Trang chủNewsThời sựVaccine sốt xuất huyết: Thành quả của hành trình trăm năm

Vaccine sốt xuất huyết: Thành quả của hành trình trăm năm

Gần đây, Bộ Y tế Việt Nam vừa phê duyệt vaccine sốt xuất huyết của Takeda. Đây là vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt và được đánh giá là một công cụ dự phòng bổ sung tiên tiến trong chiến lược toàn diện về phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam. 

Trong chuyến thăm châu Á và Việt Nam vào tháng 9, Bác sỹ Derek Wallace, Chủ tịch Toàn cầu Vaccine Takeda, người dẫn dắt dự án phát triển vaccine này, đã có những chia sẻ về hành trình đầy thử thách, nhưng cũng rất vinh quang, trong việc nghiên cứu, sản xuất vaccine tứ giá, có khả năng chống lại cả bốn tuýp virus sốt xuất huyết. 

Bác sỹ Derek Wallace, Chủ tịch Toàn cầu Vaccine Takeda

1. Gần đây Takeda đã và đang thu hút nhiều chú ý nhờ vào các nỗ lực đột phá trong dự phòng sốt xuất huyết trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Là người quan trọng trong hành trình phát triển vaccine sốt xuất huyết, ông có thể chia sẻ điều gì đã truyền cảm hứng để ông tham gia và cam kết với sứ mệnh này

Tôi luôn tin rằng vaccine là nền tảng của y tế cộng đồng, có khả năng tác động sâu sắc lên cuộc sống con người và các gia đình qua nhiều thế hệ. Sau khi trực tiếp chứng kiến những ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt bùng phát sốt xuất huyết tại Thái Lan vào năm 20091, tôi càng thêm quyết tâm phải tìm cách đẩy lùi căn bệnh này. Chính trải nghiệm đó đã thôi thúc tôi dẫn dắt đội ngũ Takeda phát triển nên vaccine sốt xuất huyết, nhằm cung cấp biện pháp phòng ngừa chủ động và bền vững hơn.

2. Vaccine sốt xuất huyết được phê duyệt với các chỉ định dự phòng sốt dengue. Mong ông có thể chia sẻ thêm về một số cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển loại vaccine này?

Sốt xuất huyết là căn bệnh phức tạp do bốn tuýp virus khác nhau gây ra (DENV-1, 2, 3 và 4), khiến việc phát triển vaccine trở nên đặc biệt khó khăn.Vaccine sốt xuất huyết của Takeda là thành quả đạt được sau một hành trình dài, nhiều thử thách, bắt đầu từ 60 năm về trước.

Mặc dù các nỗ lực tìm kiếm, nghiên cứu vắc xin sốt xuất huyết đã bắt đầu từ những năm 1920, người ta vẫn chưa thấy rõ các tiến bộ đạt được trong nhiều thập kỷ vì rất nhiều các trở ngại khác nhau.

Hành trình phát triển vaccine sốt xuất huyết của Takeda bắt đầu từ năm 1978, tại Đại học Mahidol ở Thái Lan. Khi ấy, văn phòng khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề xuất một dự án nghiên cứu vaccine sốt xuất huyết, và đại học Mahidol được chọn làm đối tác. Kể từ đó, trường đã dẫn đầu trong nghiên cứu và phát triển vaccine sốt xuất huyết. Đến năm 1986, họ phát hiện ra một vaccine giảm độc lực sống có thể ngăn ngừa DENV-2. Đây chính là nền tảng quan trọng cho vaccine tứ giá hiện tại của chúng tôi. Sau 12 năm nỗ lực nghiên cứu, vaccine tứ giá đã được phát triển thành công, đem lại khả năng bảo vệ rộng rãi, chống lại cả bốn tuýp virus sốt xuất huyết.

