Trang chủNewsThời sựỦy ban TVQH cho ý kiến về dự thảo Luật Phòng, chống...

Ủy ban TVQH cho ý kiến về dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).


toan-canh-42-1723521031736.jpg
Toàn cảnh phiên họp

Tại phiên họp, các đại biểu nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày tóm tắt báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Cùng dự Phiên họp có đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; các cơ quan Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Cảnh sát biển Việt Nam…

Thống nhất cao dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết, mục đích, quan điểm sửa đổi và nội dung cơ bản của dự thảo Luật; đồng thời tham gia nhiều ý kiến tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật.

Căn cứ quan điểm sửa đổi Luật và chỉ đạo của UBTVQH, Thường trực Ủy ban Tư pháp, Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan đã nghiên cứu thận trọng, tiếp thu tối đa và giải trình các ý kiến đại biểu Quốc hội, ý kiến các cơ quan hữu quan, các chuyên gia trong từng lĩnh vực và đến nay, dự thảo Luật về cơ bản đã có sự thống nhất cao.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý có 8 chương, 67 điều (tăng 01 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội, trong đó bỏ Điều 45 và 58, bổ sung các điều 21, 40 và 67; sửa đổi 65 điều, giữ nguyên 02 điều).

chu-nhiem-uy-ban-tu-phap-le-thi-1723519439942.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày tóm tắt báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Về khái niệm “mua bán người” (khoản 1 Điều 2 của dự thảo Luật), Thường trực Ủy ban Tư pháp nhận thấy, khái niệm “mua bán người” trong dự thảo Luật cơ bản đã bảo đảm tính thống nhất, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, phúc đáp yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống mua bán người (PCMBN), bảo đảm tiệm cận với các điều ước quốc tế về PCMBN mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, để bảo đảm thống nhất với quy định của BLHS, Luật Nuôi con nuôi và bảo đảm phù hợp với thực tế, Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị bổ sung cụm từ “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” vào sau cụm từ “lợi ích vật chất khác” vào đoạn 2 khoản 1 Điều 2.

Liên quan đến khái niệm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân (khoản 6 và khoản 7 Điều 2), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, việc xác định nạn nhân cần phải dựa trên tiêu chí cụ thể, như bị xâm hại bởi hành vi mua bán người và được cơ quan có thẩm quyền xác định. Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định rộng hơn so với yêu cầu của các điều ước quốc tế trong việc hỗ trợ cả người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Do đó, đề nghị cho giữ như trong dự thảo Luật.

Ngoài ra, để bảo đảm tính nhân đạo và bảo vệ quyền trẻ em, dự thảo Luật đã có quy định hỗ trợ người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân như hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, y tế, tâm lý, chi phí đi lại, hỗ trợ pháp luật, phiên dịch.

130820240857-3cd177d83bc09f9ec6d1.jpg
Đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành dự Phiên họp

Về hành vi mua bán bào thai, Thường trực Ủy ban Tư pháp nhận thấy, trước tình hình mua bán bào thai đang diễn biến phức tạp và việc xử lý hành vi mua bán bào thai chưa được pháp luật điều chỉnh. Vì vậy, để bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm, phúc đáp yêu cầu thực tiễn, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Điều 3 của dự thảo Luật được bổ sung 01 khoản (khoản 2) quy định về hành vi bị nghiêm cấm: “mua bán bào thai; thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”.

Đối với chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người (Điều 5 của dự thảo Luật), một số ý kiến ĐBQH đề nghị ưu tiên bố trí ngân sách cho những vùng có tình hình mua bán người xảy ra nghiêm trọng, phức tạp và khu vực biên giới. Tiếp thu ý kiến ĐBQH, khoản 6 Điều 5 của dự thảo Luật đã được bổ sung nội dung “địa bàn có tình hình mua bán người diễn biến phức tạp”.

Liên quan đến trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phòng ngừa mua bán người, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, bên cạnh việc đề cao trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái, tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã được bổ sung 01 điều (Điều 21) quy định về trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phòng ngừa mua bán người, nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của tổ chức này trong công tác PCMBN.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH về đối tượng bảo vệ (Điều 35), dự thảo Luật được bổ sung 01 khoản (khoản 4) vào Điều 35 quy định đối tượng được bảo vệ là: “Cá nhân tham gia phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân” để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích họ tham gia công tác PCMBN. Đồng thời, dự thảo Luật đã được bổ sung 01 khoản (khoản 4) vào Điều 36 quy định về phạm vi bảo vệ đối với người thân thích của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và cá nhân tham gia phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân.

