Trang chủPolitical ActivitiesUỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình dự thảo Luật...

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình dự thảo Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8


Dự phiên họp có các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng; lãnh đạo các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính.

Quang cảnh phiên họp

Trước đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến góp ý lần đầu về dự thảo Luật Nhà giáo tại phiên họp lần thứ 37 diễn ra cuối tháng 9/2024.

Giải trình vắn tắt, tập trung vào những điểm có tính chất điều chỉnh, tiếp thu các ý kiến sau phiên họp lần thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Việc chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm bảo không làm thay đổi 5 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7/7/2023 và các nội dung chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 126-NQ/CP ngày 1/9/2024.

Chia sẻ dự kiến một số tác động tích cực của Luật Nhà giáo, Bộ trưởng nhấn mạnh đến việc ngành Giáo dục sẽ có sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo vì có chế tài pháp lý đủ mạnh để tháo gỡ các nút thắt trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo thời gian qua, thu hút người giỏi đến với nghề dạy học, giữ chân nhà giáo giỏi trong nghề. Từ đó, nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục trên cơ sở chuẩn hóa nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trình bày vắn tắt một số điểm điều chỉnh tiếp thu sau Phiên họp thứ 37 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 

Cùng với đó, nhà giáo sẽ được nâng tầm vị thế, vai trò, được xã hội ghi nhận, tôn vinh, được bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp; mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp; tạo điều kiện và quy định trách nhiệm đối với nhà giáo trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, luôn phấn đấu trong học tập, bồi dưỡng, không ngừng cập nhật kiến thức kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển không ngừng của giáo dục; góp phần nâng cao đời sống, giúp nhà giáo yên tâm công tác và tạo động lực để nhà giáo tận tâm cống hiến với nghề, trách nhiệm cao  nhất với nghề.

Đồng thời, tạo sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập. Lần đầu tiên vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập – không chỉ là người lao động theo cơ chế của hợp đồng lao động mà còn đầy đủ tư cách của nhà giáo.

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo tóm tắt thẩm tra sơ bộ dự thảo Luật Nhà giáo

Tại phiên họp, lãnh đạo Quốc hội, các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo sau khi đã chỉnh sửa, hoàn thiện sau Phiên họp thứ 37 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, việc tiếp thu hoàn thiện đã được Ban soạn thảo thực hiện nghiêm túc; các chỉnh sửa cơ bản tốt và dự thảo hôm nay đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8.

Với quan điểm “cứ gì tốt hơn cho nhà giáo là ủng hộ”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã có thêm những góp ý cụ thể vào dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất xung quanh các quy định về chế độ làm việc của nhà giáo, thuyên chuyển công tác đối với nhà giáo, chế độ nghỉ hưu, chế độ ưu đãi, hợp tác quốc tế về nhà giáo…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao đổi tại phiên họp

Đánh giá, Ban soạn thảo đã hết sức tích cực, khẩn trương, hầu hết các ý kiến góp ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 đã được Chính phủ, Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có thêm một số định hướng, đề nghị để Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện trước khi đưa ra Kỳ họp thứ 8 thảo luận lầu đầu.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các nội dung đã được điều chỉnh ở Luật chuyên ngành khác không quy định ở Luật Nhà giáo; Luật chỉ quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, các quy định chi tiết giao Chính phủ, các Bộ, ngành theo thẩm quyền ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng yêu cầu, Ban soạn thảo tiếp tục đánh giá tác động để làm rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật; đánh giá tác động rõ tới đâu thì quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tới đó, không làm một cách mênh mông, dàn trải.

Đại diện Bộ Tư pháp trao đổi tại phiên họp

Theo Chủ tịch Quốc hội, báo cáo tiếp thu, giải trình của Chính phủ cũng cần làm rõ một số chính sách ưu tiên, điều kiện đảm bảo đối với các đối tượng nhà giáo như chính sách tiền lương, phụ cấp, ưu đãi, chính sách hỗ trợ miễn học phí… Việc đánh giá kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác.

Trao đổi tổng hợp các ý kiến góp ý dự thảo Luật Nhà giáo tại Phiên họp thứ 38, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhận định: Mặc dù trong thời gian rất gấp nhưng Chính phủ, Ban soạn thảo Luật Nhà giáo đã rất nỗ lực, cầu thị, nghiên cứu, tiếp thu tối đa, giải trình cơ bản các ý kiến góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và các cơ quan của Quốc hội.

