Trang chủNewsThời sựƯu tiên trong quản lý, tách bạch trách nhiệm về khai thác,...

Ưu tiên trong quản lý, tách bạch trách nhiệm về khai thác, sử dụng nước


Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

261020230813-z4818534763464_99ed88cf6657c99a92ad3c4969368834.jpg
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước

Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, tại Điều 3, nhiều ý kiến ĐBQH đề nghị tập trung vào các nội dung như: thống nhất quản lý về tài nguyên nước và có sự phân công, phân cấp; gắn bảo đảm an ninh nguồn nước với an ninh, chủ quyền quốc gia; quản lý tài nguyên nước tổng hợp, thống nhất theo lưu vực sông; điều hoà, phân phối hiệu quả tài nguyên nước.

Tiếp thu các ý kiến trên, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng ngắn gọn, làm nổi bật những nguyên tắc chung, ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước, tách bạch trách nhiệm quản lý nguồn nước và quản lý về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước.

Bổ sung nội dung bảo đảm an ninh nguồn nước vào nguyên tắc quản lý, bảo vệ

Về nội dung “Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra (Điều 3)”, nhiều ý kiến ĐBQH đề nghị tập trung vào các nội dung như: thống nhất quản lý về tài nguyên nước và có sự phân công, phân cấp; gắn bảo đảm an ninh nguồn nước với an ninh, chủ quyền quốc gia; quản lý tài nguyên nước tổng hợp, thống nhất theo lưu vực sông; điều hoà, phân phối hiệu quả tài nguyên nước.

Tiếp thu các ý kiến trên, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng ngắn gọn, làm nổi bật những nguyên tắc chung, ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước, tách bạch trách nhiệm quản lý nguồn nước và quản lý về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị bổ sung, làm rõ nguyên tắc bảo đảm an ninh nguồn nước. Về vấn đề này, UBTVQH thấy rằng, khái niệm an ninh nguồn nước hiện đang được sử dụng thống nhất trên thế giới gồm 04 thành tố: (1) đảm bảo các hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái biển và các hệ sinh thái liên quan được bảo vệ và củng cố; (2) phát triển bền vững và ổn định chính trị được đẩy mạnh; (3) mỗi người đều được tiếp cận đầy đủ nguồn nước sạch với chi phí hợp lý để có cuộc sống khỏe mạnh, sung túc; (4) các đối tượng dễ bị tổn thương sẽ được bảo vệ trước rủi ro từ những thảm họa liên quan đến nước. Do vậy, tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã bổ sung nội dung bảo đảm an ninh nguồn nước vào nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra tại khoản 1 Điều 3.

Chỉnh lý quy định về phục hồi nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm

Đối với nội dung “về bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước (Chương III)”, có ý kiến đề nghị bổ sung một điều về bảo vệ nước mặt; ý kiến khác đề nghị tăng cường quản lý tài nguyên nước theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã được chỉnh lý quy định về bảo vệ nguồn nước mặt, trong đó có bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt, đã được quy định riêng tại Điều 21. Đồng thời, đã bổ sung các quy định về quản lý tài nguyên nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cụ thể như: Bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy tại Điều 25; việc trám lấp giếng khi không còn sử dụng và không có kế hoạch tiếp tục sử dụng để bảo vệ nước dưới đất tại khoản 1 Điều 31; khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt tại Điều 43; thu gom, xử lý nước đã qua sử dụng trong sản xuất công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản tại Điều 47; phòng, chống xâm nhập mặn tại Điều 64; phòng, chống sụt, lún đất tại Điều 65; Phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ tại Điều 66.

Có ý kiến đề nghị xem xét cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất đối với các đối tượng khai thác riêng lẻ trong vùng đã có hệ thống cấp nước tập trung. UBTVQH thấy rằng, dự thảo Luật chỉ quy định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục, có nguy cơ bị hạ thấp quá mức; khu vực đã xảy ra sụt lún hoặc có nguy cơ sụt, lún đất và khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn. Còn đối với những vùng đã có hệ thống cấp nước tập trung đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất thì sẽ không hạn chế khai thác nước dưới đất đối với các tổ chức, cá nhân khai thác riêng lẻ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp trong khai thác, sử dụng nguồn nước. Vì vậy, xin Quốc hội cho phép được giữ như dự thảo Luật.