Suốt 11 năm qua, Takeda đã dẫn dắt thành công quá trình phát triển vaccine sốt xuất huyết qua 19 thử nghiệm lâm sàng trên 28.000 người tại 13 quốc gia, bao gồm các quốc gia có dịch lưu hành và không lưu hành. Gần đây, vaccine của chúng tôi cũng vừa được Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) của WHO khuyến nghị đưa vào sử dụng ở các quốc gia trong vùng dịch tễ, có mức độ lây nhiễm cao nhằm mang lại hiệu quả bảo vệ cộng đồng tốt nhất. Ngoài ra, việc vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới tiền thẩm định cho thấy đây là vaccine có chất lượng và được tin chọn làm công cụ phòng chống sốt xuất huyết quan trọng, phù hợp với các chương trình tiêm chủng quốc gia. Chúng tôi thấy tự hào vì vaccine sốt xuất huyết đã được phê duyệt và sử dụng để bảo vệ cộng đồng, bất kể họ đã hoặc chưa từng mắc bệnh trước đây. Khuyến nghị toàn cầu trên đã đánh dấu bước tiến quan trọng của Takeda trên hành trình thực thi sứ mệnh phát triển các vaccine mới, góp phần giải quyết các thách thức khó nhất đối với y tế công cộng. Theo đó, khuyến nghị của WHO khẳng định vaccine sốt xuất huyết là một công cụ quan trọng trong chiến lược phòng chống sốt xuất huyết toàn diện, góp phần đẩy lùi mối đe dọa sức khỏe toàn cầu cho người dân.

Bộ Y tế Việt Nam vừa phê duyệt vaccine sốt xuất huyết của Takeda – Đây là vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt và được đánh giá là một công cụ dự phòng bổ sung tiên tiến trong chiến lược toàn diện về phòng chống sốt xuất huyết tại Việt

3. Thưa ông, ông và nhóm nghiên cứu đã trải qua những thách thức, khó khăn gì khi phát triển vaccine sốt xuất huyết? Và Takeda đã vượt qua những thách thức ấy như thế nào?

Có rất nhiều thách thức trong suốt quá trình nghiên cứu, và một trong số đó là bản chất phức tạp của virus sốt xuất huyết với bốn huyết thanh riêng biệt. Để đạt được phản ứng miễn dịch, bảo vệ chống lại cả bốn tuýp huyết thanh mà không làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng do hiện tượng tăng cường phụ thuộc kháng thể (ADE) là một thử thách lớn mà chúng tôi đã vượt qua. Bên cạnh đó, vaccine cần đảm bảo hiệu quả và an toàn cho nhiều nhóm dân số khác nhau.

Bên cạnh nghiên cứu, việc sản xuất, đặc biệt là sản xuất quy mô lớn để thương mại hóa vaccine toàn cầu là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Vaccine sốt xuất huyết tứ giá yêu cầu một quy trình sản xuất, lưu trữ, bảo quản và vận chuyển vừa hiện đại, vừa phức tạp. Do đó, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác tại Việt Nam và các quốc gia khác để phát triển các chiến lược vận chuyển và lưu trữ, giúp quản lý việc tiêm chủng hiệu quả.

4. Ông có thể chia sẻ một số tiêu chuẩn chất lượng cao của Takeda trong quá trình sản xuất vaccine sốt xuất huyết, từ sản xuất đến chuỗi cung ứng và phân phối trên toàn thế giới không?

Nhà máy sản xuất vaccine sốt xuất huyết đầu tiên của Takeda được đặt tại Singen, Đức, đã đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2019, thực hiện đóng gói thứ cấp và hỗ trợ giai đoạn hình thành công thức, đóng lọ và đông khô. Năm 2023, chúng tôi mở rộng nhà máy để nâng cao năng lực sản xuất, giúp Singen trở thành cơ sở duy nhất của Takeda trên toàn cầu có khả năng sản xuất cả dược chất và dược phẩm cho vaccine sốt xuất huyết.

Việc WHO đưa vaccine sốt xuất huyết của Takeda vào Danh mục vaccine được tiền thẩm định cho thấy chất lượng và tính phù hợp của vaccine này đối với các chương trình tiêm chủng quốc gia. Đây là một bước quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiếp cận vaccine sốt xuất huyết của Takeda trên toàn cầu, đặc biệt là ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi sốt xuất huyết.

