Một số chuyên gia cho rằng rau má có thể làm giảm nguy cơ đông máu, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu lượng máu. Rau má có chứa các hợp chất như saponin triterpenoid. Các nhà nghiên cứu cho rằng các hợp chất này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Tăng cường chức năng nhận thức
Rau má có thể tăng cường trí nhớ và chức năng nhận thức tổng thể, nghĩa là có tiềm năng trong điều trị bệnh Alzheimer. Nghiên cứu năm 2016 cho thấy rau má cải thiện trí nhớ khá hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch
Một số nghiên cứu cho thấy rau má có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch. Thử nghiệm cho thấy những người dùng thực phẩm bổ sung rau má trong 8 tuần giúp giảm viêm và đau tĩnh mạch, theo chuyên trang y tế WebMD.
Tác dụng phụ của rau má
Nói chung, tác dụng phụ của rau má là rất hiếm. Nhưng uống quá nhiều rau má, có thể gây chóng mặt, buồn ngủ quá mức, đau đầu, buồn nôn, đau bụng.
Nếu có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với rau má, các triệu chứng có thể bao gồm khó thở, ngứa và phát ban, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health.
Những ai không nên uống nước rau má?
Bệnh tiểu đường: Rau má có thể làm giảm mức đường huyết. Vì vậy, nên tránh uống nước rau má khi dùng thuốc trị tiểu đường, như insulin hoặc metformin.
Cholesterol cao: Rau má có thể thay đổi mức cholesterol. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn dùng thuốc điều trị cholesterol, như Lipitor (atorvastatin).
Người bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao uống loại thuốc lợi tiểu: Vì rau má có thể loại bỏ lượng nước dư thừa qua nước tiểu nên nếu kết hợp với thuốc lợi tiểu sẽ dẫn đến mất nhiều nước.
Người lớn tuổi: Những người trên 65 tuổi nên dùng ít rau má hơn.
Mặc dù rau má nói chung là an toàn để sử dụng, nhưng do nguy cơ gây tổn thương gan, chỉ nên dùng rau má trong thời gian ngắn, không quá 14 ngày.
Và người đang uống thuốc trị các bệnh kể trên hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống rau má.