Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVỦy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành đổi tên tòa...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành đổi tên tòa án tỉnh và huyện

Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành đề xuất của TAND tối cao về việc đổi tên tòa án tỉnh và huyện, vì việc này chưa bảo đảm thực chất, chưa thực sự cần thiết.

Theo chương trình kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV, sáng mai 28.5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật Tổ chức TAND (sửa đổi).

Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến tranh luận là việc TAND tối cao – cơ quan chủ trì soạn thảo – đề xuất đổi tên TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành đổi tên tòa án tỉnh và huyện- Ảnh 1.

Dự án luật Tổ chức TAND sửa đổi sẽ được Quốc hội thảo luận vào sáng mai 28.5

GIA HÂN

Đổi tên nhưng nhiệm vụ vẫn như cũ

Trong báo cáo gửi các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, đang có 2 luồng ý kiến về vấn đề trên.

Một số ý kiến tán thành đổi mới hệ thống TAND theo thẩm quyền xét xử như đề xuất trong dự thảo và đề nghị quy định cụ thể các vấn đề liên quan (như quan hệ giữa tòa án với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương…).

Ngược lại, một số ý kiến không tán thành, có ý kiến thì đề nghị thí điểm về tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử tại một số địa phương.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, việc đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm, nhưng nhiệm vụ và quyền hạn của các tòa án lại không thay đổi.

Các tòa án vẫn gắn với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh. TAND phúc thẩm vẫn xét xử, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm một số vụ án, vụ việc.

Cạnh đó, quy định như dự thảo luật chưa đáp ứng chủ trương của Nghị quyết 27-NQ/TW về việc “khắc phục tình trạng quan hệ giữa các cấp tòa án là quan hệ hành chính, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử” và “bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử”.

Mặt khác, việc đổi tên TAND còn dẫn tới không thống nhất về tổ chức của các cơ quan tư pháp khác ở địa phương; phải sửa đổi nhiều luật có liên quan, nhất là các luật trong lĩnh vực tư pháp; phát sinh nhiều chi phí khác như sửa con dấu, biển hiệu, các loại biểu mẫu, giấy tờ…

Từ những căn cứ đã nêu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ nguyên quy định của luật hiện hành về TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành đổi tên tòa án tỉnh và huyện- Ảnh 2.

TAND tối cao đề xuất đổi tên TAND cấp tỉnh và huyện thành TAND phúc thẩm và sơ thẩm (ảnh minh họa)

TUYẾN PHAN

Chưa thực chất, chưa thực sự cần thiết

Đối với đề nghị thực hiện thí điểm tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử tại một số địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục khẳng định, việc đề xuất đổi tên TAND cấp tỉnh và huyện là chưa bảo đảm thực chất, chưa thực sự cần thiết.

Ngoài ra, lĩnh vực tư pháp có liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân. Do đó, việc thí điểm cần được nghiên cứu thật kỹ, đánh giá toàn diện và cân nhắc hết sức thận trọng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chưa thực hiện thí điểm TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm tại một số địa phương.

Với đề nghị còn lại là tổ chức tòa án theo cấp xét xử kết hợp với khu vực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đây là nội dung rất quan trọng, liên quan đến tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án và nhiều cơ quan tư pháp khác.

Việc có nên thành lập tòa án khu vực hay không đã được đặt ra ngay từ khi xây dựng luật Tổ chức TAND năm 2014, nhưng chưa có sự thống nhất cao. Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết 27-NQ/TW không đề cập nội dung này.

Từ những căn cứ đã nêu, đồng thời quán triệt các nguyên tắc trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của luật hiện hành.

Xây dựng 2 phương án để thảo luận

Do đại biểu Quốc hội còn có ý kiến khác nhau và TAND tối cao tiếp tục đề nghị đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã chỉ đạo xây dựng 2 phương án để trình Quốc hội xem xét, thảo luận.

Phương án 1: quy định TAND tỉnh và TAND huyện (như quy định của luật hiện hành).

Phương án 2: quy định TAND sơ thẩm và TAND phúc thẩm (như đề nghị của TAND tối cao).

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-khong-tan-thanh-doi-ten-toa-an-tinh-va-huyen-185240527155948488.htm

Cùng chủ đề

Quốc hội hoàn thiện sắp xếp, tinh gọn các cơ quan trước 15/3/2025

Thông tin trên được Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đề cập tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2024, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 17/12.Báo cáo kết quả công tác năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, năm 2024, với sự nỗ...