Thấu hiểu sự cần thiết phải có một giải pháp tích hợp và toàn diện để giải quyết mối đe dọa sức khỏe toàn cầu do sốt xuất huyết, Takeda cam kết hợp tác chặt chẽ với các đối tác, chính phủ và cơ quan y tế tại những quốc gia đã cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết, nhằm mang lại hiệu quả phòng ngừa tốt nhất. Dựa trên năng lực sản xuất của nhà máy tại Đức, Takeda đã hợp tác chiến lược với tập đoàn Biological E. Limited tại Ấn Độ vào năm ngoái để tăng cường khả năng tiếp cận vaccine đa liều cho các chương trình tiêm chủng quốc gia ở những nơi dịch bệnh lưu hành. Hàng năm, chúng tôi nỗ lực gia tăng nguồn cung, với mục tiêu đạt 100 triệu liều mỗi năm vào năm 2030, thông qua việc đầu tư vào các nhà máy hiện có và hợp tác chiến lược, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dự phòng sốt xuất huyết sử dụng vaccine.

Với hàng triệu liều vaccine sốt xuất huyết được phân phối trên toàn cầu, chúng tôi cam kết mang cung cấp vaccine sốt xuất huyết đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và hiệu quả cao nhất. Tại Takeda, chúng tôi luôn nỗ lực duy trì các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt ở mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển và sản xuất thuốc – vaccine của mình.

5. Ông dự đoán vaccine phòng sốt xuất huyết sẽ tác động như thế nào đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở các quốc gia lưu hành bệnh như Việt Nam?

Chúng tối mong đợi rằng vaccine sốt xuất huyết sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt tại các quốc gia lưu hành dịch bệnh như Việt Nam. Vaccine không chỉ bảo vệ những người chưa từng mắc sốt xuất huyết trước đây, mà còn giúp giảm số ca mắc mới ở những người đã từng nhiễm bệnh. Hơn nữa, vaccine còn có khả năng giảm tỷ lệ nhập viện, từ đó mang lại lợi ích kinh tế lớn bằng cách giảm gánh nặng tài chính cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và hộ gia đình, góp phần ổn định kinh tế chung.

Trong Thông cáo về Vắc xin sốt xuất huyết của mình, Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ưu tiên triển khai tất cả các phương pháp phòng ngừa hiện có, bao gồm cả tiêm chủng. Theo đó, để ngăn ngừa sốt xuất huyết hiệu quả và cải thiện sức khỏe cộng đồng, chúng ta cần thực hiện giải pháp tích hợp, bao gồm: kiểm soát vector là trung gian truyền bệnh; quản lý ca bệnh; giáo dục cộng đồng và chủng ngừa bằng vaccine.

Đồng thời, WHO cũng xác định vaccine sốt xuất huyết của Takeda sẽ có tác động lớn  đến sức khỏe cộng đồng ở những khu vực có tỷ lệ truyền nhiễm cao. Việc triển khai vaccine cần được kết hợp với một chiến lược truyền thông hiệu quả và cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng cần thực hiện các biện pháp bổ sung để bảo vệ bản thân và người thân. Điều này sẽ góp phần tăng cường hiệu quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa, tăng cường hiệu quả của nỗ lực y tế công và giảm thiểu tác động của sốt xuất huyết đối với cộng đồng.

Cuối tháng 9/2024, Bác sĩ Derek Wallace – Chủ tịch Toàn cầu Vaccine Takeda, và ông Dion Warren – Tổng giám đốc phụ trách khu vực Ấn Độ – Đông Nam Á (I-SEA) Takeda có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Trong chuyến thăm này, hai lãnh đạo Takeda sẽ dành thời gian làm việc và hỗ trợ các hoạt động chính thức triển khai vắc xin sốt xuất huyết của Takeda tại thị trường Việt Nam, sau khi vaccine được Bộ Y tế cấp phép lưu hành hồi tháng 5-2024. Hiện tại, Takeda là nhà sản xuất và nhập khẩu vaccine duy nhất về Việt Nam.

Sự tham gia của các nhà lãnh đạo Takeda khẳng định nỗ lực không ngừng của Tập đoàn trong việc tìm kiếm, cung cấp giải pháp hiệu quả để đẩy lùi dịch bệnh sốt xuất huyết, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật tại các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cao như Việt Nam.