Hồ sơ dự thảo luật sau khi chỉnh lý, tiếp thu đã có sự điều chỉnh ngắn gọn và thay đổi căn bản, giảm 26 điều từ 71 điều xuống 45 điều. Nội dung dự thảo luật sau chỉnh lý tập trung quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, có sự cân nhắc, điều chỉnh theo hướng chỉ quy định trong dự thảo luật những vấn đề đã chín, đã rõ, đã ổn định, giải quyết được những vấn đề bất cập trong thực tiễn và tạo ra bước đột phá cho hoạt động của ngành giáo dục đào tạo, trong đó có nhà giáo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tổng hợp các ý kiến góp ý tại phiên họp

Những nội dung đã được quy định trong luật khác thì không quy định, nhắc lại trong luật này, nội dung chồng chéo, khác biệt so với các quy định của các luật khác cũng đã được rà soát, điều chỉnh, quy định cho phù hợp cũng như đã bổ sung, đánh giá tác động đối với những quy định mới để bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật.

“Tại Phiên họp hôm nay, Thường vụ Quốc hội thống nhất cho rằng, để thể chế hóa quan điểm của Đảng, rất cần thiết ban hành Luật Nhà giáo nhằm tạo khung khổ pháp lý thuận lợi và thống nhất cho xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo cũng như bảo vệ, tôn vinh nghề giáo. Hồ sơ dự án luật, đặc biệt là dự thảo luật sau khi điều chỉnh, tiếp thu đã đủ điều kiện để trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 8 tới đây”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nói, đồng thời cũng lưu ý một số nội dung đề nghị Chính phủ, Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8.

Trân trọng cảm ơn sự ủng hộ và góp ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa và hoàn thiện đầy đủ hồ sơ dự thảo Luật Nhà giáo để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới. Bộ trưởng đồng thời cũng chia sẻ sự mong đợi, kỳ vọng của hơn 1,6 triệu giáo viên cả nước về một dự luật dành riêng cho nhà giáo.



Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=9882

Cùng chủ đề

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp 9 tháng đầu năm 2024

(MPI) - Trong tháng 9/2024, cả nước có 11,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 92,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 63 nghìn lao động, giảm 16,3% về số doanh nghiệp, giảm 25,5% về vốn đăng ký và giảm 12,3% về số lao động so với tháng 8/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 5,0% về số doanh nghiệp, giảm 5,8% về số vốn đăng ký...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 8/10, ngay sau khi tới Thủ đô Viêng Chăn, Lào để tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch ASEAN 2024. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Thủ tướng Sonexay Siphandone đã dành cho...

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Thủ đô Vientiane, Lào diễn ra từ ngày 8-11/10 là chuỗi hoạt động cấp cao quan trọng nhất của ASEAN trong năm, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Thủ tướng tới Thủ đô Vientiane, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân...

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhận Giải thưởng Chuyển đổi số

Vượt trội trong số hơn 5.000 đơn vị tiếp cận, và gần 400 hồ sơ dự thi, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lần thứ 2 đón nhận Giải thưởng Chuyển đổi số Quốc gia ...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo Pháp ngữ FrancoTech

Thưa các quý vị, Với dân số hơn 1,2 tỷ người, chiếm 16% GDP và 20% thương mại toàn cầu, không gian Pháp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Pháp

Được sự ủy quyền của Chính phủ Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã cùng bà Anne GENETET, Bộ trưởng Bộ Giáo dục quốc gia Pháp ký kết Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giữa Chính phủ hai nước. Lễ ký kết diễn ra trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo...

Thủ tướng Chỉ thị về chỉ đạo, phối hợp, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức ngày càng nghiêm túc, khách quan, trung thực Chỉ thị nêu rõ: Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...

Đánh giá cao ban soạn thảo, cần thiết có Luật Nhà giáo

Dự phiên họp có các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Nguyễn Lâm Thành, Trần Thị Hoa Ry, Quàng Văn Hương, Đinh Thị Phương Lan; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Đinh Công Sỹ; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng; các thành viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và lãnh đạo một số đơn vị Bộ GDĐT. Quang cảnh phiên họp Phát biểu tại...

Chung tay thúc đẩy giáo dục về năng lực tái tạo và biến đổi khí hậu

Hoạt động này nhằm tạo ra một không gian đối thoại và hợp tác giữa các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia, giáo viên, học sinh, sinh viên và những người quan tâm đến các vấn đề về giáo dục biến đối khí hậu, năng lượng tái tạo hướng đến sự phát triển bền vững. Diễn đàn “Giáo dục về năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu” đã thu hút 120 đại biểu đến từ Bộ...

5.000 học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh TP HCM tham gia giải chạy S-Race

Phát biểu khai mạc S-Race TP HCM, ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ GDĐT cho biết: Đây là năm thứ tư S-Race được tổ chức, giải chạy đã trở thành một hoạt động thường niên và được yêu thích của hàng triệu học sinh, sinh viên cả nước với nhiều hoạt động phong phú, mở rộng và phát triển qua từng năm, để mang đến ngày càng nhiều hơn những giá trị...