6 ‘ông lớn’ Nhà nước về lại Bộ Công Thương, hợp nhất, đổi tên hàng loạt cục, vụ, viện

Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị. 12/12/2024 21:38 Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị. Tại Hội...

Họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Duy trì tính hấp dẫn của môi trường đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng việc xây dựng nghị định của Chính phủ thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Chiều 11/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư. Tờ trình của Chính phủ đã nêu rõ sự cần thiết ban hành, mục đích,...

Bế mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 11/12, tại Nhà Quốc hội, sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Phiên họp thứ 40 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.   Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 8 và cho...

Quốc hội Dự kiến sẽ xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp

NDO - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dự kiến xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp, 7 nhóm nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; 7 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu. Sáng 11/12, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 40, dưới sự chủ trì của Chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Á hậu Lê Phan Hạnh Nguyên hóa nàng thơ với áo dài xuân

Để khép lại một năm làm việc chăm chỉ, nhà thiết kế Minh Châu kết hợp cùng Á...

Cần lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy học vị

Theo GS Vũ Hà Văn, đóng góp lớn nhất hiện nay của Quỹ Đổi mới sáng tạo VINGROUP không chỉ là tài trợ hơn 900 tỉ đồng cho khoa học Việt Nam mà lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy...

Tóc đen uốn xoăn như Lưu Diệc Phi, Thi Thi ‘cân’ đủ mọi trang phục

Tóc đen uốn xoăn vốn không còn xa lạ, nhưng chút nhấn nhá ở màu tóc và tạo...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng: ‘Thay vì phải làm rất nhiều việc, chỉ cần một việc là thay người’

Nhấn mạnh đến vấn đề con người, tổ chức thực hiện, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nếu chỉ thay thế một vài người trong bộ máy lãnh đạo của một đơn vị như đường sắt, PVN, EVN thì sẽ thay đổi hẳn theo hướng tích cực. Chiều 25.5, tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian nói về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của...

Bộ Công an: Dao để nấu ăn, đi rẫy… thì không phải khai báo

Bộ Công an cho biết, trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không phải khai báo. Ngày 3.6, kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV tiếp tục làm việc, thảo luận ở hội trường về dự án luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).  Trước đó, Bộ Công an - cơ quan soạn thảo - đã có báo...

Đạo đức nghề nhà giáo là tiêu chuẩn quy định trong luật

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, một trong những tiêu chuẩn của Chuẩn nhà giáo là phải có đạo đức nghề nghiệp. Cần điều chỉnh thống nhất về đạo đức nghề nghiệp nhà giáo trong Luật Nhà giáo. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN Cần điều chỉnh thống nhất Theo GS.TS Phạm Hồng Thái, Trường Đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), đạo đức nhà giáo là những chuẩn mực, quy tắc đạo đức được hình thành trong lịch sử, lưu truyền, sàng...

Quốc hội Việt Nam phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Anh

Với đa số tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Các đại biểu bấm nút thông qua nghị quyết sáng 25-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 25-6, với 459/460 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn văn kiện...

Chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Rõ trách nhiệm, rõ giải pháp và cam...

Diễn ra trong 2,5 ngày làm việc (từ 04-06/6/2024) nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Phát biểu kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với tinh thần rõ trách nhiệm, rõ giải pháp và cam kết mạnh mẽ...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Áp thấp nhiệt đới trái mùa sắp hình thành trên biển Đông, miền Trung mưa lớn

Một vùng áp thấp hình thành trên vùng biển phía Nam của Biển Đông khả năng sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Đây là đợt áp thấp nhiệt đới trái mùa. Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, hiện nay, một vùng áp thấp hình thành trên vùng biển phía Nam của Biển...

Triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, bình đẳng giới

Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bình Định vừa tiến hành Đại hội Hội Nữ doanh nhân tỉnh lần...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình thăm Binh chủng Pháo binh

Binh chủng Pháo binh thành lập ngày 29/6/1946, là binh chủng chiến đấu và kỹ thuật chủ lực, được mệnh danh là “hỏa lực chủ yếu của Lục quân và hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội ta." Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Chiều 20/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã thăm, chúc...

Những đảng viên tiên phong ở Sơn Dương

Phát huy tinh thần tiên phong “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, những năm qua, trên địa bàn huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã xuất hiện nhiều tấm gương đảng viên tiêu biểu, lan toả tinh thần dám nghĩ, dám làm để đồng bào noi gương, tích cực sản xuất tăng thu nhập, vươn lên thoát...

Mới nhất