Có ý kiến đề nghị nghiên cứu, có giải pháp phục hồi các dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; quy định rõ hơn về cơ chế, chính sách tài chính, đặc biệt về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân vào hoạt động phục hồi các dòng sông. Tiếp thu ý kiến trên, dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định về phục hồi nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm và cơ chế tài chính cho hoạt động này; ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm và thể hiện như tại Điều 34, Điều 73 và Điều 74 dự thảo Luật.

Quy định rõ căn cứ, nguyên tắc, giải pháp thực hiện điều hòa, phân phối tài nguyên nước

Đối với nội dung “Điều hoà, phân phối tài nguyên nước (mục 1 Chương IV)”, có ý kiến đề nghị quy định rõ căn cứ, nguyên tắc, giải pháp thực hiện điều hòa, phân phối tài nguyên nước; ý kiến khác đề nghị rà soát, chỉnh sửa quy định về việc phải dự báo được tình hình tài nguyên nước hàng năm để có phương án điều hòa nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước; trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong điều hòa, phân phối nguồn nước.

261020230840-z4818535047362_a7a5db7ec15047393bdb0507c8558c1c.jpg
Toàn cảnh phiên họp

UBTVQH thấy rằng, điều hòa, phân phối tài nguyên nước là hoạt động quan trọng để bảo đảm ổn định khai thác, sử dụng nước cho các ngành kinh tế, khắc phục tình trạng chồng chéo giữa quy định của Luật Tài nguyên nước và các luật chuyên ngành có liên quan đến khai thác, sử dụng nước thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ, ngành. Do đó, tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, dự thảo Luật đã quy định rõ căn cứ, nguyên tắc, giải pháp, kịch bản, phương án điều hoà phân phối tài nguyên nước và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, được thể hiện tại Điều 35 của dự thảo Luật.

Có ý kiến đề nghị điều hòa, phân phối tài nguyên nước, nhất là trong trường hợp hạn hán, thiếu nước, cần có mối liên kết chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau và bố trí các nguồn lực thiết yếu để triển khai. Đề nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ TN&MT báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước đặc biệt nghiêm trọng để chỉ đạo kịp thời, tăng cường hiệu lực, hiệu quả. Tiếp thu ý kiến trên, dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước tại khoản 1 Điều 36; trách nhiệm của Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, các Bộ có liên quan và UBND cấp tỉnh trong thực hiện điều tiết nguồn nước, quyết định việc hạn chế phân phối, sử dụng nước; quyết định việc sử dụng các nguồn nước hiện có trên địa bàn; chỉ đạo huy động nguồn nước trong phạm vi quản lý để chủ động khắc phục tình trạng thiếu nước, bảo đảm nước cho sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác tại khoản 2 Điều 36.

Quy định riêng về khai thác và sử dụng tài nguyên nước

Đối với nội dung “khai thác, sử dụng tài nguyên nước (mục 2 Chương IV)”, có ý kiến đề nghị tách hai chủ thể khai thác tài nguyên nước và sử dụng tài nguyên nước để có quy định quản lý phù hợp. Tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã tách riêng nội dung quy định về khai thác tài nguyên nước và sử dụng nước cho các mục đích khác nhau, được thể hiện như tại mục 2, Chương IV của dự thảo Luật. Cụ thể: Điều 41, Điều 42 quy định chung cho cả đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Điều 43 đến Điều 47 quy định riêng cho đối tượng chỉ khai thác tài nguyên nước và Điều 48, Điều 49 quy định cho đối tượng sử dụng nước.

Đối với ý kiến đề nghị bổ sung làm rõ nguyên tắc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước bảo đảm minh bạch và làm cơ sở để hướng dẫn chi tiết trong nghị định. Tiếp thu ý kiến trên, dự thảo Luật đã bổ sung nguyên tắc cấp phép như: bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan trong khai thác nước; không gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước … tại Điều 55 dự thảo Luật.

