Trang chủNewsNhân quyềnỦy ban Quyền Trẻ em LHQ kêu gọi các nước khẩn trương...

Ủy ban Quyền Trẻ em LHQ kêu gọi các nước khẩn trương giải quyết mối đe dọa tới quyền trẻ em do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là một vấn đề thực tế đang ảnh hưởng đến hành tinh của chúng ta theo những cách khác nhau. Trẻ em, thế hệ tương lai đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ những thảm họa khí hậu và môi trường. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương hơn trước những tác động đến sức khỏe của biến đổi khí hậu vì chúng đang trong giai đoạn phát triển về mặt thể chất, nhạy cảm hơn trước các mối nguy hại liên quan đến khí hậu như nhiệt độ thay đổi và chất lượng không khí thấp.

Bảo vệ quyền trẻ em trước những tác động của biến đổi khí hậu ẢNH PHYSORG

Trẻ thở nhanh hơn, dành nhiều thời gian ở ngoài trời hơn và uống lượng nước gấp đôi so với người lớn, do đó, chúng là đối tượng dễ phải đối mặt với ô nhiễm và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, các em còn có thể gặp phải các vấn để về mặt cảm xúc khi phải trải qua những sự kiện thời tiết cực đoan như hỏa hoạn lớn, bão, lũ lụt… những sự kiện này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của các em và vì sự phụ thuộc của các em vào người lớn nên nếu thiếu sự hỗ trợ của người lớn thì những mối nguy hiểm này có thể đe dọa tới tính mạng của các em.

Cuối tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên, Ủy ban đưa ra khẳng định rõ ràng quyền của trẻ em là được sống trong một môi trường sạch sẽ, lành mạnh và bền vững, đồng thời đưa ra cách giải thích toàn diện về nghĩa vụ của các quốc gia thành viên thi hành Công ước về Quyền Trẻ em của Liên hợp quốc. Công ước này được thiết lập năm 1989 và được 196 quốc gia phê chuẩn, công ước nêu rõ các quyền phổ quát của trẻ em như quyền sống, quyền phát triển cũng như quyền về sức khỏe.

Khuyến nghị chung cung cấp hướng dẫn pháp lý về ý nghĩa của các quyền này đối với một chủ đề hoặc lĩnh vực pháp luật cụ thể. “Khuyến nghị chung số 26 về quyền trẻ em và môi trường với trọng tâm đặc biệt là biến đổi khí hậu” hiện đã được công bố, đề cập rõ ràng về tình trạng khẩn cấp về khí hậu, sự sụp đổ của đa dạng sinh học và ô nhiễm lan rộng, đồng thời nêu ra các biện pháp đối phó để bảo vệ cuộc sống của trẻ em.

Với Khuyến nghị chung số 26, Ủy ban không chỉ khuếch đại tiếng nói của trẻ em mà còn xác định rõ ràng các quyền của trẻ em liên quan đến môi trường mà các quốc gia thành viên cần tôn trọng, bảo vệ và thực hiện… một cách tập thể và khẩn trương. Khuyến nghị này nhấn mạnh rằng các quốc gia có thể phải chịu trách nhiệm không chỉ về tác hại môi trường xảy ra trong phạm vi biên giới của họ mà còn về tác động môi trường và biến đổi khí hậu ngoài biên giới của họ.

Các chính phủ có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em. Khuyến nghị nêu rõ “những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu” đối với việc thụ hưởng quyền trẻ em “phát sinh nghĩa vụ của các quốc gia phải thực hiện các hành động để bảo vệ trước những tác động đó”. Cần đặc biệt chú ý đến những tổn hại không tương xứng mà trẻ em phải đối mặt trong những hoàn cảnh khó khăn.

Trong tháng 9 vừa qua, Ủy ban đã đưa ra hướng dẫn mới cho các chính phủ trong việc bảo vệ quyền trẻ em trước biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng môi trường khác. Từ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Zambia, việc tái chế nhựa độc hại ở Thổ Nhĩ Kỳ, đến mực nước biển dâng cao ảnh hưởng đến mưu sinh của người dân ở Panama và nhiệt độ tăng cao làm giảm nguồn cung lương thực ở Canada, các cuộc khủng hoảng môi trường đang gây ra những rủi ro to lớn cho trẻ em trên toàn cầu. Trẻ em trong các cộng đồng nghèo và bị thiệt thòi càng có nguy cơ cao hơn.

Trẻ em đối diện với nhiều nguy cơ từ biến đổi khí hậu Ảnh minh hoạ Getty Images

Hướng dẫn chung của Ủy ban là kết quả của quá trình tham vấn với hơn 16.000 trẻ em từ 121 quốc gia, chính phủ và các nhóm hoạt động vì môi trường, nhân quyền, bao gồm cả Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Hướng dẫn này cung cấp cách giải thích mới về nghĩa vụ của các quốc gia theo Công ước về Quyền Trẻ em trong việc duy trì quyền của trẻ em bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng môi trường khác.