Bài đọc nhiều

Tình hình sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2024

(MPI) - Hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý III/2024 tăng trưởng tích cực hơn quý trước, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước đạt 9,59% so với quý III/2023. Tính chung 9 tháng năm 2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,76%. ...

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì tăng trưởng trong quý III/2024

(MPI) - Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tháng 9 bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 và mưa lớn kéo dài, gây thiệt hại lớn về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của nhiều tỉnh phía Bắc. Tuy vậy, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III và 9 tháng năm 2024...

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước

(MPI) – Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg về việc thực hiện Nghị quyết số 132/2024/QH15 ngày 24/6/2024 của Quốc hội về bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Theo Chỉ thị, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 132/2024/QH15 về bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân...

Vai trò của hợp tác quốc tế trong định hướng phát triển nguồn nhân lực

Tham dự Hội thảo có TS. Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành  hội nhập quốc tế về kinh tế – Bộ Công Thương, ông Nguyễn Văn Phương - Chuyên gia tư vấn giải pháp, Hewlett Packard Enterprise Vietnam, bà Nguyễn Thị Cẩm Thơ – chuyên viên Vụ Tổ chức Cán Bộ - Bộ Công Thương và các cán bộ quản lý, các giảng viên và viên chức của nhà trường.Mở đầu hội thảo, TS....

Khai mạc Hội thi Chủ tịch công đoàn cơ sở giỏi cấp toàn quân năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 7/10, tại Học viện Viettel (Hà Nội), Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Khai mạc Hội thi Chủ tịch công đoàn cơ sở giỏi cấp toàn quân năm 2024 với chủ đề “Bản lĩnh, trí tuệ - Tâm huyết, nghĩa tình”. Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam dự và phát biểu khai mạc hội thi.Các đại biểu dự khai mạc hội thi.Dự lễ...

Cùng chuyên mục

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp 9 tháng đầu năm 2024

(MPI) - Trong tháng 9/2024, cả nước có 11,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 92,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 63 nghìn lao động, giảm 16,3% về số doanh nghiệp, giảm 25,5% về vốn đăng ký và giảm 12,3% về số lao động so với tháng 8/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 5,0% về số doanh nghiệp, giảm 5,8% về số vốn đăng ký...

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhận Giải thưởng Chuyển đổi số

Vượt trội trong số hơn 5.000 đơn vị tiếp cận, và gần 400 hồ sơ dự thi, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lần thứ 2 đón nhận Giải thưởng Chuyển đổi số Quốc gia ...

Tình hình sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2024

(MPI) - Hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý III/2024 tăng trưởng tích cực hơn quý trước, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước đạt 9,59% so với quý III/2023. Tính chung 9 tháng năm 2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,76%. ...

Chỉ số giá tiêu dùng quý III/2024 tăng 3,48% so với quý III/2023

(MPI) – Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão; một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 97/2023/NĐ-CP; giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29%...

Việt Nam – Pháp: Ký Chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2024-2028

Tại Grand Palais, Paris, Pháp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có buổi hội kiến với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Cộng hòa Pháp Bà Rachida Dati và ký Chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2024-2028 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Pháp. ...

Mới nhất

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/ha-noi-ruc-ro-co-hoa-chao-mung-ngay-giai-phong-thu-do-19669.htm

Bầu cử Mỹ: Cử tri nghĩ gì về hai ứng cử viên Trump – Harris?

Chưa đầy một tháng nữa sẽ đến ngày bầu cử, các cử tri chia sẻ những vấn đề nào là quan trọng nhất đối với họ, những khả năng có thể xảy ra trong một tháng tới. Cục diện có đảo chiều? Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5.11. Các cử...

Hà Nội ngày tiếp quản thủ đô trong ký ức nữ sinh kháng chiến

Năm 1950, khi bị bắt giam vào nhà tù Hỏa Lò, để bảo toàn khí tiết của mình và không muốn liên lụy đến bất cứ ai, nữ sinh Đỗ Hồng Phấn đã đập vỡ chiếc bát ăn cơm, viết lên tường xà lim bốn khẩu hiệu: Cách mạng vô sản thế giới thành công muôn năm! Kháng chiến thành...

‘Xương sống’ kết nối vùng Thủ đô

(Dân trí) - 70 năm sau Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội không ngừng vươn lên, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm lớn về khoa học và đổi mới sáng tạo của cả nước. Hạ tầng giao thông, trong đó đường sắt đô thị và những cây cầu...

Xác minh thông tin nhiều trẻ mầm non nghi bị đánh đến bầm tím khắp cơ thể

Ngày 8/10, ông Lại Văn Dương - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ...

Mới nhất