261020230836-z4818481182266_211dba15db545bc6999f5fd443f2594b.jpg
Các đại biểu đề nghị cần Quy định rõ căn cứ, nguyên tắc, giải pháp thực hiện điều hòa, phân phối tài nguyên nước

Có ý kiến đề nghị phải kê khai khai thác nước dưới đất của hộ gia đình để phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng bổ sung quy định hoạt động khai thác nước dưới đất quy mô hộ gia đình để sử dụng cho mục đích sinh hoạt thuộc đối tượng phải thực hiện kê khai như quy định tại khoản 2 Điều 52 nhằm quản lý chặt chẻ việc khai thác nước dưới đất, bảo vệ nước dưới đất và phòng, chống tác hại do việc khai thác nước dưới đất không kiểm soát gây ra và giao Chính phủ quy định chi tiết tại khoản 9 Điều 52. Đồng thời, khoản 3 Điều 85 dự thảo Luật cũng quy định thời điểm có hiệu lực của quy định này từ 01/7/2026, tức là 02 năm sau khi Luật có hiệu lực thi hành để bảo đảm tính khả thi. Chính phủ cũng đồng thuận về quan điểm chính sách với UBTVQH và cũng đã bổ sung báo cáo đánh giá tác động về nội dung này kèm theo Báo cáo số 576/BC-CP.

Bổ sung quy định về tuần hoàn, tái sử dụng nước

Có ý kiến đề nghị bổ sung một điều riêng về tuần hoàn nước, tái sử dụng nước, trong đó đề cập đến các vấn đề về đối tượng bắt buộc áp dụng, hoạt động nào được tái sử dụng nước thải; cơ chế khuyến khích sử dụng nước tuần hoàn và chính sách ưu đãi đối với việc sử dụng nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và các mục đích khác. UBTVQH thấy rằng, tuần hoàn, tái sử dụng nước thải là giải pháp hiệu quả trong sử dụng nước tiết kiệm, nhưng hiện nay chi phí tuần hoàn, tái sử dụng nước thải cao gấp nhiều lần so với chi phí mua nước và chi phí xử lý nước thải. Trong điều kiện diễn biến bất thường của thời tiết, biến đổi khí hậu, yêu cầu về đảm bảo an ninh nguồn nước và nguy cơ từ sự phụ thuộc nhiều vào nguồn nước liên quốc gia, cần thiết phải đầu tư nghiên cứu, áp dụng có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước để chủ động ứng phó với tình huống thiếu nước.

Vì vậy, tiếp thu ý kiến ĐBQH, trên nguyên tắc phát triển kinh tế không đánh đổi môi trường, an ninh nguồn nước và ngược lại bảo đảm an ninh nguồn nước không kìm hãm phát triển kinh tế, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 59 quy định về sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, thể hiện ở 03 mức độ áp dụng để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta: (1) Khuyến khích các dự án khai thác, sử dụng nước có giải pháp sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước tại khoản 1 Điều 59; (2) Có kế hoạch, lộ trình quy định các loại dự án phải có phương án tái sử dụng nước thải đối với các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước và các hình thức ưu đãi tương ứng theo quy định của pháp luật tại khoản 5 Điều 59; và (3) Bắt buộc áp dụng đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác, sử dụng nước và xả nước thải tại các khu vực có nguồn nước không còn khả năng chịu tải quy định tại khoản 4 Điều 59. Đồng thời, bổ sung quy định ưu đãi với dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thực hiện giải pháp tuần hoàn, tái sử dụng nước tại khoản 6 Điều 59 và khoản 3 Điều 73 dự thảo Luật.

Cụ thể hóa công cụ kinh tế về tài nguyên nước

Có ý kiến đề nghị cần phải kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường, phải bám sát cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã quy định cụ thể hóa nội dung kinh tế nước tại Chương VI về công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho tài nguyên nước và quy định một trong những nguyên tắc quản lý tài nguyên nước tại khoản 6 Điều 3 về nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; Điều 70 quy định về dịch vụ về tài nguyên nước, Điều 71 quy định về hạch toán tài nguyên nước và Điều 74 về xã hội hóa đầu tư phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, dự thảo Luật đã được chỉnh lý, bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ và các Bộ: TN&MT, NN&PTNT, Công Thương, Xây dựng để tránh chồng chéo về chức năng và phạm vi quản lý giữa các Bộ có liên quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao trong quản lý khai thác, sử dụng nước và thể hiện như Điều 79 dự thảo Luật.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 10 Chương, 86 Điều.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ TN&MT công bố Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch)....