Vietnam.vn

Cùng chủ đề

TS Trần Việt Nga được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao quyết định số 2799/QĐ-BYT ký ban hành ngày 23/9/2024, bổ nhiệm bà Trần Việt Nga - Tiến sĩ, Kỹ sư công nghệ thực phẩm, Phó Cục trưởng Phụ trách quản lý, điều hành Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) giữ chức Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm, kể từ ngày quyết định có hiệu lực. Phát biểu...

Herbalife Việt Nam phối hợp phát động cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần 3

Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” năm 2024 hướng đến mục tiêu truyền cảm hứng cho người tham gia và khán giả cùng xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và luyện tập thường xuyên để tăng cường sức khỏe và hạnh phúc.

Trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện sớm bất thường trên X-quang

Theo nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) làm giảm thời gian phân tích kết quả chụp X-quang ngực thẳng, cải thiện độ nhạy và độ đặc hiệu phát hiện tổn thương. Thông tin trên được chia sẻ tại Hội nghị khoa học cận lâm sàng do Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức vào ngày 21-9, chủ đề "Tiếp cận công nghệ cận lâm sàng mới trong chẩn...

Bộ Y tế yêu cầu không để gián đoạn cấp cứu trong bão số 4

Trong công điện do Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền bắc, miền trung, Bộ Y tế cho biết, theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm hôm nay - ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực...

Triển khai ngay phương án cấp cứu, điều trị người bệnh trong bão số 4

Ngày 19-9, Bộ Y tế có công điện gửi các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Trung bộ và các đơn vị y tế về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình mưa, lũ, thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tác phẩm ĐỈNH THIÊNG YÊN TỬ

- Tác giả: VŨ LÂM - Ngày tham dự: 25/09/2024 ...

Tác phẩm ĐIỂM HẸN CỦA NHỮNG GIẤC MƠ XANH

- Tác giả: VŨ LÂM - Ngày tham dự: 25/09/2024 ...

Tổng công ty PTSC tổ chức chương trình bồi dưỡng Nhận thức và Triển khai hệ thống Quản trị rủi ro cho toàn thể...

Trong bối cảnh ngành dầu khí đang đối mặt với nhiều thách thức và biến động khó lường từ thị trường quốc tế, việc quản trị rủi ro không chỉ còn là nhiệm vụ chiến lược mà đã trở thành yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp. Tổng Công ty PTSC đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng một nền tảng quản trị rủi ro vững...

Gần 400 khách du lịch đến Lào Cai trên chuyến tàu đầu tiên sau mưa lũ

8 giờ 30 phút ngày 24/9, chuyến tàu đầu tiên vận hành sau cơn bão số 3 đã đưa 387 khách du lịch đến với Lào Cai sau nhiều ngày phải tạm dừng hoạt động do bị ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. Bà Đỗ Thị Gấm, Trạm trưởng Trạm Vận tải đường sắt Lào Cai cho biết chuyến tàu này có 387 hành khách, tương đương với lượng hành khách đi tàu những ngày cuối tuần trước khi...

Petrovietnam ký kết hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ về chuyển đổi số và năng lượng bền vững

​​​Nhân dịp tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều ngày 23/9 tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự buổi tọa đàm doanh nghiệp do Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC) và Hội đồng doanh nghiệp vì sự hiểu biết chung (BCIU) phối hợp với Bộ Kế...

Bài đọc nhiều

Triển lãm tranh Mùa.1: Xoá đi những khác biệt về văn hoá

71 tác phẩm trong Triển lãm Mùa 1 của họa sĩ Siu Quý, Dương Ngọc Thăng và Đỗ Dũng đang trưng bày tại Hội Mỹ thuật TP.HCM cơ sở 2 (số 01 Einstein, phường Bình Thọ, TP Thủ Đức). Chương trình trưng bày tranh diễn ra từ nay đến 30-9. Hội hoạ là nghệ thuật của sự tĩnh lặng, tĩnh lặng để trăn trở, suy ngẫm về các góc khuất của cảm xúc con người mà thường ngày vì mưu...

Toàn văn phát biểu chính sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại học Columbia: ‘Con đường của Việt Nam,...

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại New York, Hoa Kỳ, sáng 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia. TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại sự kiện này.  "Kính thưa bà Angela...

