Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếUống phải dầu hỏa, trẻ 20 tháng tuổi suy hô hấp: Cách...

Uống phải dầu hỏa, trẻ 20 tháng tuổi suy hô hấp: Cách sơ cứu khi ngộ độc hóa chất


Bé 20 tháng tuổi suy hô hấp do uống phải dầu hỏa - Ảnh BVCC

Bé 20 tháng tuổi suy hô hấp do uống phải dầu hỏa – Ảnh BVCC

Lấy chai nước uống phải dầu hỏa

Chiều 17-4, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết đã điều trị kịp thời cứu sống trẻ 20 tháng tuổi bị suy hô hấp do uống phải dầu hỏa.

Theo đó, ngày 15-4 vừa qua, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận ca bệnh trẻ trai 20 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng ho nhiều, khó thở, suy hô hấp.

Qua khai thác từ gia đình cho biết bố mẹ bé đi làm ăn xa, gửi hai con lại cho ông bà nội nuôi và chăm giữ. Sáng 15-4, trong lúc trông cháu bà tranh thủ làm việc khác, trẻ tự chơi một mình và đi lại nơi bàn thờ Thần Tài ở góc nhà. Khi thấy có chai nước trên bàn, cháu liền lấy lên và uống. 

Thấy cháu ho và khóc lớn, bà chạy lên phát hiện cháu uống phải chai dầu hỏa vội kêu hàng xóm đưa cháu ra trạm y tế gần nhất, sau khi sơ cứu cháu được chuyển Bệnh viện Nhi Thanh Hóa điều trị.

Rất may trẻ được phát hiện sớm và đưa lên bệnh viện kịp thời, đến thời điểm hiện tại trẻ đã ổn định và tiếp tục được cho theo dõi, điều trị theo phác đồ.

Đây cũng là bài học cho các gia đình có con nhỏ, không dự trữ xăng, dầu ở nơi dễ thấy, dễ lấy, để trong các chai nhựa, những đồ dùng, thiết bị điện cũng cần được chú ý để bảo đảm an toàn cho trẻ, tránh những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Khi phát hiện trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hoặc phát hiện trẻ vừa uống, ăn các loại dầu, xăng… phụ huynh cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả đau lòng.

Bé ngộ độc hóa chất đã bình phục - Ảnh BVCC

Bé ngộ độc hóa chất đã bình phục – Ảnh BVCC

Điều trị khó khăn, cần phòng tránh và sơ cứu kịp thời

BS Đào Hữu Nam, khoa điều trị tích cực Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết: Ngộ độc do uống nhầm hóa chất rất dễ xảy ra ở trẻ em. 

Các trường hợp uống xăng, dầu hỏa có thể gây viêm phổi bởi bệnh nhân dễ dàng hít phải hơi độc của hóa chất. Với dầu luyn thì còn nguy hiểm hơn rất nhiều vì chất này đặc sánh, khi vào phổi đọng lại, tan trong mỡ, ngấm vào các nhánh phế quản và nhu mô phổi, khiến việc điều trị càng khó khăn.

BS hướng dẫn xử trí đúng cách khi trẻ ngộ độc thuốc và hóa chất như sau:

– Ngay khi phát hiện/nghi ngờ trẻ uống nhầm thuốc hoặc hóa chất độc hại, cha mẹ và người trông trẻ cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi các chất có nguy cơ gây ngộ độc.

– Gọi cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý: Khi đi cha mẹ nhớ cầm theo thuốc hoặc hóa chất nghi ngờ gây ngộ độc cho trẻ, điều này sẽ giúp cho bác sĩ gợi ý được nguyên nhân và có phương án giải độc phù hợp.

Thông thường trẻ bị ngộ độc qua 3 con đường: (1) qua da và niêm mạc do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất; (2) qua đường tiêu hóa do uống và (3) qua đường hô hấp do hít phải chất độc. Với mỗi con đường nhiễm độc, trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:

Biểu hiện ngoài da: trên da xuất hiện nhiều nốt sưng đỏ và nốt phỏng.