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Thay đổi cách tiếp cận tài nguyên nước theo hướng thích ứng và chủ động

Đại biểu Châu Quỳnh Dao dẫn lời của chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: “Sứ mệnh quốc gia của đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng nhưng vì sao đến bây giờ người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo, thu nhập...

Bảo vệ nguồn sinh thủy phải trở thành chính sách quốc gia

Bởi thế, trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này đã bổ sung các quy định về trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy góp phần làm căn cứ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân sẽ thăm, làm việc tại Brazil, CH Dominica

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống...

Phối hợp liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề xuất các bên cùng nhau chọn thời điểm Tháng 11 Năm 2024 là điểm mốc, đánh dấu cho các hành động chung - các giải pháp phối hợp liên ngành - cam kết cho sự phối hợp và gắn kết giữa các cơ quan Trung ương và Địa phương trong giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí – một vấn đề ô nhiễm môi trường chung đang được dư luận...

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng-Lạng Sơn ngay trong 2025

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025. ...

Bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1379/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt, Cục trưởng Cục Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Thời hạn bổ nhiệm...

Cùng nhau xây dựng quê hương thành nơi ‘ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại’

Chung vui cùng người dân khu phố 3 (phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, chiều 14/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong bà con cùng nhau xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh là nơi để ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

“Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế”

(ĐCSVN) - Đối thoại Biển là sáng kiến của Học viện Ngoại giao nhằm kết nối các nhà khoa học bàn thảo về khoa học biển, kết hợp thảo luận chính sách và khuôn khổ pháp lý hướng tới quản trị biển bền vững. ...

Đồng chí Trần Cẩm Tú dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thái Bình

(ĐCSVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), ngày 14/11, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Trung, xã Đông Phương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Cùng dự có đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương...

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

(ĐCSVN) - PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhấn mạnh, Luật Thủ đô đã xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, đồng thời khơi thông pháp lý để Thủ đô Hà Nội phát triển một cách bền vững và hiện đại. ...

Thông báo kết quả kiểm tra đối với Ban Cán sự đảng Bộ Lao động

(ĐCSVN) - Qua việc kiểm tra tìm ra nhân tố mới, cách làm hay trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm để có biện pháp làm tích cực, hiệu quả hơn... Chiều 14/11, tại trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn kiểm tra số 1354 của Ban Bí thư do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban...

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng -Lạng Sơn ngay trong 2025

Ngày 14/11, sau khi khảo sát thực địa và làm việc, Thủ tướng đã yêu cầu hoàn thành 2 dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau. ...

Mới nhất

TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát

Do tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bổ sung thêm một số hạng mục, dự án cải tạo kênh dài nhất TP.HCM đã tăng vốn hơn 830 tỷ đồng, thời gian thực hiện cũng kéo dài thêm 1 năm. TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước...

Nhận diện và cách xử trí hiệu quả

Bong gân cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp, nhất là đối với những người thường xuyên vận động hoặc chơi thể thao. Khi bị bong gân, dây chằng quanh cổ...

Saigon Co.op tặng phòng học tiếng Anh và sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị

Trao tặng phòng học tiếng Anh và bộ sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị, Saigon Co.op hy vọng sẽ tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho các em. ...

Đất đấu giá Hoài Đức có giá “mềm” hơn, cao nhất là 109 triệu đồng/m2

So với các phiên đấu giá trước tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, mặt bằng giá trúng 32 lô đất LK05 và LK06 ở huyện Hoài Đức, Hà Nội có phần thấp hơn, dao động quanh mức 85 - 91 triệu đồng/m2. Đất đấu giá Hoài Đức có giá “mềm” hơn, cao nhất là 109 triệu đồng/m2So với các...

Nguyên nhân và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ai cũng nên biết

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp ở người làm công việc lao động nặng, văn phòng hoặc người cao tuổi. Nếu sớm phát hiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm...

Mới nhất