Tập đoàn APM Holding mong muốn đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Việt Nam

Chủ tịch Tập đoàn APM Holding đánh giá cao những thành tựu của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài...   Chiều 23/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Robert Maersk Uggla - Chủ tịch Tập đoàn A.P.Moller Holding (APM Holding) kiêm Chủ tịch Maersk, thành viên của APM Holding - Tập đoàn kinh doanh và đầu...

Ít ai có thể hình dung được những bước tiến kỳ diệu trong quan hệ Việt – Mỹ

Nói về quan hệ Việt - Mỹ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, "ít ai có thể hình dung được những bước tiến kỳ diệu trong quan hệ hai nước trải qua gần 30 năm qua", từ cựu thù trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện. Sáng 23/9 giờ địa phương (tối 23/9 giờ Việt Nam), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học...

Cùng chuyên mục

Người kỹ sư luôn cống hiến hết mình cho ngành điện Quảng Trị

Tháng 9/1996, kỹ sư Nguyễn Hải Nam bắt đầu vào làm việc tại Điện lực Quảng Trị với chức danh kỹ thuật viên rồi Phó Quản đốc phân xưởng lưới điện. Tháng 5/2003, anh Nam đảm nhận chức vụ Đội phó Đội quản lý vận hành (QLVH) lưới điện 110kV - Điện lực Quảng Trị. Anh Nguyễn Hải Nam...

Thương vụ Việt Nam tại Pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp hai nước

Thương vụ Việt Nam tại Pháp đã tổ chức sự kiện “Gặp gỡ kinh tế” với mục tiêu tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại giữa các doanh nghiệp thuộc vùng Aix - Marseille Provence và các doanh nghiệp Việt Nam, trong ngày 23/9 vừa qua. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hợp tác của Thương vụ Việt Nam tại Pháp với Phòng Thương mại và Công nghiệp (CCI) Pháp...

Rà soát, nghiên cứu kỹ đề xuất lương nhà giáo được xếp cao nhất

Thu hút, trọng dụng và ưu đãi với người có tài năng làm nhà...

Việt Nam có thể là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại ASEAN

Mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 7%. Vì vậy hơn 3 tháng tới đòi hỏi nhiều nỗ lực phát triển kinh tế từ các địa phương và doanh nghiệp để có thể đạt mục tiêu này. VTV.vn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao làm việc với người đồng cấp Lào và Campuchia

Ngày 24/9, nhân dịp tham dự Khóa họp lần thứ 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc ăn sáng làm việc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Sok Chenda Sophea. Cùng với các cơ chế...

Mới nhất

Chủ doanh nghiệp ngoại ‘mất tích’, hơn 300 công nhân kêu cứu

Tương tự, bà Cáp Thị Thuận không khỏi khóc ròng khi bị công ty cho nghỉ việc bất ngờ. Ở tuổi 45, bà Thuận đi xin việc ở nhiều nơi nhưng không được. "Tôi mong cơ quan chức năng vào cuộc để...

Mỹ đồng ý bán lô tên lửa trị giá hàng trăm triệu USD cho một nước Trung Đông

Ngày 24/9, Mỹ đã chấp thuận bán các tên lửa Stinger trị giá 740 triệu USD cho một quốc gia ở khu vực Trung Đông, đang trở thành đối tác thân thiết của Washington trong cuộc khủng hoảng Gaza.

Giá vàng nhẫn tăng hơn 1 triệu sau 1 đêm, đắt hơn đầu năm 19 triệu đồng

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng cao, kéo giá vàng nhẫn trong nước tăng theo. Sáng nay, nhiều thương hiệu nâng giá vàng nhẫn đắt thêm hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với mức chốt hôm qua. Cụ thể, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji lúc 10h50' tăng giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 lên mức...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao làm việc với người đồng cấp Lào và Campuchia

Ngày 24/9, nhân dịp tham dự Khóa họp lần thứ 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc ăn sáng làm việc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith và Phó...

Cuộc họp cấp Bộ trưởng Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF)

Phiên họp được chủ trì bởi bà Gina Marie Raimondo – Bộ trưởng Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC). Tham gia phiên họp có sự tham dự của các Bộ trưởng, đại diện của 14 nước thành viên IPEF bao gồm: Australia Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines , Singapore, Thái Lan,...

Mới nhất