Ủy ban nhấn mạnh rằng “tình trạng khẩn cấp về khí hậu, sự sụp đổ của đa dạng sinh học và ô nhiễm lan rộng, là mối đe dọa cấp bách và mang tính hệ thống đối với quyền trẻ em trên toàn cầu”. Ủy ban này kêu gọi các chính phủ hành động bao gồm quy định các quốc gia có trách nhiệm không chỉ trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bị tổn hại ngay lập tức mà còn trước các mối đe dọa liên quan đến môi trường có thể thấy trước do các hành động hoặc không hành động của các chính phủ.

Các quốc gia cần đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhanh chóng giảm lượng khí thải và yêu cầu họ đánh giá những rủi ro thực tế và tiềm ẩn đối với quyền trẻ em, đồng thời nhắc nhở các chính phủ rằng “việc trì hoãn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch sẽ dẫn đến tác hại lớn hơn có thể thấy trước đối với quyền trẻ em”.

Biến đổi khí hậu đang gây ra tác động không chỉ về môi trường và kinh tế, mà còn tới cuộc sống và phát triển của trẻ em trên khắp thế giới. Biến đổi khí hậu tạo ra những thách thức đáng lo ngại đối với trẻ em. Nó có thể dẫn đến thảm họa tự nhiên, như lũ lụt, cạn kiệt tài nguyên, và tăng nhiệt độ. Những tác động này có thể làm mất đi ngôi nhà, gia đình, và cơ hội giáo dục của trẻ em, đặc biệt là ở những khu vực nghèo khó. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn gây ra sự gia tăng về dịch bệnh và suy giảm chất lượng không khí, ảnh hưởng xấu đến sức kháng cũng như sức khỏe của trẻ em.

Về mặt tâm lý, trẻ em cũng phải đối mặt với căng thẳng và lo lắng do tương lai không rõ ràng. Các em còn có thể phải chứng kiến những biến đổi môi trường đáng sợ, mất mát gia đình, và khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục và các dịch vụ cơ bản. Tất cả những điều này có thể gây ra tác động tiêu cực đối với sự phát triển thể chất, và tinh thần của trẻ em.

Vì vậy, bảo vệ quyền trẻ em không chỉ là một nhiệm vụ đạo đức mà còn là một trách nhiệm tất yếu để đối phó với biến đổi khí hậu. Chúng ta cần thực hiện các biện pháp cụ thể để đảm bảo rằng trẻ em được bảo vệ khỏi tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và có cơ hội phát triển toàn diện.

Vi Minh

Cùng chủ đề

Bộ trưởng TT-TT: ‘Số người dùng 1.000 mạng xã hội Việt Nam cộng lại bằng Facebook, TikTok’

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện Việt Nam đã cấp phép gần 1.000 mạng xã hội, số người dùng cộng lại bằng hoặc cao hơn các mạng xã hội như Facebook, TikTok... Mạng xã hội không tuân thủ có thể bị dừng hoạt động Sáng 12.11, nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (đoàn Đắk Nông) nêu tình trạng quảng cáo không đúng gây hiểu nhầm, thậm chí có thể...

Bộ trưởng Bộ Công an: Xúc phạm nhân phẩm người khác, kiến nghị xử lý hình sự mà không xét hậu quả

Bộ Công an đang xử lý các đội nhóm lập trên mạng xã hội như "báo chốt 141, thông chốt kiểm soát nồng độ cồn, né bắn tốc độ". Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang - Ảnh: GIA HÂN Chiều 12-11, trong phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã giải trình trước Quốc hội về những chất vấn liên quan đến tin giả, tin sai...

Doanh nghiệp Nhà nước: Trụ cột của nền kinh tế nước nhà

Doanh nghiệp Nhà nước: Trụ cột của nền kinh tế nước nhà | 12/11/2024 Lượt xem: ...

260 đơn vị tham gia Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3

(ĐCSVN) - Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến 3/12, tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức với sự tham gia của 260 đơn vị. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Festival lần này là sự kiện quan trọng, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Tiếp quản Thủ đô, 70...

Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh nội dung trên khi tham gia trả lời nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, sáng 12/11. Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí Tham gia chất vấn, đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) đặt vấn đề: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa báo chí truyền thống và internet, mạng xã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Mới nhất

Đại học Quốc gia TP.HCM công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực 2025

Đề thi đánh giá năng lực 2025 của Đại học Quốc gia TP.HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn. Thí sinh làm bài thi trên giấy, thời gian 150 phút.Xem chi tiết đề minh hoạ Tại đây.Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực được điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo...

Đắk Lắk: Quen nhau khi đi tù, hai thanh niên ra trại rủ nhau trộm cắp liên tỉnh

Chiều 12/11, Công an TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 2 thanh niên gây ra hàng loạt vụ trộm cắp liên tỉnh gồm: Lê Văn Lộc (26 tuổi, trú tại phường 1, quận 8, TP.HCM) và Huỳnh Dương Bảo (33 tuổi, trú...

Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'. Giá sầu riêng neo ở mức cao Hiện, giá sầu riêng tại các vùng trồng chính trên cả nước tương đối...

Có tin giả gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, hành vi tuyên truyền nội dung chứa tin giả, sai sự thật tác động tiêu cực đến tâm trạng xã hội, an ninh trật tự, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, có tin giả gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán. ...

Mới nhất