Biểu hiện về tiêu hóa: nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, quấy khóc.

Biểu hiện về hô hấp: ho, kích thích, khò khè, khó thở.

Biểu hiện toàn thân khi trẻ bị nhiễm độc nặng: thở nhanh hoặc thở chậm hơn bình thường, tím tái, co giật, li bì, hôn mê…

Trong khi chờ đợi đưa trẻ đến cơ sở y tế, cha mẹ nên sơ cứu ban đầu cho trẻ bằng cách:

– Nếu bị nhiễm độc qua da và niêm mạc: Tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất, đồng thời rửa vùng cơ thể tiếp xúc với hóa chất của trẻ liên tục dưới vòi nước sạch. Trường hợp hóa chất vào mắt, cần rửa mắt bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục, nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ.

– Nếu bị nhiễm độc qua đường hô hấp: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi khu vực có hóa chất gây độc, xịt mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, sau đó cho trẻ súc miệng nhiều lần.

– Nếu bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa: Kê cao đầu hoặc giữ trẻ ở tư thế ngồi nếu trẻ còn tỉnh táo, trường hợp trẻ bị bất tỉnh thì cho nằm nghiêng bên trái. Điều này sẽ giúp trẻ đỡ bị sặc, đồng thời khi trẻ nôn ói nhiều, các chất trong dạ dày sẽ không trào lên thực quản, rồi vào khí phế quản, vào phổi gây nguy hiểm cho trẻ.

Nếu thấy trẻ tỉnh táo, chưa bị nôn trớ, còn phản ứng tốt, cha mẹ dùng ngón tay của mình (tốt nhất nên quấn thêm miếng gạc mềm, sạch) kích thích vào vùng sàn họng trẻ (chỗ lưỡi gà), giúp trẻ có thể nôn để loại bớt chất độc hại ra ngoài cơ thể. 

Chú ý động tác kích thích gây nôn cần nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng họng của trẻ.

Bác sĩ Nam khuyến cáo ngộ độc thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Thuốc, hóa chất gia dụng là các yếu tố hay gây ngộ độc cho trẻ. Do vậy, để tránh nguy cơ ngộ độc thuốc, hóa chất, cha mẹ cần chú ý:

– Để thuốc, hóa chất độc hại tránh xa tầm tay của trẻ, tốt nhất nên cất ở những nơi kín đáo, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc. Nếu cẩn thận hơn, có thể để trong hộp có khóa để trẻ không mở lấy ra được.

– Không đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống, các chai lọ có màu sắc bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ, tránh nhầm lẫn.

– Không để chung thuốc uống với thuốc khử khuẩn hay các loại chai lọ hóa chất khác.

– Không tự ý mua thuốc hay cho con uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phải dùng thuốc theo đúng đơn và đúng liều lượng của bác sĩ cho mỗi lần khám.

– Thuốc nên được bảo quản trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng. Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, vứt bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.

– Các bé ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo cần có người lớn hoặc các anh chị lớn theo dõi và chăm sóc khi vui chơi. Không để trẻ tự chơi một mình, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

– Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cần dạy trẻ về những loại hóa chất độc hại và cách nhận diện, phân biệt với các loại đồ ăn có hình dáng tương tự.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế

DNVN - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thuốc và thiết bị y tế nhằm đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh trên toàn quốc. ...

Iran sản xuất thuốc giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư

Phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông cho biết các nhà nghiên cứu ở Iran đã cho ra đời phiên bản mới nhất thuốc điều trị ung thư Tederox, giúp bệnh nhân mắc căn bệnh nan y này sống lâu hơn. Theo Hãng thông tấn nhà nước Iran (IRNA), loại thuốc trên được sản xuất bởi một công ty dược phẩm có nền tảng nghiên cứu và phát triển vững chắc. Thuốc đã được giới thiệu...

