “chuyện ấy” mà còn có thể làm suy giảm sức khỏe của phái mạnh. Dùng sóng xung kích có thể cải...

Mới nhất