Về đối tượng và chế độ hỗ trợ (Điều 38 của dự thảo Luật), Thường trực Ủy ban Tư pháp nhận thấy, để bảo đảm tính nhân đạo và bảo đảm quyền lợi tốt nhất dành cho trẻ em, Điều 38 của dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hưởng các chế độ hỗ trợ như nạn nhân, trừ hỗ trợ học nghề, tư vấn việc làm, trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn. Quy định này đã được cân nhắc kỹ để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước. Các chế độ hỗ trợ khác dành cho trẻ em (nếu có) thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về trẻ em.

Bên cạnh đó, Điều 38 của dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng nạn nhân là công dân Việt Nam và người dưới 18 tuổi đi cùng đang ở nước ngoài thì được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế và chi phí phiên dịch. Sau khi những người này được cơ quan có thẩm quyền ở trong nước tiếp nhận và xác minh thì họ sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ khác như người đang trong quá trình xác định là nạn nhân ở trong nước.

Về Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân (Điều 47), Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị vẫn giữ quy định thành lập Cơ sở hỗ trợ nạn nhân vì quy định này mang tính dự liệu nhằm huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ nạn nhân, hoạt động không sử dụng ngân sách nhà nước mặc dù Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định về việc thành lập Cơ sở hỗ trợ nạn nhân nhưng đến nay, chưa có cơ sở nào được thành lập. Đồng thời cho rằng, để huy động sự tham gia của các Cơ sở trợ giúp xã hội khác trong việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán (cơ sở này phải được UBND cấp tỉnh cấp phép hoạt động), dự thảo Luật đã được bổ sung 01 khoản (khoản 3) vào Điều 47, đồng thời chỉnh sửa điểm g khoản 1 Điều 60 của dự thảo Luật.

Liên quan đến trách nhiệm của Bộ Tài chính (Điều 58), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, để bảo đảm thống nhất của hệ thống pháp luật và thực hiện nguyên tắc của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị bỏ Điều 58 về trách nhiệm của Bộ Tài chính trong dự thảo Luật./.

Đánh giá kỹ tác động khi mở rộng khái niệm mua bán người

pho-chu-tich-qh-nguyen-thi-thanh-1723519439051.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh

Tán thành việc đưa khái niệm về mua bán người vào luật để thống nhất trong nhận thức và thực hiện, tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh lưu ý, khoản 1, Điều 2 dự thảo Luật đưa ra khái niệm về hành vi mua bán người và hành vi mua bán người áp dụng với người từ 18 tuổi trở lên và người dưới 18 tuổi trong trường hợp có sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.

Trong khi đó, tại khoản 2, Điều 2 dự thảo Luật đưa ra khái niệm về mua bán người thì quy định chỉ áp dụng với người dưới 18 tuổi trong trường hợp sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác. Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu và quy định khái niệm này dễ hiểu hơn.

pho-chu-tich-qh-tran-quang-phuon-1723519440317.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo đánh giá kỹ tác động khi mở rộng khái niệm mua bán người. Bởi, khi mở rộng khái niệm thì sẽ mở rộng đối tượng phạm tội, hành vi phạm tội, tăng nặng trách nhiệm hình sự… “Cần đánh giá kỹ để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật khi áp dụng luật”, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định, các ý kiến đều đánh giá cao và đồng thuận với nội dung chính của dự thảo Luật đã được tiếp thu, giải trình.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thảo luận, cho ý kiến về nhiều nội dung cụ thể như: tiếp tục rà soát hệ thống khái niệm, từ ngữ, thuật ngữ bảo đảm chặt chẽ, nhất là thuật ngữ liên quan đến Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự và các luật chuyên ngành có liên quan; các khái niệm khác với luật chuyên ngành có liên quan phải rà soát kỹ lưỡng, thể hiện rõ ràng, dễ hiểu; bổ sung trách nhiệm của chính quyền địa phương, trong đó có trách nhiệm của HĐND; cân nhắc các quy định liên quan đến trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; rà soát, thể hiện rõ hơn nội dung của các điều khoản về hành vi bị nghiêm cấm…

pho-chu-tich-qh-nguyen-khac-dinh-1723519440741.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kết luận phiên họp

Về biện pháp hỗ trợ nạn nhân, người thân thích, người dưới 18 tuổi đi cùng, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để quy định đơn giản, dễ hiểu, không sót người nhưng không quá rộng, có biện pháp hỗ trợ phù hợp; cân nhắc các khái niệm cần thiết như trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý, không phát sinh thêm khái niệm mà trong luật chưa có.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/uy-ban-tvqh-cho-y-kien-ve-du-thao-luat-phong-chong-mua-ban-nguoi-sua-doi-378223.html

Cùng chủ đề

Thường vụ Quốc hội họp về ‘Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030’

Sáng 3/11/2024, tại Nhà Quốc hội, Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Cũng tại Phiên họp này, Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật trên và...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025

Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình và đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Năm 2024,...