Bộ Y tế công bố danh mục 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ về thuốc và...

Phát hiện ung thư dạ dày sớm bằng cách nào?

Trước đây, đa số bệnh nhân ung thư dạ dày phát hiện ở giai đoạn muộn, dẫn đến tỉ lệ sống sót thấp. Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật hiện đại, nhiều người được phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững.Hơn 14 năm trước,...

Người dân gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 8, người dân đã gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng. Lượng tiền tiết kiệm được gửi vào ngân hàng đã tăng liên tiếp trong suốt 2 năm nay. ...

Làm sao có thể thoát ra khi lướt mạng trở thành ‘cuộc sống thứ hai’ của nhiều người?

Thói quen lướt mạng dần trở thành phản xạ tự nhiên, đến nỗi không có nó, tôi thấy mình như mất phương hướng giữa cuộc sống đời thực. Như phản ánh, trong phiên thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Bùi Hoài Sơn -...

Giá vàng lao dốc, sau một tuần đã lỗ hàng chục triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới giảm miệt mài, đến cuối ngày hôm nay, 12-11, giá vàng thế giới đã xuyên thủng ngưỡng 2.600 USD/ounce về mức 2.595,3 USD/ounce. Tại Công ty SJC, chênh lệch giá mua - bán vàng vẫn duy trì ở mức khá...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giáo dục thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, tạo nên những công dân có kỹ năng khoa học công nghệ, văn minh thanh lịch thời đại số, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ. ...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người bệnh gout có nên ăn cà chua?

Cà chua có thể giảm mức axit uric trong máu, giảm viêm nên có lợi cho người bệnh gout hơn là làm bùng phát bệnh này. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến lắng đọng và kết tinh các tinh thể quanh khớp, gây sưng, đau.Chế độ ăn uống góp phần gây bùng phát gout do một số thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hữu cơ...

Cùng chuyên mục

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

NDO - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành y tế”. Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư...

Lý do nên thêm nước cốt chanh và nghệ vào nước ép củ cải đường

Kết hợp nước ép củ cải đường với nghệ sống và nước cốt chanh giúp tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm và hỗ trợ giải độc. ...

Gan nhiễm mỡ vì thừa cân, béo phì

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. ...

Nâng chế độ dinh dưỡng khi điều trị cho bệnh nhân

Theo các chuyên gia y tế, nếu dinh dưỡng không bảo đảm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, khả năng chống chọi bệnh yếu đi… Theo các chuyên gia y tế, nếu dinh dưỡng không bảo đảm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, khả năng chống chọi bệnh yếu đi… ...

Bác sỹ khám bệnh ‘chui’, Bệnh viện Hoàn Hảo TP.HCM bị xử phạt

Ngày 12/11, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM công bố quyết định xử phạt hành chính với 10 tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về khám, chữa bệnh.Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo bị phạt 8 triệu đồng. Trước đó, tại chi nhánh 1 của công ty này (số 1B đường Hoàng Hữu Nam, khu phố Mỹ Thành, phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức), lực lượng chức năng phát hiện bác...

Mới nhất

Thuốc có khả năng kháng Histamin, giảm dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng thường tìm đến một số loại thuốc kháng Histamin như Cetirizine. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Cetirizine cần thực hiện hết sức thận trọng bởi nếu dùng...

Người dân gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 8, người dân đã gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng. Lượng tiền tiết kiệm được gửi vào ngân hàng đã tăng liên tiếp trong suốt 2 năm nay. ...

Hai nam sinh đâm hai nữ sinh trọng thương vì mâu thuẫn

Ngày 12/11, Cơ quan điều tra Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành lấy lời khai các bên liên quan để điều...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

NDO - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành...

Kinh tế toàn cầu thiệt hại 2.000 tỷ USD do thời tiết cực đoan

(ĐCSVN) – Báo cáo mới đây của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ qua. ...

Mới nhất