Hạ tầng giao thông là điểm sáng trong bức tranh kinh tế

Đưa vào khai thác hơn 2.021km đường bộ cao tốcTiếp tục chương trình phiên...

Điều chuyển hơn 7.300 tỷ đồng vốn đầu tư công

Chiều 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng mức hỗ trợ, tạo phong trào, ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Thống nhất ngay từ ngày hôm nay (10/11), nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/căn nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc làm này có ý nghĩa nhân văn sau sắc, phải tạo phong trào, xu thế, tổ chức như ngày hội, như chiến dịch để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thanh Hóa

Ngày 10/11, tại Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư Thôn 1, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn. Khu dân cư tích cực xây dựng các mô hình "Sáng...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Gia Lai

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình mong muốn cấp ủy, chính quyền tỉnh Gia Lại nói chung và cán bộ, nhân dân làng Ia Nueng nói riêng tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, không ngừng tăng cường sức mạnh đại đoàn kết, tập trung thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Sáng 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tại Phiên họp, Thủ tướng đề nghị các đồng chí trao đổi,...

Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị mục tiêu phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Ông Donald Trump lái xe rác vận động tranh cử

Ông Trump lên xe chở rác để vận động tranh cử.Ngày 30/10, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã gây chú ý với hình ảnh lái xe rác đến cuộc vận động tranh cử ở Green Bay tại bang Wisconsin, khi cuộc đua vào Nhà Trắng đang đếm ngược với giờ G.Theo AP, cựu tổng thống Trump muốn thu hút sự chú ý đến phát biểu được đưa ra một ngày trước đó của đương kim Tổng thống...

Cùng chuyên mục

Thị xã Sơn Tây đón nhận vinh dự lớn trong ngày đại lễ

Kinhtedothi - Niềm vui được nhân đôi với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Sơn Tây trong buổi lễ Kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã và 555 năm danh xưng “Sơn Tây” khi vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Đảng và Nhà nước trao tặng. Xứng danh vùng đất “địa linh nhân kiệt” Tối 10/11, tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây long trọng diễn ra Lễ kỷ...

Việt Nam sẵn sàng cùng LHQ ủng hộ hòa bình, thúc đẩy phát triển bền vững

(ĐCSVN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, và ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, vai trò trung tâm của Liên hợp quốc (LHQ). Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chia sẻ, đóng góp, cùng LHQ triển khai các giải pháp toàn cầu, toàn diện, toàn dân cho các thách thức hiện...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Ia Nueng

Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai). Tiếp tục tổ...

Sẵn sàng cho Lễ trao Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI

Chiều 10/11, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Tô Thị Bích Châu đã dự buổi tổng duyệt Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024. ...

Truy tố 3 đối tượng tham gia tổ chức ‘Năng lượng gốc trống đồng Việt Nam’

Ngày 10/11, Công an tỉnh Hải Dương thông tin về tổ chức “Năng lượng gốc trống đồng Việt Nam” gọi tắt là NLG hoặc NLG Energy University. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, ngày 23/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đã hoàn thiện bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện KSND tỉnh Hải Dương truy tố 3 bị can là những đối tượng cốt cán của NLG về tội “Đưa...

Mới nhất

NSƯT Tuấn Phong qua đời

(NLĐO) – GSTS Trần Thế Bảo cho biết ca sĩ NSƯT Tuấn Phong đã qua đời ngày 10-11, thọ 73 tuổi. ...

Nữ CEO luôn ủng hộ phụ nữ da màu lập nghiệp

Đó là chia sẻ của bà Deryl McKissack (63 tuổi), Giám đốc điều hành hãng thiết kế và...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Ia Nueng

Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai). ...

Góp sức xây dựng Tiểu vùng Mê Công mở rộng phát triển bền vững và thịnh vượng

Dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các phát biểu quan trọng, vừa đúc kết những bài học kinh nghiệm vừa chỉ ra hướng đi phù...

Mới nhất